Giải bài tập toán hình học lớp 7 tam giác năm 2024

- Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. Ngược lại, tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân.

- Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.

Tam giác ABC vuông cân tại A thì B^=C^=45o

2. Tam giác đều.

Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Tam giác ABC đều thì AB = AC = BC và A^=B^=C^=60o

Hệ quả:

- Trong tam giác đều, mỗi góc bằng 60°.

- Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60° thì tam giác đó là tam giác đều.

Dạng 1: Cách vẽ tam giác cân, vuông cân, tam giác đều.

1. Phương pháp giải:

Dựa vào các cách vẽ tam giác đã học và định nghĩa các tam giác cân, vuông cân, đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Vẽ tam giác ABC cân tại C có AB = 6 cm, AC = BC = 5cm.

Giải: [Vẽ tương tự như cách vẽ tam giác thường biết độ dài ba cạnh]

Cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.

- Vẽ cung tròn tâm A bán kính 5cm.

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5cm.

- Hai cung tròn này cắt nhau tại C.

- Nối CA, CB ta được tam giác ABC cần vẽ.

Ví dụ 2: Vẽ tam giác ABC vuông cân tại A.

Giải:

- Vẽ góc vuông xAy

- Trên tia Ax lấy điểm B, trên tia Ay lấy điểm C sao cho AB = AC

- Nối B với C

- Khi đó ta được tam giác ABC vuông cân tại A.

Ví dụ 3: Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 4 cm.

Giải:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 4 cm.

- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 4 cm.

- Hai cung tròn này cắt nhau tại A.

- Nối AB, AC ta được tam giác ABC cần vẽ.

Dạng 2: Nhận biết một tam giác là tam giác cân, vuông cân, đều.

1. Phương pháp giải:

Những dấu hiệu nhận biết các tam giác cân, vuông cân, đều:

*Tam giác cân:

- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau [theo định nghĩa].

- Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân.

*Tam giác vuông cân:

- Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau [theo định nghĩa].

- Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45o là tam giác vuông cân.

*Tam giác đều:

- Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau [theo định nghĩa].

- Tam giác có ba góc bằng nhau là tam giác đều.

- Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 4: Tìm các tam giác cân, vuông cân, đều trên hình vẽ sau:

Giải:

[a] Áp dụng định lý góc ngoài trong tam giác ABC có:

A^+B^+C^=180o ⇒C^=180o−A^−B^

⇒C^=180o−50o−65o=65o

ΔABC có B^=C^=65o

Do đó ΔABC cân tại A.

[b] Ta có, ΔHKF vuông tại H có K^=45o

Nên ΔHKF là tam giác vuông cân tại H [1]

Vì DEF^=HKF^=45o

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên HK // DE

Vì HK⊥HF, HK // DE

⇒DE⊥DF [Tính chất từ vuông góc đến song song]

Ta có, ΔDEF vuông tại D có E^=45o

Nên ΔDEF là tam giác vuông cân tại D [2]

Từ [1] và [2] suy ra ΔHKF, ΔDEF là tam giác vuông cân.

[c] Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác MNP có:

M^+N^+P^=180o⇒M^=180o−N^−P^

⇒M^=180o−60o−60o=60o

Ta có, ΔMNP có M^=N^=P^ [=60o]

Do đó ΔMNP là tam giác đều.

Dạng 3: Sử dụng định nghĩa, tính chất tam giác cân, vuông cân, đều để suy ra các đoạn thẳng, các góc bằng nhau.

1. Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa và tính chất của tam giác cân, vuông cân, đều.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 5: Cho tam giác ABC cân tại A [BC < AB]. Trên cạnh AB lấy D sao cho CD = CB.

  1. Chứng minh: ACB^=CDB^.
  1. Trên tia đối của tia CA lấy E sao cho CE = AD. Chứng minh BE = BA.

Giải:

GT

Cho ΔABC, AB = AC [BC < AB]

CD = CB [DAB]

CE là tia đối của tia CA: CE = AD

KL

  1. ACB^=CDB^
  1. BE = BA
  1. ΔABC cân tại A nên ABC^=ACB^ [1]

Vì ΔBCD cân tại C [do CD = CB] nên CDB^=DBC^= ABC^ [2]

Từ [1] và [2] suy ra ACB^=CDB^

  1. Ta có: ACB^+BCE^=180o

CDB^+ADC^=180o

Mà ACB^=CDB^ [câu a]

Do đó: ADC^=BCE^

Xét ΔADC và ΔECB có:

CE = AD [gt]

ADC^=BCE^ [cmt]

CD = CB [gt]

Do đó: ΔADC=ΔECB [c.g.c]

⇒BE=AC [hai cạnh tương ứng]

Mà AC = AB [do tam giác ABC cân tại A]

Vậy BE = AB [đpcm].

Dạng 4: Tính độ dài đoạn thẳng, tính số đo góc.

1. Phương pháp giải:

Dựa vào định lý tổng ba góc của một tam giác và mối quan hệ giữa các cạnh, các góc trong tam giác đó.

Chủ Đề