F cost là gì

1. Khái niệm fixed cost là gì?

Fixed cost là thuật ngữ được hiểu đơn giản nhất chính là chi phí cố định hay chi phí không thay đổi về tổng số khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến mức độ hoạt động của các doanh nghiệp trong một phạm vi phù hợp nhất định. Chi phí cố định sẽ không bị bất kỳ ảnh hưởng nào bởi mức độ hoạt động hay sự tăng lên, giảm xuống của các hoạt động đó tại doanh nghiệp. Ví dụ như tiền thuê nhà của một người có thể sẽ không phụ thuộc vào doanh thu hay một nhà sản xuất đồ may mặc sẽ phải trả một khoản tiền cố định để thuê mặt bằng chứ không phụ thuộc vào số lượng quần áo đã may được.

Fixed cost là gì?

Trái ngược lại với fixed cost là khái niệm variable costs  nghĩa là loại chi phí biến đổi hay toàn bộ những thay đổi diễn ra dựa trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động trong tổ chức và thông thường ở đây chính là khối lượng sản phẩm. Chi phí này có thể tăng giảm tùy theo sản lượng sản xuất, ví dụ như chi phí để phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu, chi phí trả lương cho nhân viên,...

Và cùng với chi phí biến đổi, chi phí cố định là một trong hai thành phần quan trọng của tổng chi phí trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong kinh tế học vi mô và trong lĩnh vực kinh doanh còn có khái niệm về chi phí trung bình và chi phí cận biên có liên quan mật thiết với chi phí cố định. Các loại chi phí này quyết định đến vấn đề về lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ thu được trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Trong các trường hợp đơn giản thì chi phí cố định không có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất bởi chúng sẽ không thay đổi và những doanh nghiệp sẽ phải quyết định tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ nếu như giá bán cao hơn so với chi phí sản xuất của các sản phẩm tăng thêm. Đối với các bạn sinh viên hay kế toán mới vàocó thể xem thêm tài sản cố địnhtài sản lưu động để rõ hơn về các chi phí này trong doanh nghiệp.

Việc làm chuyên viên phân tích tài chính

2. Phân loại các fixed cost phổ biến hiện nay

Fixed cost  chi phí cố định xét theo khía cạnh của quản lý thì bao gồm có 3 loại chính là:

- Chi phí cố định bắt buộc  các chi phí có liên quan đến vấn đề máy móc, thiết bị và toàn bộ cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp và thông thường thì nó sẽ được coi là chi phí quan trọng không thể cắt bỏ được.

- Chi phí cố định không bắt buộc  được hiểu là các loại chi phí cố định nhưng do phát sinh từ những quyết định, chỉ đạo hoạt động của những nhà quản lý hàng năm, nhằm mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cho các kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.

- Một loại chi phí quan trọng nữa là chi phí cố định cấp bậc  là một trường hợp đặt biệt của khoản chi phí cố định. Nghĩa là những chi phí khi không có sự thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ ở trong một phạm vi nhỏ nào đó đã xác định và đến khi mức độ hoạt động đã vượt quá phạm vi quy định của doanh nghiệp thì sẽ có chi phí cố định cấp bậc xuất hiện.

Phân loại các fixed cost phổ biến hiện nay

Ví dụ như một nhân viên kỹ thuật có thể thực hiện được các công việc như kiểm tra chất lượng tối đa của khoảng 1000 sản phẩm trong thời gian là một tháng. Nếu như doanh nghiệp đó sản xuất ra 1500 sản phẩm thì cần phải có thêm một nhân viên kỹ thuật khác nữa mới làm được. Tương tự vậy, nếu sản xuất ra 2000 sản phẩm thì sẽ phải có thêm một nhân viên thứ ba cùng làm việc. Do đó, trong quá trình thiết lập những dự toán về chi phí, các nhà quản lý cần phải biết cách phân biệt rõ ràng và chính xác tính chất của các loại chi phí để có thể theo dõi và quản lý một cách hiệu quả nhất.

Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh

3. Các loại chi phí trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Hiện nay, rất nhiều các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng vẫn chưa phân biệt rõ ràng được các loại chi phí trong việc tính toán doanh thu làm sao cho chính xác nhất. Tuy nhiên, là một chủ sở hữu về kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và nắm rõ được các mối quan hệ của tất cả các loại chi phí để có thể tạo ra được lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng các bạn cần biết, hãy cùng tham khảo nhé!

3.1. Chi phí cố định trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí cố định trong kinh doanh nhà hàng là những khoản chi phí cần phải thanh toán tiền mặt một cách đồng đều qua mỗi tháng dù doanh nghiệp của bạn có diễn ra bao nhiêu sự thay đổi về người bảo trợ hay khách hàng bạn phục vụ có tăng lên nhanh chóng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến các hạng mục chi phí này. Hiểu đơn giản nhất thì chi phí cố định ở đây là những loại chi phí mà bạn sẽ phải viết phiếu thực tế cho từng tháng theo một cách thường xuyên.

Ví dụ những khoản chi phí rõ ràng nhất như tiền thuê địa điểm để kinh doanh, địa điểm cư trú, các thông tin liên lạc, vấn đề tiếp thị, bảo hiểm hay các loại giấy phép khác thì các loại thuế chỉ được trả nếu như bạn tạo ra được doanh số bán hàng hay trả cho nhân viên. Tất cả những khoản thanh toán bằng tiền mặt sẽ được thực hiện dựa trên một số hình thức của cơ sở định kỳ. Đây chính là thuộc tính cơ bản của chi phí cố định dựa trên tiền mặt.

Chi phí cố định được xét theo các khía cạnh khác nhau và không thực sự giữ nguyên mà sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng tháng, từng kỳ. Tuy nhiên, chi phí này vẫn được coi là chi phí cố định bởi phương sai của nó không đủ sự rõ ràng để phân chia.

3.2. Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng thường có sự thay đổi và tăng theo thời gian và cũng có một mối quan hệ rất mật thiết đối với doanh thu của nhà hàng. Chi phí biến đổi phổ biến nhất hiện nay chính là chi phí cho thực phẩm hay là chi phí cho người lao động.

Mỗi tháng, nhà hàng sẽ cần có lượng lương thực, thực phẩm khác nhau để phục vụ đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng cũng như số lượng nhân viên cũng có thể thay đổi theo từng tháng, từng kỳ hay theo mùa thì số tiền mà bạn phải trả cho họ cũng sẽ có sự thay đổi. Chi phí dành cho nhân viên sẽ bao gồm tất cả mọi người kể cả từ người làm chủ đến những đầu bếp, phục vụ,... Và nếu như nhà hàng ít khách thì bạn có thể cắt giảm với số lượng nhân viên để đảm bảo hợp lý cho công việc cũng như tiết kiệm được chi phí cho nhà hàng.

Và trong chi phí bán hàng đó cũng không chỉ có chi phí cố định mà một phần trong đó sẽ là chi phí biến đổi như những vật tư cần thiết là khăn ăn hay khăn trải bàn,... Tùy vào số lượng khách hàng tăng giảm mà tiến hành mua thêm hoặc là sử dụng dài hạn các vật tư đó. Một chi phí biến đổi nữa của nhà hàng có liên quan đến việc thanh toán cho khách hàng chính là chi phí chiết khấu khi sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng thẻ thì sẽ không có chi phí biến đổi.

Việc làm Tài chính tại Hà Nội

3.3. Chi phí hỗn hợp trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí hỗn hợp là một loại dẫn xuất của hai loại chi phí cố định và biến đổi và được xem như một loại chi phí duy nhất trong kinh doanh nhà hàng. Ví dụ như tiền nước thanh toán hàng tháng cho các hoạt động của nhà hàng. Hóa đơn tiền nước hàng tháng sẽ được tính là khoản thanh toán cố định cần thiết cho việc vệ sinh nhà hàng hay các món ăn. Và chi phí này có thể thay đổi nếu như nhà hàng trả hóa đơn tiền nước theo đúng mức chi tiêu thực tế.

3.4. Chi phí chìm trong kinh doanh nhà hàng

Đây là loại chi phí phát sinh để có thể kinh doanh nhà hàng, tuy nhiên sẽ không phát sinh chi phí thực cho dù nhà hàng có phục vụ khách hàng hay không, ví dụ như các thiết bị nhà hàng. Các chủ nhà hàng sẽ phải chi trả tiền cho việc mua các thiết bị trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và đây được xem là chi phí chìm hoặc là chi phí sẽ mất đi. Cách duy nhất để có thể thu hồi lại số chi phí này chính là khi khấu hao hết hay là thanh lý chúng thì số tiền còn lại sẽ được bù vào các khoản này.

Việc làm

Với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, hy vọng các bạn đã hiểu và nắm rõ về fixed cost là gì cũng như những thông tin có liên quan. Từ đó xác định được các loại chi phí và áp dụng vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề