Đứng dậy chân cứ kêu rắc rắc là bệnh gì

Em năm nay 16 tuổi. Cơ thể em phát triển hết sức bình thường với chiều cao 1,75m, cân nặng 65kg. Nhưng không hiểu tại sao từ năm 12 tuổi đến nay, cứ mỗi khi em đứng lên, ngồi xuống là lại nghe thấy những tiếng răng rắc phát ra từ cả 2 bên đầu gối. Ngoài ra em còn rất hay bị mỏi và nhức nữa. Mong bác sĩ giải đáp liệu có phải em bị thiếu canxi không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này với ạ? Em xin cảm ơn! [tuanv…@yahoo.com]

Chào em,

Khớp được cấu tạo như một khoang kín có chứa nhiều bọt khí nhỏ nằm trong dịch khớp. Chúng là sản phẩm bình thường được tạo nên khi khớp vận động.

Nếu ổ khớp hình thành một vùng có áp lực cao do sự vận động mạnh [ví dụ đá mạnh chân... ] thì các bọt khí nhỏ này sẽ thoát ra từ dịch khớp để cân bằng áp lực. Sự phối hợp của các bọt khí cùng lúc thoát ra khỏi dịch khớp sẽ tạo nên tiếng kêu “rắc”. Bình thường điều này không đem lại hậu quả gì, tuy nhiên nó sẽ trở nên không tốt nếu chúng ta làm như vậy nhiều lần và có hệ thống.

Với những người đang ở trong độ tuổi dậy thì như em, tiếng kêu “rắc” thường xuất hiện cùng cảm nhận sự trượt, nhức và mỏi của gối. Hiện tượng này có thể xuất hiện trở lại khi kéo dài gối ở tư thế duỗi chân hoàn toàn. Nó chính là biểu hiện của sự phát triển sớm. Sự bất thường xảy ra với sụn đầu gối làm cho bờ nó dầy lên, khi bị trượt sẽ tạo nên tiếng kêu. Vì vậy, đó chỉ là hiện tượng sinh lí hết sức bình thường do hệ thống dây chằng, bao khớp và các sụn đầu xương chưa ổn định mà thôi.

Tuy nhiên, em vẫn nên chú ý theo dõi các triệu chứng mới. Nếu xuất hiện thêm tình trạng đau, sưng hoặc bị chấn thương thì em cần phải nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa, chụp X-quang nhằm phát hiện những thương tổn [nếu có] để điều trị sớm và kịp thời, tránh những biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này…

Ngoài ra, em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau:

- Trước khi hoạt động thể thao như chạy nhảy, đá banh, bơi lội, em cần phải khởi động thật kỹ để các khớp xương quen dần với các vận động, tránh tập mạnh một cách đột ngột, gây hại đến khớp.

- Giữ tư thế phù hợp khi ngồi và đứng sẽ giúp bảo vệ khớp xương từ cổ đến đầu gối, khớp hông và cơ lưng. Cũng cần lưu ý về tư thế khi khiêng, nhấc đồ vật.

- Bổ sung những loại thực phẩm làm cân bằng dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe và ngăn chặn nguy cơ té ngã, gây thương tổn khớp xương. Hãy đảm bảo rằng việc hấp thụ các loại thực phẩm giàu can-xi và vitamin D. Em cũng nên ăn nhiều vì nó chứa rất nhiều vitamin C, chất chống ôxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính.

Khớp là những vị trí kết nối 2 phần xương lại với nhau để tạo sự chuyển động giữa chúng. Khớp có thể phát ra tiếng khi chúng ta vận động, đặc biệt là khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng. Hầu như ai cũng từng gặp phải tình trạng các khớp kêu lục cục, diễn ra thường xuyên đến mức chúng ta thấy đây là vấn đề bình thường.

Theo Raghu Nagaraj – giám đốc kiêm bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Fortis [Ấn Độ], ngày càng nhiều người trẻ ở độ tuổi 25-35 gặp vấn đề về xương khớp, khi đứng dậy nghe tiếng khớp kêu. Đặc biệt, đây còn là dấu hiệu cảnh báo hàng loạt bệnh về xương khớp, cần được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.

Bác sĩ Raghu Nagaraj cảnh báo mọi người đừng chủ quan khi nghe tiếng xương khớp kêu.

Bình thường thì vấn đề này chỉ là dấu hiệu sinh lý, không ảnh hưởng gì đến người bệnh. Nhưng trong một số trường hợp khác, bác sĩ Raghu khẳng định rằng đừng bao giờ coi thường tiếng khớp kêu khi đứng dậy, vì đó là dấu hiệu sớm của các vấn đề sau đây:

1. Thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối thường có biểu hiện ban đầu là vùng khớp gối nghe tiếng lạo xạo, lục cục mỗi khi vận động và đứng dậy. Âm thanh ấy xuất phát từ lớp sụn bị bào mòn theo thời gian, làm lộ phần xương dưới sụn nên khi di chuyển sẽ tạo ra sự cọ xát giữa các đầu xương, từ đó gây ra tiếng kêu.

Thêm vào đó, bệnh nhân thoái hóa khớp gối còn bị cứng khớp, đau âm ỉ mãi không khỏi. Càng vận động mạnh thì khớp gối sẽ càng đau do bệnh đang tiến triển nặng. Trong một số trường hợp khác, dấu hiệu ấy cũng xuất hiện khi chúng ta đứng lên ngồi xuống, ngồi khoanh chân, ngồi xổm…

Bệnh này sẽ khiến khớp gối cứng lại, khi vận động sẽ nghe tiếng xương khớp kêu.

2. Khô khớp

Trong các khớp thường có một dịch nhầy để bôi trơn đầu sụn, giúp cho quá trình vận động của chúng ta dễ dàng hơn. Nếu lượng dịch khớp tiết ra không đủ sẽ cản trở hoạt động bình thường của các khớp, tạo ra những tiếng kêu răng rắc và lạo xạo. Trong những trường hợp nặng còn gây đau nhức xương khớp.

Các nguyên nhân gây khô khớp có thể kể đến như thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, loãng xương, thừa cân, lười vận động, cao tuổi… Để cải thiện vấn đề này, bạn nên ăn đầy đủ dưỡng chất chứ không nên vì giảm cân mà bỏ bữa, cố gắng tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể.

Hãy siêng năng vận động, tập thể dục để hạn chế những tình trạng về khớp xương.

3. Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý gây ảnh hưởng tới một hoặc nhiều khớp cùng lúc. Ngoài xuất hiện tiếng kêu khớp xương khi đứng dậy, bệnh cũng có dấu hiệu khác là sưng đau ở các khớp, cứng khớp mỗi sáng, đau khớp mỗi khi di chuyển… Bệnh tác động lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nếu không được điều trị sớm.

Bác sĩ Raghu cho hay, bệnh có diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề cho nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đáng tiếc viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể giảm nhẹ bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Bệnh này khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

4. Vôi hóa ổ khớp

Loại bệnh này xuất hiện khi canxi lắng đọng tại các mô sụn và xương dưới sụn, hay gặp nhất ở khớp gối. Chúng sẽ khiến khớp xương bị cứng lại, gây tổn thương ở đầu sụn khớp khi vận động mạnh. Hậu quả sẽ tạo nên các tiếng kêu răng rắc khi đứng lên ngồi xuống.

5. Viêm gân

Gân là bộ phận kết nối các cơ và xương với nhau. Khi chúng bị viêm sẽ cọ xát với xương tạo thành các tiếng kêu, gây đau nhức tại các khớp xương. Bên cạnh đó, tình trạng giãn cơ quá mức do vận động mạnh cũng gây nên tiếng kêu xương khớp. Các khớp hay gặp tình trạng này nhất là khớp gối, khớp cổ chân và khớp vai.

Hãy để ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để phát hiện bệnh sớm.

Các phòng tránh tình trạng khớp xương kêu

Bác sĩ Raghu chia sẻ, nếu tình trạng này chỉ xảy ra thi thoảng thì không có gì phải lo. Nhưng nếu bạn nằm trong nhóm người trên 50 tuổi, hoặc tiếng khớp kêu đi kèm với đau và sưng thì phải đi khám ngay. Để tăng cường sức khỏe xương khớp, bác sĩ khuyên mọi người nên làm một số việc như sau:

- Hãy ngồi đúng tư thế để xương khớp được thư giãn, hạn chế áp lực. Những người ngồi nhiều như dân văn phòng, lái xe, học sinh sinh viên… phải lưu ý.

- Luôn vận động và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để phòng tránh các bệnh liên quan đến xương khớp.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt dịch khớp. Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin D, B, K…

- Cần nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc, không vận động quá sức vì sẽ khiến các khớp dễ bị tổn thương hơn.

Chủ Đề