Ghép tủy sống được bao lâu

Bệnh máu ác tính (ung thư máu) là nhóm bệnh lý tăng sinh ác tính các dòng tế bào của cơ quan tạo máu (tủy xương).    

Ghép tủy sống được bao lâu

Biểu hiện của bệnh thường đa dạng với các triệu chứng như: sốt, xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da), mệt mỏi hoa mắt chóng mặt, nổi hạch, đau xương, gan lách to... Nếu không được điều trị kịp thời, đa số bệnh nhân chỉ sống được vài tuần đến vài tháng. Điều trị nhóm bệnh này chủ yếu là dùng hóa chất với các phác đồ kết hợp 2 đến 5 thuốc khác nhau. Quá trình điều trị lâu dài và bệnh nhân cần nằm viện theo dõi sát và chăm sóc hỗ trợ tích cực. Tiên lượng bệnh khó khăn với thời gian nằm viện dài, chi phí điều trị cao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng nặng nề như suy tủy xương kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm nấm xâm lấn, xuất huyết các cơ quan quan trọng (não, tim, phổi, tiêu hóa..). Với điều trị hóa chất thì mục tiêu chính vẫn là giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh máu ác tinh, nhưng cho đến nay, ghép tế bào gốc tạo máu (GTBGTM) vẫn là phương pháp có hiệu quả, mang lại hy vọng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân bị nhóm bệnh này. GTBGTM bao gồm ghép tự thân và ghép đồng loài. Ghép tự thân thường được chỉ định cho các bệnh như đa u tủy xương, u lympho ác tính... đã lui bệnh 1 phần hoặc hoàn toàn sau hóa trị, nhằm hồi phục tủy xương sau hóa chất liều cao. Ghép đồng loài áp dụng cho các bệnh lý bạch cầu tủy cấp, bạch cầu lympho cấp. GTBGTM đồng loài ngoài khả năng thay thế chức năng tủy xương của người bệnh bằng các tế bào gốc tạo máu bình thường từ người lành còn có hiệu ứng mảnh ghép chống u (GVL) giúp tăng cường khả năng lui bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật cao của chuyên ngành huyết học. Để thực hiện kỹ thuật này cần có trang thiết bị hiện đại, các loại thuốc chuyên sâu và đặc biệt cần kíp nhân viên y tế chuyên ngành, được đào tạo kỹ lưỡng và phối hợp đa chuyên khoa (lâm sàng, xét nghiệm, truyền máu...). Thời gian thực hiện thường kéo dài từ 1 đến 2 tháng tùy vào từng kỹ thuật ghép, có thể kéo dài hơn nếu có những biến chứng.

Quy trình ghép bao gồm: lựa chọn bệnh nhân và người cho phù hợp, điều trị hóa chất thông thường cho đạt lui bệnh, đánh giá trước ghép, huy động tế bào gốc (tự thân hoặc đồng loài), tách, chế biến, bảo quản và lưu trữ tế bào gốc, điều kiện hóa (dùng hóa chất liều cao), truyền tế bào gốc, điều trị hỗ trợ sau ghép. Mỗi công đoạn cần được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận, sử dụng các xét nghiệm chuyên sâu và được thực hiện bởi nhân viên y tế có trình độ cao.

Ghép tủy sống được bao lâu
Ghép tủy sống được bao lâu

Tách tế bào gốc

Ghép tủy sống được bao lâu

Giã đông khối tế bào gốc trong bình thủy 37 độ

Ghép tủy sống được bao lâu

Siêu âm tại giường theo dõi sau ghép

Tại khoa Hóa trị và Bệnh máu (A6B) của Bệnh viện TƯQĐ 108 đã bắt đầu tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu từ năm 2004, cho đến nay đã thực hiện được cả ghép tự thân và đồng loài. Trong đó ghép tự thân đã trở thành quy trình được thực hiện thường quy, ghép đồng loài đã từng bước được các nhân viên của khoa làm chủ quy trình. Trong năm 2020-2021 thực hiện chuyên đề tăng cường năng lực ghép tủy nằm trong đề án ghép mô và bộ phận cơ thể của Giám đốc bệnh viện, khoa A6B sẽ kết hợp với khoa Xạ thực hiện chiếu xạ toàn thân (TBI) cho bệnh nhân trước ghép. Đây là kỹ thuật chưa cơ sở nào trong nước thực hiện được. Chiếu xạ toàn thân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của ghép đồng loài trên các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) và một số thể của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc của bệnh viện, sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, khoa A6B và kíp ghép tủy hy vọng có thể điều trị khỏi ngày càng nhiều các bệnh nhân bị bệnh máu ác tính .

Bác sỹ Phạm Thị Tuyết Nhung

Khoa Hóa trị và bệnh máu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108