Ford cần làm gì khi cách ly tại nhà

Thùy Linh   -   Thứ bảy, 24/07/2021 19:16 [GMT+7]

Cán bộ y tế phun khử khuẩn khu vực gia đình có bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Lao Động

Giảm tải cho y tế, lợi ích cho người dân

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương cho biết, về vấn đề này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn số 5599, chính thức thực hiện với TPHCM, thấy rõ ràng lợi ích của việc cách ly tại nhà. Đó là hình thức cách ly các trường hợp đủ điều kiện.

Theo ông, khi số lượng cần cách ly lớn, nếu cách ly tập trung F0 thì sẽ gây ra quá tải, lây nhiễm ở khu cách ly tập trung khó tránh khỏi vì đông, tăng lên hàng nghìn F1 mỗi ngày. Vì vậy phải sử dụng nguồn lực cách ly F1 tại nhà.

PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết: Hơn 80% F0 mắc COVID-19 không triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ, không cần vào bệnh viện, không cần chăm sóc y tế thực sự, thì có thể cách ly ngoài bệnh viện. Khi số lượng cách ly đến mấy chục ngàn thì bệnh viện không thể cung cấp số giường đủ được. Trong khi số lượng ít trở nặng, cần chăm sóc y tế thực sự thì không có đủ giường.

"Cách ly tại nhà F1, F0 thực sự giảm tải cho y tế. Và còn lợi ích nữa cho người dân, vì khi có đủ điều kiện ở nhà, cuộc sống đỡ đảo lộn hơn, có điều kiện tốt hơn chăm sóc sức khỏe của mình, tránh được lây nhiễm chéo trong cách ly tập trung, đỡ cho ngân sách Nhà nước"- vị PGS nhấn mạnh.

Hướng dẫn Bộ Y tế cho biết thực hiện hiện thí điểm để hoàn thiện quy trình, giải quyết các vướng mắc. Ở đây, vấn đề cách ly với F1, mục tiêu cơ bản là cắt đứt đường lây truyền nếu có. Thứ hai là theo dõi sức khỏe và xét nghiệm xem là mình có bị nhiễm không.

Đối với F0, cũng có 2 mục tiêu rõ ràng. Một là theo dõi sức khỏe, nhận biết lúc nào có biến chứng, vì chỉ có 20% người bệnh có biến chứng, 80% bình an. Thứ hai là không lây nhiễm cho người thân và cộng đồng, đó là hai đích đạt được trong quá trình cách ly.

Cách ly F1 tại nhà cần 4 điều kiện, cách ly F0 tại nhà cần 7 điều kiện

Đầu tiên, cách ly F1 tại nhà thì bản thân F1 cần phải hiểu COVID-19 là gì, lây ra sao, đảm bảo không lây nhiễm và mọi người phải cam kết.

Thứ 2 là gia đình phải đủ cơ sở vật chất để làm, ví dụ có phòng khép kín vệ sinh, tách biệt với cả gia đình... Tốt hơn là có phòng đệm để trao đổi thức ăn.

Thứ 3 là phải có người phục vụ người cách ly vì họ sẽ không ra khỏi phòng, người thân cũng cần phải hiểu biết về cách ly và cam kết tuân thủ quy định cách ly tại nhà.

Thứ 4 là giám sát, tuy là cách ly tại nhà, song vẫn có cả hệ thống y tế theo dõi và nhiều người hỗ trợ. Điều kiện này cực kỳ quan trọng, nhấn mạnh phải là tổ COVID-19 cộng đồng, cán bộ y tế được giao nhiệm vụ.

Với cách ly F0 tại nhà, ngoài 4 điều kiện trên thì phải thêm nhiều điều kiện khác.

Thứ 5 đó là phải biết theo dõi sức khỏe của mình, ví dụ đo nhiệt độ, huyết áp, dụng cụ đo bão hòa oxy ở đầu ngón tay, phải biết thế nào là khó thở, tức ngực, theo dõi định kỳ hàng ngày... Thông tin đó phải trao đổi với người giám sát, thực hành đúng, khi ta cần hỗ trợ. Thông thường là sau 1 tuần, nếu có biến chứng sẽ xảy ra rồi, cần gọi ai nếu cần chăm sóc.

Thứ 6 là liên quan đến xét nghiệm, nếu ở nhà làm thế nào? Tôi khuyến cáo dùng test nhanh tại nhà, nhưng hiện phương pháp này chưa được Bộ Y tế đồng ý. Nếu cách ly tại nhà thì mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo cách ly với người thân.

Thứ 7 là nếu có biến chứng cần vào bệnh viện chăm sóc thì cần điều kiện như thế nào, bảo hộ ra sao, phương tiện có liên quan khác...

Theo quy định mới của ngành Y tế TP.HCM, ban hành theo công văn số 5426 SYT-NVY ngày 9/8/2021 của Sở Y tế TP.HCM thì người mắc COVID-19 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng [vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền]. 

Ngoài ra, F0 có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Theo Sở Y tế, chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp [cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có] và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Ảnh minh họa

Thuốc kháng viêm corticoid có thể sử dụng là:

Dexamethasone: Người lớn: 6 mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15 mg/kg/ngày [tối đa 6 mg/ngày], uống sau khi ăn [tốt nhất vào buổi sáng]. 

Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau: 

Prednisolone: Người lớn: 40 mg/lần/ngày. Trẻ em: 1 mg/kg/ngày [tối đa 40 mg/ngày], uống sau khi ăn [tốt nhất vào buổi sáng]. 

Hoặc: Methylprednisolone: Người lớn: 16 mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ [tối đa 32 mg/ngày], uống sau khi ăn [buổi sáng và buổi tối]. 

Điều cần lưu ý là: Người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày. Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.

Thuốc kháng đông dạng uốngRivaroxaban. Liều lượng: 10mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày. 

Lưu ý: Bệnh nhân cần theo dõi một số triệu chứng.  

Cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết [như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa...].

  Thận trọng ở người trên 80 tuổi. 

  Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

Liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường

Khi bệnh nhân có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài "1022" [bấm số "3" để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số "4" để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành"] hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn.

Đồng thời khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở, biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2

Chủ Đề