giáo an lịch sử , địa lí lớp 4 mới nhất

Giáo án trọn bộ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 và 5

Để giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian soạn giáo án, Download.vn xin gửi đến các thầy cô giáo trọn bộ giáo án môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 và 5.

Giáo án môn Lịch sử và Địa lý được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện và dễ dàng trong việc chỉnh sửa, bổ sung nội dung giảng dạy. Sau đây, mời các thầy cô giáo cùng tải về để xem trọn bộ giáo án môn Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 chuẩn nhất.

Giáo án trọn bộ các môn học Lớp 4

Giáo án trọn bộ lớp 4 môn Tin học

Giáo án trọn bộ lớp 4 môn Toán

Giáo án môn Lịch sử và Địa lý Lớp 4

Tuần

Tiết

Phân

môn

Tên bài

Mục tiêu

Ghi chú

1

1

LS và ĐL

Môn lịch sử và địa lý

- Biết môn LS&ĐL ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giỡ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Biết môn LS&ĐL góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

2

LS và ĐL

Làm quen với bản đồ

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: Tên, phương hướng, tỷ lệ, kí hiệu bản đồ,...

HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ.

2

3

LS và ĐL

Làm quen với bản đồ (T2)

- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.

- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, biển

1

ĐL

Dãy Hoàng Liên Sơn

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:

+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc, thung lũng hẹp và sâu.

+ Khí hậu ở nhưng nơi cao lạnh quanh năm.

- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ TNVN

- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7

HS khá giỏi:

+ Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ơ Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Giải thích vì sao SaPa trở thành nơi du lich, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc.

3

1

LS

Bài 1: Nước Văn Lang

Học xong bài HS biết:

- Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm TCN

- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt

Giảm ND cấu trúc XH Văn Lang giúp vualà nô tì/12; CH3/14

2

ĐL

Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Học xong bài HS biết:

- Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội...

- Dựa vào tranh ảnh bảng số liệu để tìm ra kiến thức

- Xác lập mqhệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS

- Tôn trọng truyền thống văn hoá ở HLS

Giảm câu hỏi 1,2 (tr 76)

4

2

LS

Nước Âu Lạc

Học xong bài này HS biết:

- Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang

- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên Vua, nơi kinh đô đóng

- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc

- Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà

Giảm phần chữ nhỏ đầu bài/15. Diễn đạt lại CH2/17 cho dễ hiểu hơn

3

ĐL

Hoạt động sản suất của người dân ở hoàng Liên Sơn

Học xong bài HS biết:

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về HĐ sản xuất của người dân ở HLS

- Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức

- Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân

- Xác lập được mqhệ địa lý giữa thiên nhiên và HĐSX

Giảm yêu cầu học sinh biết hàng thổ cẩm.. dùng để làm gì?

5

3

LS

Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

- HS biết từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.

- HS kể lại 1 số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến...

- HS biết nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, gìn giữ nền văn hóa dân tộc.

Giảm ND"Bằng chiến thắng Bạch Đằng"/18. Giảm CH3/18

4

ĐL

Trung du bắc bộ

Học song bài này HS biết:

- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.

- Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.

- Nêu được quy trình chế biến chè.

- Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.

- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.

Giảm bảng số liệu .. trồng rừng ..(tr 61)

6

4

LS

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)

Học xong bài HS biết:

- Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa

- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến khởi nghĩa

- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

Bỏ CH2/21

5

ĐL

Tây Nguyên

Học xong bài này học sinh biết:

- Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam

- Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên ( Vị trí, địa hình, khí hậu

- Dựa vào lược đồ (BĐ) bảng số liệu, tranh/ả để tìm KT

7

5

LS

Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)

Học xong bài này HS biết:

- Vì sao có trận Bạch Đằng

- Kể được diễn biến chính của trận Bạch Đằng

- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng

- Giảm phần chữ nhỏ đầu bài/21.

- Thay KQ Chiến thắng Bạch Đằng vào CH2/23

6

ĐL

Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Học xong bài này HS biết:

- Một số dân tộc ở Tây Nguyên.

- Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục...

- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.

- Dựa vào lược đồ (bản đồ) , tranh, ảnh để tìm kiến thức.

- Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá .

Giảm yc nhận xét về trang phục (85), CH2.3(86)

8

6

LS

Ôn tập

Học xong bài này, HS biết

- Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn LS: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập

- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian

Giảm y/c1: Em hãy kẻ bảng/24

7

ĐL

Hoạt động sản suất của người dân ở Tây Nguyên

Học xong bài này học sinh biết:

- Trình bày 1 số hoạt động tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.

- Dựa vào lược đồ (BĐ) Bảng số liệu, tr/ ảnh để tìm kiến thức..

- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.

Giảm y/c dựa vào bảng số liệu(tr 88) giảm CH3(tr 89)

9

7

LS

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Học xong bài này học sinh biết

- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên

- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đ/nước lập nên nhà Đinh

Giảm chữ nhỏ đầu bài, nội dung"Tình hình nước ta" (Ghi nhớ/27, CH1,2/27)

8

ĐL

Hoạt động sản suất của người dân ở Tây Nguyên (tt)

Học xong bài này học sinh biết

- Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về h/ động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ

- Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức

- Xác lập mq hệ giữa tự nhiên với HĐ sản xuất của con người

- Có ý thức tôn trọng bảo vệ thành quả lao động của người dân

Nội dung việc khai thác rừngsản xuất(tr 92-93) chuyển thành đọc thêm

10

8

LS

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 938)

Học xong bài này học sinh biết:

- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân

- Kể lại được d/biến cuộc kh/chiến chống quân Tống xâm lược

- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến

Giảm yêu cầu dựa vào hình 2 trình bày diễn biến cuộc kháng chiến; Câu hỏi 2 (tr 29)

9

ĐL

Thành phố Đà Lạt

Học xong bài này, HS biết:

- Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.

- Trình bày được những đ/điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.

- Dựa vào lược đồ( bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.

- Xác lập mqhệ địa lý, thiên nhiên với HĐSX của con người.

Giảm yêu cầu quan sát hình 3 tên một số loài hoaở hình 4

11

9

LS

Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý, ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt

- Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.

10

ĐL

Ôn tập

Sau bài học HS biết:

- Hệ thống được đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên

- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên VN

Giảm nội dung trang phục,hoạt động lễ hội (yêu cầu 2-Tr77)

12

10

LS

Chùa thời Lý

Học xong bài này, HS biết:

- Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất

- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi

- Chùa là công trình kiến trúc đẹp

Thay từ thịnh đạt bằng rất phát triển (câu hỏi-33); giảm câu hỏi 2

11

ĐL

Đồng bằng Bắc Bộ

Học xong bài này HS biết:

- Chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam

- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ, vai trò của hệ thống đê ven sông.

- Dựa vào bản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức

- Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của con người

Bỏ yêu cầu tìm một số sông khác (Tr-98)

13

11

LS

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)

Học xong bài này HS biết:

- Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý

- T/ thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu

- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt

Giảm phần mở đầu: Sau thất bạirút về (Tr-34)

12

ĐL

Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Học xong bài này HS biết:

- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước

- Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức

- Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh

- Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở

- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của d/tộc

Giảm nội dung; làng Việt cổ (Tr100) và yêu cầu mô tả Tr101), câu hỏi 1(103) chỉ hỏi về dân tộc kinh. Bỏ nội dung lễ hội để làm gì (câu hỏi 2-103)

14

12

LS

Nhà Trần thành lập

Học xong bài này học sinh biết:

- Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

- Về cơ bản nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi

Giảm yêu cầu : Em có nhận xétnhà Trần (38) giải thích bằng từ thuần việt các chức quan (38)

13

ĐL

Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Học xong bài này, HS biết:

- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ

- Các công việc cần phải làm trong qúa trình sản xuất lúa gạo

- Xác lập mqhệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất

- Tôn trọng, bảo vệ các thành qủa lao động của người dân

Giảm yêu cầu quan sát bảng số liệu (105), câu hỏi 3 (105)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp