Eo ơi lãnh đọc lái là gì

Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơi chữ trong nhiều ngôn ngữ. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút.

Nói lái được coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai hoặc châm biếm, một số dùng để diễn tả sự thô tục một cách kín đáo.[1]

Mục lục

  • 1 Cách thức
  • 2 Các câu nói lái phổ thông, giai thoại về nói lái
  • 2.1 Nói lái trong dân gian
  • 2.1.1 Ca dao
  • 2.1.2 Câu đố
  • 2.1.3 Chơi chữ cho líu lưỡi
  • 2.1.4 Câu đối, hò vè
  • 2.2 Nói lái trong văn học, thơ ca
  • 2.3 Nói lái thời kháng chiến
  • 2.4 Nói lái ngày nay
  • 2.4.1 Nói lái tên
  • 2.4.2 Lái trong tình yêu
  • 2.4.3 Trong tiệc nhậu
  • 2.4.4 Nói lái tuổi học trò
  • 2.5 Nói lái kiểu Quảng Nam[4]
  • 3 Ngôn ngữ khác
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Cách thứcSửa đổi

Có nhiều cách nói lái:

Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái  mài kéo, đơn giản  đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho  trò chơi, đại học  độc hại (đối với miền Nam), vô hàng  giang hồ (đối với miền Nam), mau co  mo cau, giải phóng --> phỏng giái

Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên  tiền đâu, từ đâu  đầu tư,...

Cách 3: Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). Ví dụ: Thụy Điển  thủy điện, bí mật  bị mất, mộng năng  nặng mông, "Mộng dưới hoa" (ca khúc) thành họa dưới mông[2]

Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng  đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp  phải giáp.

Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật  bật mí, một cái  mái cột, mèo cái  mái kèo, trâu đực  trực đâu, trâu cái  trái cau (đối với miền Nam), mắc cười  mười cắc, tánh mạng  táng mạnh.

Lưu ý:

Không phải từ nào cũng có thể nói lái được. Những từ láy toàn bộ, hai từ lặp lại hoàn toàn, từ có chung dấu thanh và âm đầu, dấu thanh và vần, âm đầu và vần đều không nói lái được.Ví dụ: luôn luôn, mãi mãi, đi đâu (có chung phụ âm đầu và dấu thanh).

Đại đa số là lái đôi (hai tiếng), nhưng cũng có lái ba. Ví dụ: Muốn cầu gia đạo thì phải cạo da đầu, chà đồ nhôm  chôm đồ nhà[2], ban lãnh đạo  bao lãnh đạn, chả lo gì  chỉ lo già, chả sợ chi  chỉ sợ cha.

Các câu nói lái phổ thông, giai thoại về nói láiSửa đổi

Nói lái trong dân gianSửa đổi

Ca daoSửa đổi

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em

Câu đốSửa đổi

Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn

- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).

- Con gì ở cạnh bờ sông, Cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái thành con còng)

- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)

- Miệng bà ký lớn, bà ký banh Tay ông cai dài, ông cai khoanh - (đáp: canh bí, canh khoai)

- Ông cố ngoài Huế ông cố ai. (đáp: cái ô)

- Ông đánh cái chen, bà bảo đừng. (đáp: cái chưn đèn - chen đừng).[3]

- Lăng quằng lịt quỵt... lăng quằng trứng là cái gì ?-> (lưng quần trắng)

- Lăng quằng lịt quỵt... lăng quằng rừn là cái gì?-> (lưng quần rằn)

- Ở đâu có phố Trần Dư? Đáp rằng là phố trừ dân, chỉ dành cho quan phụ mẫu, nơi nào chẳng có.

- Nước ta là cường quốc thi ca, nên khắp nơi từ Bắc vào Nam thảy đều có đường Thi Phú (thu phí)[2]

Chơi chữ cho líu lưỡiSửa đổi

Đếm thật nhanh những câu sau sẽ làm líu lưỡi và nói lái xảy ra

-Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá, Ba con...

-Một thầy giáo tháo giày, Hai thầy giáo tháo giày, Ba thầy giáo...

Câu đối, hò vèSửa đổi

Người ta còn có thể lái liên tiếp những cặp hai tiếng kèm theo phép đảo ngữ tạo thành những kiểu diễn đạt ba vế rất ấn tượng. Một nhóm hài đã dựng nên một tiểu phẩm mang tên "Bật mí bí mật bị mất". Cầm ly rượu, một cô gái nghẹn ngào nói: Em uống ly này thiệt là cháy lòng, bởi em đang chống lầy, vì rất muốn lấy chồng. Thiên hạ thường dặn nhau: Đấu tranh là tránh đâu, coi chừng bị trâu đánh. Vừa đá banh, vừa ăn bánh đa, coi chừng bị ba đánh, chuyện chợ Cần Giuộc có bán chuột Cần Giờ, hay dặn dò qua cầu Ông Đen nhớ hỏi kèn ông đâu? Rồi cảnh giác: Nhiều đứa nhìn bao dung, mà quay lưng là bung dao với mình liền! Hoặc tâm sự nỗi lòng Em chưa có gì (còn độc thân) vì chưa gí cò

Lối nói lái này tạo thành nhiều câu đối rất độc chiêu: Con cá rô cố ra khỏi rá cô / Chú chó mực chực mó vào chõ mứt; Văn sĩ Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất/ Luật sư Đức Tiến không biết tiếng Đức nên tức điếng[2]Ví dụ 1

Vua Tự Đức cũng có câu đối chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.

Vế đối ra: Kia mấy cây mía

và vế đối lại của vua Tự Đức là: Có vài cái vò

Ví dụ 2:

Con cá đối nằm trong cối đá. Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo. Anh mà đối được dẫu nghèo em cũng ưng.

Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang. Anh đà đối được e nàng chẳng ưng. Ví dụ 3

Chàng trai xưa kia có râu, cạo râu xong, cô gái nhận không ra. Chàng bèn làm thơ nói lái:

Xưa tê câu ró ngó xinh. Bây giờ câu rạo vô tình ngó lơ.

Ở đây câu ró, câu rạo không dính líu xa gần với chuyện đi câu.

Ví dụ 4

Trong cuốn Thú chơi chữ(Nhà xuất bản Trẻ, 1990), hai nhà ngôn ngữ học Hồ Lê và Lê Trung Hoa cung cấp một số câu đối lái. Trong đó có một số thách đối có cặp từ ngữ nói lái lắt léo nên chưa có ai đối lại:

Bò lang chạy vào làng Bo

(có người đối: Mồi câu ném xuống cầu Môi  không chỉnh lắm).

Đầu Xuân Thế Lữ sắm hai thứ lễ: một quả lê tây, một quả lê ta.

(Nhà thơ Nguyễn Thứ Lễ có hai bút danh là Thứ Lễ và Lê Ta).[4]

Ví dụ 5

Có câu như câu đối, dùng từ Hán Việt:

Giai nhân tái đắc, giai nhân tử

Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu.

Ví dụ 6: Thời kỳ đời sống khó khăn, hình ảnh người thầy giáo phải tháo giày, giáo chức phải dứt cháo là cảm hứng cho nhiều câu đối:

_Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ

Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày.

Thầy giáo tháo giày đi dép lốp

Nhà trường nhường trà uống nước trong

_Thầy giáo tháo giày, tháo giáo án dán áo

Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương

Làm giáo chức, phải giứt cháo

Thảo chương, rồi để được... thưởng chao'.

Nhường luôn hết cả nhà xe, nhè luôn hết cả xương

Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường

Nhường tới tận rau, nhàu luôn tới tận xương

Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường

Lấy lương hưu, để lưu hương

Ví dụ 7: Một câu hò ở Nam bộ, giải rõ ra thì thô tục, nhưng mới nghe qua khó nhận thấy:

Thằn lằn đeo cột thằn lằn trốn

Cá nằm trong đăng, cá mắc kẹt đăng

Anh với em nhân ngãi đồng bằng

Dù xa duyên nợ nhưng cột lằn đừng xa.

Có những bài không rõ tác giả:

Yêu em từ độ méo trời

Khi nào méo đất mới rời em ra.

Bài này đọc lên nghe rất tục:

Ban ngày lặt cỏ tối công phu

Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu

Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo

Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù".[3]

Ví dụ 8:

Trai Hóc Môn, vừa hôn vừa móc

Gái Gò Công vừa gồng vừa co

Ví dụ 9:

Ở Bắc Ninh, Hà Nội thuở trước có câu đối nói lái cũng rất hay. Một bên xướng: "Chị chờ em ở chợ Chì" (chợ Chì là địa danh thuộc huyện Quế Võ - Bắc Ninh). Bên kia đối lại là: "Tao kéo mày về keo táo" (Keo Táo thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội). Hai câu đối, lái rất chuẩn về từ lẫn nghĩa.

Ví dụ 10:

Cũng ở nhiều địa phương phía Bắc còn lưu giữ trong dân gian câu đố sau đây: "Bên đây cưa ngọn bên kia cũng cưa ngọn, đố là cái gì?". Bên kia trả lời: "Cưa ngọn nói lái là con ngựa. Hai bên đều cưa ngọn, vậy là có hai con ngựa!". Trả lời như vậy thật là chí lý. Bên đố lại đố tiếp như sau: "Bên đây cưa ngọn, bên kia cưa ngọn mà không phải hai con ngựa là cái gì?". Bên đáp trả lời: "Là cái nạng!". Câu trả lời như thế quả thật lý thú bất ngờ. Bởi vì, một cành mà cưa hai bên thì còn lại hình chữ "V", thân cây chắp lại phía dưới, thành chữ y dài (Y). Chữ y dài thì hình cái nạng. Trả lời như thế thì rõ ràng không ai bắt bẻ được.

Ví dụ 11: Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Văn Lợi (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Bình) là người có tài ứng khẩu, nói lái và làm câu đối có vận dụng yếu tố nói lái rất giỏi. Khi lên chức ông ngoại ở năm thứ 3, có khách đến chơi, nhà thơ Văn Lợi đều nói: "Dạo này mình vừa oai vừa ngọng". "Oai" là vì lên chức mới, còn "ngọng" là vì hay nhái giọng của cháu ngoại khi cháu lên 3, oai ngọng lại là ông ngoại. Lúc còn ở Huế, thuở tỉnh Bình Trị Thiên chưa chia tách, trong một lần đi thực tế về nông trường nọ, gồm anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhận Vỹ, Xuân Hoàng, Hoàng Vũ Thuật cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vốn người gầy yếu, lại phải đi đường dài nên khi đến nơi, chưa kịp nhận phòng nghỉ thì Trịnh Công Sơn đã lăn kềnh ra ghế ở phòng khách. Nhà thơ Xuân Hoàng thấy thế, bèn ra vế đối: "Đi phong trào, chưa trao phòng đã trồng phao để trào phong". Đang lúc bạn bè gật gù, ngẫm nghĩ tìm câu đốithì Văn Lợi đã xuất đối đối ngay: "Đến nông trường để trồng nương (tức trồng các cây trên nương rẫy), mới trông nường (tức nàng - tiếng miền Trung) đã trương nòng".[5]

Ví dụ 12:Xưa có một nghị viên họ Lại làm nghề lái lợn, giàu có, hống hách vì xây được khu lăng mộ đẹp cho tổ tiên. Nhiều người dân bị hắn chèn ép nhiều nên ghét hắn lắm. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở lăng mộ của nhà nghị viên:

Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại

Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân

Nói lái trong văn học, thơ caSửa đổi

  • Giai thoại về Trạng Quỳnh[4]

1/Truyện kể, một lần Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn, bên ngoài có ghi hai chữ "đại phong". Chúa không hiểu là món gì, hỏi Quỳnh, Quỳnh trả lời:

- Bẩm "đại phong" là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo,tượng lolọ tương đấy ạ.

2/Một buổi trưa, Trạng Quỳnh vào hầu chúa. Thấy chúa đang ngủ, sẵn bút mực, Quỳnh viết vào tường hai chữ "ngọa sơn" rồi về.

Sau khi thức giấc, chúa không hiểu Quỳnh muốn nói gì, bèn bảo Quỳnh giải thích, Quỳnh thưa:

- Ngọa nghĩa là nằm, nằm tất nhiên phải ngáy; sơn nghĩa là núi, núi tất phải có đèo. Hợp hai chữ lại, là ngáy đèo (Nếu nói lái lại thành đ ngày).

3/Một buổi trưa khác, một bà chúa thấy Quỳnh đang lấy chân vọc đám bèo trong một cái ao sen ven đường. Bà ngạc nhiên hỏi:

- Trạng làm gì đấy?

Quỳnh ngẩng lên thưa:

- Trời nóng quá, không ngủ được, tôi phải ra đây đá bèo chơi!

Bà chúa đỏ mặt bỏ đi.

4/Tương truyền gần quê của Trạng Quỳnh có một pho tượng đá trần truồng đứng giữa đồng, miệng tủm tỉm cười, tay trỏ xuống hạ bộ, chân mang đôi giày, gọi là tượng bà Banh. Quỳnh viết ngay một bài thơ vào ngực bức tượng, như sau:

Đề tượng bà Banh

Khen ai đẽo đá tạc nên mầy!

Khéo đứng ru mà đứng mãi đây

Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt

Dưới chân đứng chéo một đôi giày

Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu

Hay là bốc gạo thử thanh thầy?

Có ngứa gần đây nhiều góc dứa

Phô phang chi ở đám quân nầy.

  • Giai thoại về Hồ Xuân Hương[4]

1/Sư bị làng đuổi

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo

Vị gì một chút tẻo tèo teo

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc

Trái gió thành ra phải lộn lèo!

2/Chùa Quán Sứ

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo

Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?

Chày kình tiểu để suông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

Sáng banh không kẻ khua tang mít

Trưa trật nào người móc kẽ rêu

Cha kiếp đường tu sao lắt léo

Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.

3/Hang Cắc Cớ

Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm

Con đường vô ngạn tối om om.

Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc

Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm

4/Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,/Rủ chị em ra tát nước khe(Tát Nước).Tương truyền câu đối sau đây của Hồ Xuân Hương, cảm tác khi nàng đi qua cửa Đò ở đèo Ngang:

Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hom ngược để đơm người đế bá;

Gớm con tạo lừa cơ tem hẻm, rút nút xuôi cho lọt khách cổ kim.

5/Có lần Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ, kẻ thách người đối thành câu sau đây:

Tán vàng, lọng tía, che đầu nhau đỡ khi nắng cực;

Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồn lên rồi sẽ lộn lèo.

  • Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu, 1900-1976) có bài " Lỡm cô Ngọc Hồ " với hai câu nói lái phong cách Hồ Xuân Hương: HỒ tù ngán nỗi con rồng lộn  NGỌC vết thương tình kẻ cố đeo  (Nhắn khách Băng Tâm ai đó tá  Mỹ danh hai chữ, nghĩ buồn teo.)[3]
  • Thảo Am Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ làm bài thơ Nhớ bạn thế này:Nhớ Bạn

Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc

Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông

Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi

Công khó chờ nhau biết có không

một dị bản khác:

Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong

Công khó đợi chờ, biết có không ?

Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc

Trông đời ngao ngán giữa trời đông

Hoặc một bài thơ khác:

Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi

Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi

Bến đậu thênh thang, mời bậu đến

Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.

'Một bài thơ của Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946

Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ

Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.[4]

  • Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1799-1874) cũng có giai thoại về nói lái: Một ngôi đền kế bên làng Yên Đỗ bị bà hỏa viếng thăm. Cụ Nguyễn Khuyến vẽ một chữ giống như cái chày dựng đứng nên gọi là "chày đứng" tức "đừng cháy" để răn dân làng bỏ thói mê tín dị đoan.[4]
  • Bùi Giáng, có người gọi là nhà thơ Bán Dùi vì là Ông ưa nói lái. Kiểu nói lái của Bùi Giáng thật khác người, không cần người đọc có hiểu hay không. Ông thường dùng những từ như: tồn lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lý tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp

Lọt cồn trận gió đi hoang Tồn liên ở lại xin làn dồn ra (Mưa nguồn)

Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa Nhắm mắt đưa chân có bận liều. (Bờ trần gian)

Bài "Trong bàn chân đi" đầy dẫy những chỗ nói lái nhưng thật khó mà hiểu được:

Có mấy ngón Năm ngón Mười ngón Món người Non ngắm Nắm ngon Hoặc là năm ngón nón ngăm Màu đi trên nước cá tăm chuyên cần Nón ngăm dặm bóng xoay vần Đọng nơi góp tụ và chần chờ đưa.

  • Nhà thơ VÕ QUÊ xứ Huế có một tập gần 50 bài. Thơ lái Võ Quê, thông minh, dí dỏm, thâm trầm và sâu sắc, không chỉ là những lời cười cợt mua vui.  Khởi đầu là một bài cảm tác từ trận lụt kinh hoàng năm 1999 ở Huế:


Trời lụt ca nhi cũng trụt lời
Trời đong mưa lũ xuống trong đời
Vái lạy lụt tan lành váy lại
Đời cho du khách dạo đò chơi.

Có nhiều bài bỡn cợt vui vui kiểu như bài đùa các bợm rượu:

Một chai mai chột, coi chừng!
Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà
Ba chai là bai nghe cha!
Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn
Ngũ chai ngai chủ hùng hồn
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm![3]

làng vọng còn hơn cái lọng vàng

Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang

Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn

Hang lỗ tìm vào bắt hổ lang

  • Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Nguyễn Thái Dương nhắn tin tặng các ông bố bài thơ Lời trẻ thơ, sau này bạn bè đổi lại thành Mực ngón tức "món ngực" cho phù hợp với nội dung. Bài thơ này được Nguyễn Thái Dương nhắn tin kèm câu "cảnh giác": "Làm cha mà mê "mực ngón" quá thì con sẽ không có sữa để uống đâu.

"Mực ngò, mực ngó, mực ngằn

Mực, bao nhiêu mực chẳng bằng mực nghi

Chao ôi bất luận mực gì

Vẫn thua mực ngút li bì sớm hôm".[6]

  • Ở bài thơ sau đây, khi đọc nhớ lái ở ba từ cuối mỗi câu):

Mỗi độ xuân sang chả có gì (chỉ có già)Giàu sang, keo kiệt để mà chi? (đĩ mẹ cha)Vui xuân chúc tết cầu gia đạo (cạo da đầu)Cạn chén tiêu sầu tiễn người đi (đĩ người tiên).

Bông ế!

Ông Đồn chợ sáng chẳng ồn đông

Bông giữa rằm giêng gặp bữa giông

Cổng đá hàng bày còn cả đống

Mông khua đít tét hỏi mua không

Cọc mòn hoa cắt đâu còn mọc

Hồng trết bùn trây cũng hết trồng

Cố lãi vô thời ôm cái lỗ

Đồng Kho về sớm kẻo đò không!

(Tố Mỹ)

  • Trong văn xuôi hình như ít thấy nói lái, hoặc tản mác nên khó phát hiện. Tác giả sở trường món này chắc phải là Vương Hồng Sển (1902- 1996). Rải rác trong tác phẩm " Hơn nửa đời hư " ông chen vô mấy chữ " ủ tờ ", " mống chuồng ", dễ thấy là tiếng lái của " ở tù ", " muốn chồng ". Khi nhắc lại kỷ niệm chuyến du lịch thăm Đài Loan và Nhật Bản, ông kể chuyện cùng người bạn Pháp trọ ở một khách sạn, mặc tạm áo kimono để sẵn trong tủ: " Đến cái áo kimono màu sặc sỡ, mỗi phòng trọ đều có treo sẵn cho khách mượn, Menken và tôi chưa quen, vừa xỏ tay vào, tấm thân bồ tượng áo che không khuất, trống trước trống sau, đứa " lù coi ", đứa " lắc cọ ", áo nhột nhột, cảnh thật buồn cười". Cũng chính tác giả của " Saigon năm xưa", " Saigon Tạp pín lù " đã đặt tên cho xe thổ mộ là xe u mê, và giải thích: " vì sàn xe bằng gỗ cứng, khách ngồi bệt trên sàn, ê ẩm bàn trôn, nhứt là khách phụ nữ đều phải ê mu, nói lái cho bớt tục".

Trong một truyện ngắn, nhà văn Y Ban kể chuyện một bà vợ chạy chữa bệnh liệt dương cho chồng bằng đủ loại thực phẩm, thuốc men đều không hiệu quả, nên mới nghĩ tới một bài thuốc dân gian. " Bài thuốc này gồm 3 vị: Hà thủ ô, cỏ thiên, và trứng vịt lộn ". Người đọc cứ thắc mắc, hà thủ ô với trứng vịt lộn thì ai cũng biết, nhưng cỏ thiên là cỏ gì ? Tác giả bật mí: Ba vị thuốc đó gọi tắt là HÀ THIÊN LỘN, có thể do tâm lý ông chồng không thấy hứng thú khi gần vợ, cho ông đi tìm , may ra hết bệnh![3]

Nói lái thời kháng chiếnSửa đổi

  • Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thanh niên nam nữ thường đi dân công gánh gạo từng đoàn. Các cô gái sức yếu nên rất mỏi gối khi lên dốc. Có chàng trai chỉ cho các nàng cách khắc phục:

- Các cô vừa đi vừa nói "bái dốc, bái dốc" thì sẽ bớt mệt.

Nhiều cô ngây thơ không hiểu ẩn ý của anh chàng vừa đi vừa lặp "bái dốc, bái dốc", khiến cả đoàn cười vang, vui vẻ nên bớt mệt thật.

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, nói lái cũng có lúc được dùng trong đấu tranh chính trị. Đó là trường hợp câu đối "Dán ở Sở Chỉ huy quân Mỹ":

"Tìm diệt" bãi Cửu Long, bị sóng Cửu Long dìm tiệt;

"Dồn dân" bờ Trà Khúc, nhừ đòn Trà Khúc dần Giôn.

("Tìm diệt", "dồn dân" là những cách chống ta của địch. Trà Khúc là tên con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi. Giôn là Johnson, tổng thống Mỹ).

  • Khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm bắt nhân dân miền Nam gọi mình là "Cụ Ngô".

Một hôm có người mách cho Diệm biết ý nghĩa tai hại của từ ngữ này:Cụ Ngô nói lý thành ngộ cu! Thế là Diệm ra lệnh cho bọn tay chân bỏ ngay từ ngữ Cụ Ngô.

  • Năm 1965, giặc Mỹ đổ quân vào tỉnh Quảng Ngãi. Ở một vùng còn tranh chấp giữa ta và địch, một số gia đình treo nhánh xương rồng trước nhà. Lính ngụy ngạc nhiên hỏi mục đích, đồng bào trả lời để đuổi ma quỷ. Chúng tưởng thật nên khuyến khích chuyện mê tín. Sau chúng vỡ lẽ, liền ra lệnh cấm, vì đuổi ma quỷ chính là đuổi Mỹ qua.
  • Trong những năm Ngô Đình Diệm cai trị ở miền Nam, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu, em ruột Diệm) lăng nhăng với nhiều tướng tá Mỹ ngụy để bảo vệ chiếc ghế cho anh chồng và làm giàu cho chồng. Tú Mỡ đã vạch trần sự thật bỉ ổi đó qua bài "Vịnh Trần Lệ Xuân":

Thế đấy! Vì thương chú nó nghèo

Cho nên thím nó phải quanh queo

Trổ tài gái đảm xoay nghìn khóe

Nào quản mang tai tiếng đá đeo.[7]

  • Năm 1969, được tin Bác Hồ qua đời, gây xúc động sâu sắc đến tình cảm của mọi người con dân nước Việt. Nhiều nguồn sử liệu cho thấy, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chùa Khánh Hưng (hẻm 390 đường Cách mạng Tháng Tám (thời đó là đường Lê Văn Duyệt), phường 11, quận 3, TP Hồ Chí Minh), do Hòa thượng Thích Pháp Lan, khi đó là Thượng tọa trụ trì, làm chủ lễ với sự tham dự của hàng trăm người. Đây là nơi duy nhất ở Sài Gòn - Gia Định công khai tổ chức truy điệu Người mặc dù bị địch theo dõi, khủng bố gắt gao. Để che mắt bọn mật vụ tay sai địch, Hòa thượng cho trang trí bàn thờ thật khéo, vừa có hình ảnh cờ đỏ sao vàng vừa bày được bài vị Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông thường bàn thờ có mâm hoa, mâm quả. Bên mâm hoa, Hòa thượng cho bày bông trang màu đỏ thay cho nền cờ và bông điệp làm ngôi sao vàng. Bên mâm quả, Hòa thượng bày quả xoài cát Hòa Lộc màu vàng làm ngôi sao và quả mận hồng đào (quả bồng bồng) làm nền cờ. Trên bàn thờ, chỗ trang trọng nhất, nơi thường đặt bài vị có mấy chữ Hán "Quốc gia tối thượng", nghĩa là "Quốc gia trên hết", cũng có thể hiểu đó là bài vị "Người cao nhất nước nhà", người đó là Hồ Chí Minh. Tuy đã công phu như vậy, nhưng những người đứng ra tổ chức buổi Lễ còn dụng tâm tìm cách thể hiện được tên Bác Hồ trong lễ cầu siêu. Trong hoàn cảnh chính quyền Sài Gòn o ép, khủng bố gắt gao, không cho bất kỳ cá nhân, đoàn thể nào công khai tổ chức truy điệu Cụ Hồ, Hòa thượng Thích Pháp Lan đã thức trọn đêm, nghĩ ra đôi câu đối:

Nam Bắc toàn dân quy thượng chính

Á Âu thế giới kính tu mi.

Vế đối thứ nhất nói được tình cảm của toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc đều quy phục người vĩ nhân chân chính. Vế thứ hai nói lên tình cảm của nhân dân thế giới vô cùng kính phục đấng tu mi nam tử. Nếu chú ý, cũng có thể thấy dụng ý ở hai từ cuối mỗi vế đối: Chính, Mi nói lái thành Chí Minh, tên Cụ Hồ.[8]

  • Sau ngày đất nước giải phóng, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người, Cũng trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước ấy, trong quân đội xuất hiện câu nói lái rất thú vị, mang ý nghĩa nhân văn là: "Nhà cấp tướng/ Nhường cấp tá". Có người mở quán sửa chữa, phục hồi máy thu thanh, lấy tên hiệu là "Đài tắp lự" (nói lái của "Đài tự lắp").Quảng Bình thời kỳ đó nghèo lắm. Để diễn tả điều này, có người đã nói lái cho vui: "Đến Đèo Ngang là đến xứ Đang Nghèo".[5]

Nói lái ngày naySửa đổi

Nói lái tênSửa đổi

  • Đảo từ: Bích Đào thành Bào... Đít, Mai Liên thành Miên Lai, Dương Cầm thành Dâm Cường Có cô gái bảo, bây giờ em phải đi gặp Mộng Trà. Hóa ra, Mộng Trà, là Mộng Chè, tức là mẹ chồng!

Lái trong tình yêuSửa đổi

Dân gian đã tổng kết bốn sắc màu của tình yêu, theo đúng các giai đoạn của đời người. Thuở mới yêu nhau, sắc màu đẹp nhất chính là màu nho (mò nhau). Khi đã lấy nhau rồi, về ở chung với cha với mẹ, phòng ốc chưa được riêng tư, lại sợ tai vách mạch rừng, cứ vội vội vàng vàng, mà thành ra màu lam (làm mau). Làm ăn khấm khá, có cửa có nhà, lúc này là lúc sung sướng nhất đây, với sắc màu pha lê (cứ phê là la). Nhưng rồi tuổi đời chồng chất, sức khỏe giảm dần, đến lúc chỉ còn lại với đời một màu đọt chuối (chọt là đuối).

Ngoài ra còn có: Tiền ai nấy tính, tình ai nấy tiến! Và chẳng cần gìn vàng giữ ngọc như người thời xưa chi cho mất thời gian và công sức: Ăn cơm trước kẻng như ăn kem trước cổng! Cứ lao vào nhau thành ra yêu nhiều nên ốm - ôm nhiều nên yếu. Đến lúc thất bại thảm hại trong tình trường mới buột miệng than rằng: Tình theo giấc mộng tan, tàn theo giấc mộng tinh. Rồi chợt ngộ ra rằng: Đời thay đổi khi ta thôi đẩy! Những cô gái xinh, nhan sắc chim sa cá lặn thì dành cho đại gia chim săn cá lạ. Đành chép miệng mà dặn dò nhau: Đừng mơ hão mà thành hao mỡ! kẻo yêu nhầm mấy cô chuyển giới cú có gai!

Trong tiệc nhậuSửa đổi

Ngay cả chuyện uống rượu cũng thành chuyện nói lái: Cầm ly mời nhau là phải lên tiếng uống theo kiểu nào: kiểu Long Nhĩ (uống để nhỏng ly, không còn gì hết), kiểu hai ngày cưới (uống chung ly hai người một cái) Thông thường, chả ai cho phép bạn uống theo lối Mộ Đức (uống có mức độ) mà phải theo mấy anh Đức Phổ (uống như đổ phứt), mấy anh Sơn Trạch (sạch trơn). Uống xong lại phải Tây Bắc (tức là bắt tay). Dân lưu linh thù nhất những kẻ mang tên Lý Đen, Lý Đẻn (lén đi, lẻn đi), Bảy Chọ, Bảy Nhỏ (bỏ chạy, bỏ nhảy). Hết nước đá thì hỏi quán có cá nước đục (cục nước đá) không?

Sợ vợ nhưng phải giữ gìn thể diện, nên buộc phải dùng ám hiệu ra đấu cho riêng vài chiến hữu: bỏ đá (bả đó), Diệu Cơ (vợ kêu), tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu (biểu thôi)[2]

Nói lái tuổi học tròSửa đổi

Nói lái đi vào đời sống sinh hoạt hằng ngày và càng trở nên phổ biến. Tuổi teen học trò hầu như sử dụng nói lái để tán gẫu, chọc vui nhau.

"Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" quả không sai. Như khi cha đưa con đến trường, cha la lên: "Thôi chết con ơi trễ giờ rồi!" Con vui vẻ nói: "Trễ giờ thì chở về thôi ba!".[9]

Trong lớp học thì dù có sợ giáo viên nhưng học trò vẫn có thể nghĩ ra nhiều cách nói lái như: bạn nào đạt điểm cao thì cả nhóm đồng thanh hô:"Mừng cho em nó". Hoặc ai mách lẻo với thầy cô thì sẽ nhận được câu hăm dọa chiều nay sẽ "cho mày một buổi tan trường"[10]

Nói lái kiểu Quảng Nam[4]Sửa đổi

Giọng Quảng Nam phát âm rất sai nhưng chính đặc điểm này lại là miếng đất màu mỡ cho Nói lái phát triển. Nói lái kiểu Quảng Nam thường mang đặc điểm "chém to kho mặn" của người dân vùng đất này, nghĩa là người ta khoái nói lái "mặn". Trong các nhóm chữ nói lái, hầu hết đều nhắc đến bộ phận kín đáo trên cơ thể hoặc những điều bị xem là "cấm kỵ" trong ngôn ngữ, chỉ có người bình dân mới dám mạnh dạn nói dưới hình thức nói lái, dù chỉ để thư giãn.

Ví dụ 1: ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ nói lái theo thể Đường luật. Có cậu công nhân gốc Hội An làm việc ở Phú Ninh quan hệ với một cô thợ may ở địa phương mang bầu. Cậu về thú thực với gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng. Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà trai thực sự vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu.

Ai bàn chi chuyện đã an bài,

Trai khiển đồng tình gái triển khai.

Cứ sợ cho nên thành cớ sự,

Mai than mốt thở lỡ mang thai.

Tính từ ngày tháng vương tình tứ,

Khai ổ bây giờ báo khổ ai.

Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,

Thôi đành để chúng được thành đôi!

Ví dụ 2: Các cô chủ quán người Quảng Nam tại các quán nhậu, ngoài bản chất nói lái cố hữu, dường như được thêm qua nền "văn hóa nhậu" nên khả năng nói lái đáng nể. Tên các món ăn thức uống đều trở thành phương tiện để đùa bỡn, chọc ghẹo nhau:

- Lươn thì phải có món lươn nấu với rau dền, hay gọi tắt là lươn dền.

- Dưa leo thì phải là loại leo đá và phải được thái dọc ăn mới ngon.

- Mực thì món đặc biệt vẫn là mực xào với ngò, là món mực ngò.

-Ăn mít phải chọn mít đặt và có người đút cho thì ăn mới thấy ngon".

Ví dụ 3: Để phê phán thói lãng phí tổ chức tiệc cưới của gia đình nọ. Đi dự đám cưới ông Thủ Thiệm mua một tấm lụa, viết lên đó ba chữ Hán thật to: "Miêu Bất Tọa" làm quà. Trong tiệc rượu, nhiều người nhờ Thủ Thiệm giải thích mấy chữ đó. Thủ Thiệm giải thích:"Miêu" là mèo, "Bất" là không, "Tọa" là ngồi. "Miêu Bất Tọa" là mèo không ngồi, mà mèo không ngồi tức là mèo đứng.[11]

Ngôn ngữ khácSửa đổi

Cách nói này cũng được nhiều dân quốc gia khác sử dụng.

Thí dụ trong tiếng Anh: "The Lord is a shoving leopard" (thay vì "The Lord is a loving shepherd") - gọi là Spoonerism. Giáo sư William Archibald Spooner là người nối tiếng có thói quen đãng trí hay nói lộn ngược, ví dụ, "You have hissed my mystery lecture" ("You have missed my history lecture").

Thí dụ trong tiếng Đức: "Auf der Liebesreise // sprach der Leibesriese: // "Reib es, Liese!" // Und sie rieb es leise." - gọi là "Wortdreher" hay "Buchstabendreher", cách làm thơ có vần như thế gọi là Schüttelreimtrong tiếng hán việt: thiết trường kỷ dĩ tôn kỳ trưởng (lấy ghế dài mời các trưỡng lão) đối lại là lập bình phong nhi tuyển phòng binh (lập tấm phong để tuyển dụng quân sĩ) câu đối này hay lẫn cã vần bằng trắc lẫn nói lái!

Thí dụ trong tiếng Pháp: văn hào Voltaire, tên thật là François Marie Arouet, lấy tên thành phố quê hương là Airvault (thuộc vùng Deux Sèvres) nói lái là Vault  Air để có bút danh Voltaire.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Lê Ngọc Trụ. (1973). "Từ-nguyên-học dễ hiểu". Khoa học Nhân văn, tr 9
  2. ^ a ă â b c Đơn giản như... đang giỡn!.
  3. ^ a ă â b c Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :2
  4. ^ a ă â b c d Người Việt nói lái (kỳ 1).
  5. ^ a ă Nói lái  nghệ thuật chơi chữ độc đáo.
  6. ^ Tài nói lái trong thơ Võ Quê.
  7. ^ Người Việt nói lái (kỳ 2): Những nguyên tắc nói lái.
  8. ^ Lễ truy điệu Bác Hồ giữa lòng địch.
  9. ^ Người Việt nói lái (kỳ cuối): Khi học trò "lái gió".
  10. ^ Theo bài viết khi teen "lái gió" trên báo tuổi trẻ cười số 524 ngày 01/06/2015
  11. ^ Theo bài viết "Nói lái kiểu Quảng Nam" của Đinh Ba đăng trên báo Tuổi trẻ cười số 524 ngày 01/06/2015

Liên kết ngoàiSửa đổi