Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 10: Nguồn âm hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I-NHẬN BIẾT NGUỒN ÂM

Câu C2 trang 29 Vở bài tập Vật Lí 7: Kể tên một số nguồn âm:

Lời giải:

- Dây đàn khi gẩy

- Mặt trống khi đánh, chuông đồng khi gõ

- Kèn khi thổi, loa phát thanh khi đang hoạt động.

II – CÁC NGUỒN ÂM CÓ CHUNG ĐẶC ĐIỂM GÌ ?

Câu C3 trang 29 Vở bài tập Vật Lí 7: Mô tả điều mà em nhìn và nghe được khi bật sợi dây cao su:

Dây cao su rung động (dao động) và âm phát ra.

Câu C4 trang 29 Vở bài tập Vật Lí 7: Vật phát ra âm là: Cốc thủy tinh

Vật đó rung động.

Ccách nhận biết: treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.

Câu C5 trang 29 Vở bài tập Vật Lí 7: Âm thoa dao động.

Cách kiểm tra:

- Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.

- Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.

- Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát ra âm, ta chạm một nhánh của âm thoa cào gần mép một tờ giấy thì thì thấy nước bắn tóc lên mép tờ giấy.

Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đầu dao động.

III – VẬN DỤNG

Câu C7 trang 29 Vở bài tập Vật Lí 7: Vật dao động phát ra âm thanh trong nhạc cụ đàn ghi ta là: dây đàn.

Vật dao động phát ra âm thanh trong nhạc cụ kèn là: luồng không khí (hơi thở) qua kèn

Câu C8 trang 30 Vở bài tập Vật Lí 7: Khi em thổi vào miệng lọ nhỏ, em sẽ nghe thấy tiếng kêu. Trong trường hợp này vật dao động phát ra âm là: cột không khí trong lọ.

Ghi nhớ:

Các vật dao động đều phát ra âm.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 10.1 trang 30 Vở bài tập Vật Lí 7: Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng

Âm thanh được tạo ra nhờ:

A. nhiệt

B. điện

C.ánh sáng

D. dao động

Lời giải:

Chọn D

Các vật phát ra âm thanh đều dao động.

Câu 10.2 trang 30 Vở bài tập Vật Lí 7: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

A. khi kéo căng vật

B. khi uốn cong vật

C. khi nén vật

D. khi làm vật dao dộng

Lời giải:

Chọn D

Khi làm vật dao động thì vật sẽ phát ra âm.

Câu 10.3 trang 30 Vở bài tập Vật Lí 7: Bộ phận dao động phát ra "nốt nhạc" khi gảy dây đàn ghita là: dây đàn và không khí trong hộp đàn.

Bộ phận dao động phát ra "nốt nhạc" khi thổi sáo là: cột không khí trong ống sáo.

2. Bài tập tương tự

Câu 10a trang 30 Vở bài tập Vật Lí 7: Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì:

A. màng loa của đài bị căng ra.

B. màng loa của đài bị nén.

C. màng loa của đài dao động.

D. màng loa của đài bị dịch chuyển.

Lời giải:

Chọn C.

Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì màng loa của đài dao động.

Câu 10b trang 31 Vở bài tập Vật Lí 7: Bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi gảy đàn ghi ta là:

A. cái gảy đàn.

B. dây đàn.

C. ngón tay chăn dây đàn.

D. hộp đàn.

Lời giải:

Chọn B.

Khi gảy đàn ghita, dây đàn dao động phát ra các "nốt nhạc".

Câu 10c trang 31 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy nêu ba phương án kiểm tra sự dao động của âm thoa hoặc mặt trống khi đang phát ra âm thanh.

Phương án 1: Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.

Phương án 2: Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.

Phương án 3: Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát ra âm, ta chạm một nhánh của âm thoa cào gần mép một tờ giấy thì thì thấy nước bắn tóc lên mép tờ giấy.

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I - GƯƠNG PHẲNG

Câu C1 trang 16 Vở bài tập Vật Lí 7: Một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng:

Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường lát gạch men phẳng bóng.

II - ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.

Câu C2 trang 16 Vở bài tập Vật Lí 7: Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.

+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

Câu C3 trang 16 Vở bài tập Vật Lí 7: Vẽ tia phản xạ IR (hình 4.1)

Lời giải:

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Trong mặt phẳng tới:

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới ∠SIN = i

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i' = ∠SIN = i

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

III – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 16 Vở bài tập Vật Lí 7: Trên hình 4.2 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

a) Vẽ tia phản xạ (hình 4.2)

b)* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.

Lời giải:

a) Tia phản xạ được vẽ như hình 4.2a

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Cách vẽ:

+ Trong mặt phẳng tới chứa tia SI và gương phẳng M, ta dựng pháp tuyến IN vuông góc với gương M tại điểm tới I.

+ Dựng tia phản xạ IR bằng thước đo góc, sao cho ∠RIN = i' = ∠SIN = i

b) Vị trí đặt gương như hình 4.3.

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Cách vẽ:

Vì tia phản xạ IR phải có hướng thẳng đứng từ dưới lên theo yêu cầu bài toán nên: + Đầu tiên ta vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR .

+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.

Ghi nhớ:

Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 4.1 trang 17 Vở bài tập Vật Lí 7: Trên hình 4.4 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Lời giải:

+ Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng.

+ Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc tới i bằng góc phản xạ i’: i = i’.

+ Xem hình vẽ 4.4a

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

+ Vì SI hợp với mặt gương góc 30° nên góc tới i = 90 – 30 = 60°.

Suy ra: góc phản xạ i’ = i = 60°.

Câu 4.3 trang 17 Vở bài tập Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.5)

a) Vẽ tia phản xạ

b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải (hình 4.6).

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Lời giải:

a) Vẽ tia phản xạ:

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới ∠SIN = i

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i' = ∠SIN = i

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

b) Vị trí đặt gương như hình 4.6.

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Cách vẽ:

Vì tia phản xạ IR phải có hướng nằm ngang chiều từ trái sang phải theo yêu cầu bài toán nên:

+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR .

+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.

2. Bài tập tương tự

Câu 4a trang 18 Vở bài tập Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 60°. Trong các giá trị sau đây giá trị nào ứng với góc tới ?

A. 20°            B. 30°           C. 60°           D. 40°

Lời giải:

Đáp án: B

Tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 60° nên góc phản xạ là: 90° - 60° = 30°

Mà góc phản xạ và góc tới bằng nhau nên giá trị của góc tới là: 30°

Câu 4b trang 18 Vở bài tập Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng người ta thu được một tia phản xạ IR (hình 4.7).

a) Vẽ tia tới.

b) Vẽ một vị trí đặt gương để ứng với tia tới đó ta sẽ thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng từ dưới lên (hình 4.8).

Lời giải:

a) Vẽ tia tới:

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I

- Ta dùng thước đo góc để đo góc phản xạ ∠RIN = i'

- Từ đó vẽ tia SI khác phía với tia phản xạ IR bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i' = ∠SIN = i

Vậy tia SI là tia tới cần vẽ.

b)

Giải Vở bài tập Vật Lý 7 Bài 30

Cách vẽ:

Vì tia phản xạ IR phải có hướng thẳng đứng chiều từ dưới lên theo yêu cầu bài toán nên:

+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR

+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.