Giải bài tập Hóa lớp 10 trang 89

Đề bài:

Cho biết đã xảy ra sự oxi hóa và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau:

a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

» Xem lại bài trước: Bài 5 trang 89 SGK Hóa 10

Đáp án giải bài 6 trang 89 SGK Hóa lớp 10

Sự oxi hóa và sự khử những chất trong phản ứng thế sau:

a, 

Giải bài tập Hóa lớp 10 trang 89

- Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hóa nguyên tử đồng.

- Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b, 

Giải bài tập Hóa lớp 10 trang 89

- Sự nhường electron của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

- Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c, 

Giải bài tập Hóa lớp 10 trang 89

- Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hóa nguyên tử natri.

- Sự nhận electron của ion hidro gọi là sự khử ion hiđro.

--------------------------------------------------------------------

» Tham khảo thêm:

Hướng dẫn giải Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 trang 88 89 90 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

A – KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

– Sự oxi hoá là sự nhường electron, là sự tăng số oxi hoá. Sự khử là sự thu electron, là sự giảm số oxi hoá. Người ta còn gọi sự oxi hoá là quá trình oxi hoá, sự khử là quá trình khử.

– Sự oxi hoá và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đổng thời trong một phản ứng. Đó là phản ứng oxi hoá – khử.

– Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá tăng sau phản ứng. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá giảm sau phản ứng. Trong phản ứng oxi hoá – khử bao giờ cũng có chất khử và chất oxi hoá tham gia. Chất khử còn gọi là chất bị oxi hoá và chất oxi hoá còn gọi là chất bị khử.

– Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Nếu dựa vào sự thay đổi số oxi hoá thì phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.

– Dựa vào số oxi hoá người ta chia các phản ứng thành 2 loại, đó là phản ứng oxi hoá – khử (số oxi hoá thay đổi) và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử (số oxi hoá không thay đổi).

B – BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 trang 88 89 90 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 88 hóa 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá – khử?

A. Phản ứng hoá hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cơ.

D. Phản ứng trao đổi.

Bài giải:

Phản ứng trao đổi luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá – khử.

⇒ Đáp án: D.

2. Giải bài 2 trang 89 hóa 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá – khử?

A. Phản ứng hoá hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cơ.

D. Phản ứng trao đổi.

Bài giải:

Phản ứng thế trong hoá vô cơ luôn luôn là phản ứng oxi hoá – khử.

⇒ Đáp án: C.

3. Giải bài 3 trang 89 hóa 10

Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + …

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc  loại phản ứng oxi hoá – khử ?

A. x = 1;

B. x = 2;

C. x = 1 hoặc x = 2;

D. x = 3.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Vì x = 3 thì số oxi hóa của M trước và sau phản ứng không thay đổi vẫn là +3.

⇒ Đáp án: D.

4. Giải bài 4 trang 89 hóa 10

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây :

A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tô là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.

Bài giải:

A. Đúng.

B. Sai. Vì chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng.

C. Đúng.

D. Sai. Chất khử là chất cho electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng.

5. Giải bài 5 trang 89 hóa 10

Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố :

a) Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

b) Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2–

c) Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4.

d) Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

e) Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

Bài giải:

Đặt x là số oxi hoá của nguyên tố ni tơ trong các hợp chất trên ta có

Trong NO: x + (-2) = 0 → x = +2

Trong NO2: x + 2(-2) = 0 → x = +4

Trong N2O5: 2x + 5(-2) = 0 → x = +5

Trong HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 → x = +5

Trong HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 → x = +3

Trong NH3: x + 3(+l) = 0 → x =  -3

Trong NH4Cl: X + 4(+l) + (-1) = 0 → x = -3.

Cũng giải tương tự như trên ta có:

Giải bài tập Hóa lớp 10 trang 89

6. Giải bài 6 trang 89 hóa 10

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau:

a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

Bài giải:

Sự oxi hoá và sự khử những chất trong phản ứng thế:

a) Ta có:

\(\mathop {Cu}\limits^0 + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3}\xrightarrow{{}}\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {Ag}\limits^0 \downarrow \)

– Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hoá nguyên tử đồng.

– Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b) Ta có:

\(\mathop {Fe\,}\limits^0 + 2\mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4}\xrightarrow{{}}\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4} + 2\mathop {Cu}\limits^0 \downarrow \)

– Sự nhường electron của sắt được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

– Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c) Ta có:

\(2\mathop {Na\,}\limits^0 + \,2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} OH\, + \mathop {{H_2}}\limits^0 \)

– Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hoá nguyên tử natri.

– Sự nhận electron của ion hiđro gọi là sự khử ion hiđro.

7. Giải bài 7 trang 89 hóa 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau:

a) 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2H2O

b) 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KNO2 + O2

c) NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O

d) Fe2O3 + 2Al \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2Fe + Al2O3.

Bài giải:

Chất khử và chất oxi hoá trong các phản ứng sau là:

a) Ta có:

\(\mathop {{H_2}}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ – 2} \)

Chất khử: H2, chất oxi hoá: O2.

b) Ta có:

\(\,2K\mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ – 2} \xrightarrow{{{t^0}}}2K\mathop N\limits^{ + 3} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

KNO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

c) Ta có:

\(\,\mathop N\limits^{ – 3} {H_4}\mathop N\limits^{ + 3} {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}\mathop {{N_2}\,}\limits^0 + 2{H_2}O\)

NH4NO2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

d) Ta có:

\(\,\mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} {O_3} + 2\mathop {Al}\limits^0 \xrightarrow{{{t^0}}}2\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} {O_3}\)

Chất khử: Al, chất oxi hoá: Fe2O3

8. Giải bài 8 trang 90 hóa 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá – khử sau :

a) Cl2 + 2HBr → 2HCI + Br2

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

Bài giải:

Vai trò các chất trong các phán ứng oxi hoá – khử sau là:

a) Ta có:

\(\,\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2H\mathop {Br}\limits^{ – 1} \xrightarrow{{}}2H\mathop {Cl}\limits^{ – 1} + \mathop {B{r_2}}\limits^0 \)

Chất oxi hóa là Cl2, chất khử là \(\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ – 1}\) (trong HBr).

b) Ta có:

\(\mathop {Cu}\limits^0 + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} \uparrow + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop S\limits^{ + 6}\) trong H2SO4, chất khử là Cu

c) Ta có:

\(\,2H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} + 3{H_2}\mathop S\limits^{ – 2} \xrightarrow{{}}3\mathop S\limits^0 + 2\mathop N\limits^{ + 2} O + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop N\limits^{ + 5}\) (trong HNO3), chất khử là \(\mathop S\limits^{ – 2}\) (trong H2S)

d) Ta có:

\(\,2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0 \xrightarrow{{}}2\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ – 1} \)

Chất oxi hóa là \({\mathop {Cl}\limits^0 _2}\) , chất khử là \(\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2}\) (trong FeCl2)

9. Giải bài 9 trang 90 hóa 10

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá – khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng :

a) Al + Fe3O4 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KМnО4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) Fe2O3 + SO2

d) KClO3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) KCl + O2

e) Cl2+ KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) KCl + KClO3 + H2O.

Bài giải:

a) Ta có:

8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe

\(\left. \matrix{2{\rm{A}}{l^0} – 2.3{\rm{e}} \to {\rm{2A}}{l^{ + 3}} \hfill \cr 3F{{\rm{e}}^{ + {8 \over 3}}} + 3.{8 \over 3}e \to 3F{{\rm{e}}^0} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 3} \cr} \)

Chất khử: Al

Chất oxi hóa \(Fe_3O_4\)

b) Ta có:

10FeSO4 + 2KМnО4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

\(\left. \matrix{2F{{\rm{e}}^{ + 2}} – 2{\rm{e}} \to 2F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 5} \cr { \times 2} \cr} \)

Chất khử: \(FeSO_4\)

Chất oxi hóa: \(KMnO_4\)

c) Ta có:

4FeS2 + 11O2 ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2↑

\(\matrix{ F{{\rm{e}}^{ + 2}} – 1{\rm{e}} \to F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr

2{{\rm{S}}^{ – 1}} – 2.5{\rm{e}} \to 2{{\rm{S}}^{ + 4}} \hfill \cr} \)