Fully Diluted Market Cap là gì

Token Float và những vấn đề hiện nay

Anh em đầu tư thường hay gặp trường hợp dự án có Market Cap khá nhỏ, chỉ vài chục triệu USD, tuy nhiên nếu tính về Fully Diluted Cap thì có khi lên đến vài Tỷ USD. Những dự án như vậy có nên đầu tư không? Tại sao các dự án gần đây lại có Tỉ lệ Token Float thấp đến vậy?

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với anh em góc nhìn về Token Float của tác giả Andrew Kong, thành viên của quỹ VC nổi tiếng Mechanism Capital. Anh em đọc thêm để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

Token Float là gì?

Token Float là tỉ lệ Token trôi nổi ngoài thị trường.

Thông thường, đa số các dự án sẽ không tung ra 100% số token, mà sẽ khóa token của một số chủ thể như Team & Advisors, Private Sales, Liquidity Mining, Marketing,... và sau đó sẽ mở khóa từ từ.

Ở đây mình ví dụ dự án Alpha, Tỉ lệ Token trôi nổi ban đầu chỉ khoảng 17.41%, số token còn lại được mở khóa từ từ trong vòng 6 năm.

Fully Diluted Market Cap là gì

Tại sao nhiều dự án lại ra mắt với số Token trôi nổi thấp?

Việc ra mắt dự án với tỉ lệ Token trôi nổi thấp đem đến nhiều lợi ích:

  • Token của Team và của các VCs được khóa và vesting dần sẽ đảm bảo được cam kết dài hạn của các bên với dự án. Trong giai đoạn 2017/2018, rất ít dự án có token được khóa lại, và kết quả là các VCs đầu tư từ sớm đã nhanh chóng đầu cơ chốt lời, dump token và dự án khi lúc ra mắt  Thay đổi về tỉ lệ Locked ban đầu là một quyết định chính xác.
  • Nguồn cung ban đầu thấp, áp lực bán giảm, giá sẽ dễ tăng hơn và thu hút cộng đồng hơn.

Với nhiều lợi ích như vậy, việc ra mắt các dự án với tỉ lệ Token Float thấp đã tạo được sự hào hứng trong cộng đồng, Market Cap ban đầu thấp, chỉ $1 M, $2 M  upside cao.

Tuy nhiên, theo tác giả, việc này sẽ đánh đổi với những tác hại trong dài hạn.

Ở đây, tác giả cũng đề cập về Case của YFI, một dự rất thành công với việc ra mắt với 100% số token, không Team & advisor, không Private Sales, mức độ Lạm phát của YFI tăng nhanh ngay một tuần đầu tiên, về cơ bản, điều khác hoàn toàn so với việc Lạm phát sẽ diễn ra trong vài năm.

Những vấn đề mà các dự án gặp phải khi có tỉ lệ Token trôi nổi ban đầu thấp

Vì việc này sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là về Giá của dự án, từ đó kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

Vấn đề trong cộng đồng

Thị trường Crypto sẽ trở nên kém hiệu quả khi thiếu hụt nguồn cung (so với nguồn cầu), trong khi số Token đang khóa lại rất nhiều.

Và khi đợt Mở khóa (lạm phát) đầu tiên diễn ra, mọi người sẽ nhận ra Market Cap của dự án bỗng dưng tăng nhanh chóng, lúc này sẽ bắt đầu quan tâm đến con số Fully Diluted Cap (Vốn hóa pha loãng) đang quá khổng lồ, làm cho áp lực bán tăng mạnh và giá token bắt đầu giảm.

Và rồi ai sẽ bị hại?

Chính cộng đồng của token đó, những người mua token sớm để lấy ví thế, những holder,... họ sẽ bị đu đỉnh. Rồi mọi chuyện tiếp theo sẽ diễn ra như những gì chúng ta hay thấy. Tình thương mến thương trong cộng đồng dần biến mất, thay vào đó là những Fudders, mọi người chán nản, đầu hàng và không còn theo dõi dự án nữa.

Tham khảo thêm: FOMO & FUD là gì? Cách tránh bị FOMO, FUD khi đầu tư tiền điện tử

Vấn đề ở đội ngũ dự án

Việc khóa lại và vesting Token làm tăng sự cam kết lâu dài không chỉ ở những thành viên trong Team, mà còn với các đối tác, các VCs. Nếu những chủ thể này bán hết Token, họ sẽ không còn động lực để phát triển dự án, sẽ phớt lờ với những sự than vãn, chán nản trong nhóm chat cộng đồng.

Và sẽ chẳng có những Update mới, những bài nghiên cứu, những bên marketing,...

Vấn đề của chính dự án

Sau cùng, dự án sẽ mất đi những người hâm mộ chân chính nhất, những con người đi truyền cảm hứng trong cộng đồng, những người góp công xây dựng dự án.

Đồng thời, những chiến dịch Incentives như Liquidity Mining (đa phần sẽ được thưởng bằng Token của dự án), giờ đây sẽ ít người quan tâm bởi Phần thưởng Incentives đã mất đi giá trị. Điều này làm cho dự án sẽ chậm phát triển, thậm chí còn có thể ngừng hoạt động.

Đọc thêm: Token Incentives - Có thực sự hiệu quả - Case Study Compound

Những Case cụ thể

Rất nhiều dự án đã gặp phải những vấn đề khi ra mắt sản phẩm của mình, có thể kể đến như Mstable ($MTA), Curve ($CRV), và Hakka ($HAKKA). Khi lượng đào ra quá nhiều, áp lực bán mạnh khiến giá giảm và lúc này Farmer sẽ chuyển sang giao thức khác.

Cũng rất may mắn rằng những dự này có một đội ngũ tuyệt vời, giúp họ vượt qua khó khăn, tuy nhiên, những khó khăn này hoàn toàn có thể tránh được nếu họ có cách phân bổ token tốt hơn, chẳng hạn như nhiều Token trôi nổi lúc ban đầu hơn, mức độ Lạm phát qua các năm thấp.

Tham khảo thêm: Đốt 70.24% tổng cung tác động thế nào tới Hakka Finance?

Cách giải quyết

Số token của một dự án được chia cho nhiều bên, nếu như nâng số Token trôi nổi ban đầu như tác giả nói, thì nên nâng cho những bên nào?

Fully Diluted Market Cap là gì
Ví dụ về cách phân bổ Token của dự án Alpha, chia cho 6 bên

Ở đây tác giả đề xuất 5 ý kiến:

  • Tăng Retroactive/Airdrop cho những người đã sử dụng/thử nghiệm sản phẩm trước đó. Đó là những người đã tin dự án, những người có nhu cầu thực sự, họ sẽ có động lực để tiếp tục đóng góp cho Protocol.
  • Tăng số token để bán Public Sales, điều này nhằm giúp trao quyền quyết định giá cho cộng đồng nhiều hơn, giá ban đầu sẽ được thể hiện chính xác hơn. và đồng thời tạo thêm cơ hội cho những người thực sự yêu thích dự án.
  • Tăng phần thưởng cho những người đóng góp. chẳng hạn như những người đóng góp nội dung, CM, Devs, người đóng góp ý tưởng, người tham gia quản trị,...
  • Tăng Liquidity trong các Pool AMM.
  • Tăng tỉ lệ khóa cho các token của các VCs.

Theo tác giả, tỉ lệ Token trôi nổi ban đầu > 20%, tỉ lệ lạm phát <150% là những chỉ số hợp lí, giúp ổn định một dự án.

Tỉ lệ lạm phát >200%, nhìn chung, sẽ rất khó khăn cho dự án để ổn định thị trường.

Một vài đội ngũ đôi lúc sẽ chỉ thích Buidl mà không muốn quan tâm đến giá Token, nhưng thực sự, giá Token sẽ gắn liền với tốc độ phát triển của dự án. Tạo cơ hội cho những người ủng hộ ban đầu có thể tham gia với một mức giá hợp lí, sẽ tạo nên cộng đồng phát triển vững mạnh.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của tác giả Andrew Kong về chủ đề Token Float, định nghĩa về một dự án có Tokenomics tốt.

Sam Bankman-Fried (CEO của FTX) cũng đã từng đề cập đến vấn đề này, anh đã từng nói: Tôi từng rất hối hận về Tokenomics của SOL, vì nó đã làm nhiều thành viên trong cộng đồng lo lắng, tuy nhiên, cũng nhờ đó, mà Solana đã chọn lọc được những thành viên trung thành nhất với dự án.

Cá nhân mình nghĩ, đúng là Token trôi nổi nhiều hay ít cũng sẽ có 2 mặt của nó, nhưng nếu có thể tránh được những khó khăn nào, thì nên tránh. Trong cộng đồng, vẫn sẽ có rất nhiều người trung thành đi cùng, làm rất nhiều vì dự án, vậy nên, họ xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp, ở đây mình muốn nói đến sự ổn định, sự cam kết và sự tin tưởng.

Còn anh em, anh em nghĩ rằng việc Token Float thấp liệu có phải là xấu hay không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới để cùng trao đổi và thảo luận.

#Gocnhin #kinhnghiem