Giảm thể tích tuần hoàn là gì

(Xem thêm Cân bằng nước và natri và Tổng quan về rối loạn của thể tích dịch.)

Thiếu hụt thể tích, hoặc thể tích dịch ngoại bào (ECF) cô đặc thể tích, xảy ra là kết quả của sự mất tổng natri cơ thể. Nguyên nhân bao gồm nôn, đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, bỏng, lợi tiểu, và suy thận. Đặc điểm lâm sàng bao gồm giảm độ đàn hồi da, khô niêm mạc, nhịp tim nhanh và hạ huyết áp tư thế đứng. Chẩn đoán là dựa lâm sàng. Điều trị bao gồm quản lý natri và nước.

Vì nước qua màng plasma trong cơ thể thông qua thẩm thấu thụ động, sự mất lượng lớn cation ngoài tế bào (natri) nhanh chóng dẫn đến mất nước từ ECF. Bằng cách này, sự mất natri dẫn đến làm mất nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nồng độ natri huyết thanh có thể cao, thấp hoặc bình thường ở những bệnh nhân bị suy giảm thể tích (mặc dù giảm tổng lượng natri trong cơ thể). Thể tích ECF có liên quan đến thể tích tuần hoàn hiệu dụng. Giảm ECF (giảm thể tích) thường làm giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng, dẫn đến giảm lưu lượng tưới máu tới các cơ quan và dẫn đến hậu quả lâm sàng. Nguyên nhân phổ biến của giảm thể tích được liệt kê trong   Nguyên nhân thường gặp của giảm thể tích.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Khi mất dịch <5% của="" ecf=""> (giảm thể tích nhẹ), dấu hiệu duy nhất có thể thấy là giảm độ đàn hồi da (được đánh giá tốt nhất ở thân trên). Độ đàn hồi của da có thể thấp ở bệnh nhân cao tuổi bất kể tình trạng thể tích. Bệnh nhân có thể than phiền về khát. Khô màng niêm mạc không phải lúc nào cũng tương quan với giảm thể tích, đặc biệt ở người già và thờ bằng miệng. Tiểu ít thì điển hình.

Khi thể tích ECF đã giảm từ 5 đến 10% (giảm thể tích vừa phải), nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế, hoặc cả hai, nhưng không phải luôn luôn xuât hiện. Ngoài ra, những thay đổi tư thế đứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân không giảm thể tích ECF, đặc biệt là những bệnh nhân nằm liệt giường. Độ đàn hồi da có thể giảm hơn nữa.

Khi mất dịch vượt quá 10% ECF (suy giảm thể tích nghiêm trọng), có thể xảy ra các dấu hiệu sốc (ví dụ như thở nhanh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, lơ mơ, đổ đầy mao mạch kém).

Chẩn đoán

Dấu hiệu lâm sàng

Đôi khi các chất điện giải trong huyết thanh, BUN, và creatinine

Hiếm khi sử dụng áp lực thẩm thấu huyết tương và các chất trong nước tiểu

Giảm thể tích được nghi ngờ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, nhất là ở bệnh nhân có tiền sử uống không đủ (đặc biệt là ở những bệnh nhân hôn mê hoặc mất định hướng), tăng mất dịch, điều trị lợi tiểu và rối loạn thận hoặc thượng thận.

Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng. Khi nguyên nhân rõ ràng và dễ điều chỉnh được (ví dụ, viêm dạ dày ruột cấp tính ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác), xét nghiệm thì không cần thiết; ngược lại, xét nghiệm điện giải trong huyết thanh, BUN, và creatinine cần được định lượng. Ap lực thẩm thấu huyết tương và nước tiểu, natri, creatinine được đo khi có nghi ngờ lâm sàng về bất thường điện giải không rõ ràng từ kết quả xét nghiệm huyết thanh và bệnh nhân có bệnh lý tim hoặc bệnh thận. Khi kiềm chuyển hoá xuất hiện, có thể định lượng clo trong nước tiểu.

Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi bít giảm do sự suy giảm thể tích, nhưng hiếm khi cần đo. Đo lường yêu cầu thủ thuật xâm lấn đôi khi cần thiết đối với những bệnh nhân mà thậm chí bổ sung một lượng nhỏ dịch cũng có thể gây hại, chẳng hạn như những người suy tim không ổn định hoặc bệnh thận mãn tính.

Các khái niệm sau đây rất hữu ích khi phiên giải điện giải niệu và áp lực thẩm thấu nước tiểu:

Trong giảm thể tích, chức năng thận bình thường bảo tồn natri. Do đó, nồng độ natri nước tiểu thường là < 15 mEq/L; phân suất bài tiết của natri (natri nước tiểu/natri huyết thanh chia cho creatinin nước tiểu/creatinine huyết thanh) thường < 1%; cũng như áp lực thẩm thấu nước tiểu thường > 450 mOsm/kg.

Khi kiềm hóa chuyển hóa kết hợp với giảm thể tích, nồng độ natri nước tiểu có thể cao vì lượng bicacbonat lớn bị đổ vào nước tiểu, bắt buộc bài tiết natri để duy trì tính cân bằng về điện thế. Trong trường hợp này, nồng độ clo nước tiểu < 10 mEq / L cho thấy sự giảm thể tích.

Natri nước tiểu cao (nói chung > 20 mEq/L) hoặc láp lực thẩm thấu nước tiểu thấp cũng có thể xảy ra do mất natri từ thận gây ra do bệnh thận, thuốc lợi niệu, hoặc suy thượng thận.

Giảm thể tích thường làm tăng nồng độ creatinine huyết thanh và nồng độ BUN; tỷ lệ BUN đối với creatinine thường là > 20:1. Các giá trị như Hct thường làm tăng trong giảm thể tích nhưng rất khó giải thích trừ khi các giá trị nền đã được biết.

Điều trị

Bù natri và nước

Nguyên nhân của giảm thể tích cần được điều chỉnh và cung cấp dịch để thay thế lượng thể tích thiếu hụt cũng như lượng dịch đang tiếp tục mất và để cung cấp lượng dịch cần hàng ngày. Thiếu hụt thể tích mức độ nhẹ đến vừa có thể được bù bằng đường uống với natri và nước khi bệnh nhân tỉnh táo và không nôn. Khi thiếu hụt thể tích nặng hoặc khi bù dịch đường uống là không thực hiện được, tiến hành truyền dung dịch muối 0,9% đường tĩnh mạch. Đối với các phác đồ đường tĩnh mạch điển hình, xem Hồi sức tĩnh mạch; đường uống, xem Bù dịch đường uống.