Dư tha o lương quân đội 2023 có đúng không

Thiết kế cơ cấu tiền lương mới

Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]. Bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

03 bảng lương mới đối với công an, quân đội

Theo Nghị quyết 27/NQ-TW thì sau cải cách tiền lương, sẽ có 3 bảng lương áp dụng đối với lực lượng vũ trang bao gồm:

- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an [theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm];

- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an

- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an [trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay].

Hiện hành lực lượng công an, quân đội đang có các bảng lương sau:

- Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân [Theo  Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV ngày 17/10/2016]

- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân [[Theo  Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV ngày 17/10/2016]

- Bảng lương công nhân công an [Theo Nghị định 49/2019/NĐ-CP ngày 06/6/2019]

- Bảng lương công nhân quốc phòng [Theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017]

Bảng lương sẽ có mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể

Hiện nay: Lương = Mức lương cơ sở * Hệ số lương

Từ 01/7/2022: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn

Để phù hợp với quy định của bảng lương mới [theo thiết kế lương mới, ghi số tiền cụ thể] thì sẽ hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn.

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Quân nhân chuyên nghiệp: điều kiện nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu. Tôi là quân nhân chuyên nghiệp, quân hàm thiếu tá thì nghỉ hưu được hưởng mức lương bao nhiêu?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi công tác trong đơn vị quân đội làm kinh tế. Tôi sinh ngày 1/1/1978, là công nhân viên chức hợp đồng từ năm 3/2000 đến 4/2004, năm 2004 tôi được chuyển sang chế độ công nhân viên quốc phòng, 12/2012 tôi được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp [quân hàm đại úy chuyên nghiệp], sang năm 2018 sẽ nâng lương và quân hàm thiếu tá. Cho hỏi vậy đến năm nào tôi sẽ đủ điều kiện để nghỉ hưu, và mức lương được hưởng là bao nhiêu? Chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu:

“Điều 54.Điều kiện hưởng lương hưu

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b] Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c] Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp”.

Căn cứ Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì điều kiện nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp được xác định bao gồm các trường hợp sau: 

+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên; 

Xem thêm: Điều kiện và mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân

+ Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

+ Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời.

+ Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong Quân đội, trong đó có ít nhất 05 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. 

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn sinh ngày 1/1/1978, tính đến 8/2017 bạn hơn 39 tuổi, bạn là công nhân viên chức hợp đồng từ 3/2000 đến 4/2004, đến năm 2004 bạn chuyển sang chế độ công nhân viên quốc phòng, tháng 12/2012, được chuyên sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp; như vậy xét về thời gian công tác trong quân đội bạn chưa đủ 20 năm. Trong trường hợp này, bạn không đáp ứng đủ điều kiện nghỉ hưu năm 2017. Để được nghỉ hưu, bạn phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và tùy vào từng trường hợp để xác định thời điểm nghỉ hưu của bạn. 

Luật sư tư vấn pháp luật mức lương quân nhân chuyên nghiệp:1900.6568

Mức lương hưởng lương hưu

Căn cứ Điều 40 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ

Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương hưu trực tuyến miễn phí

“1. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu:

a] Lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;

b] Trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật còn được hưởng trợ cấp một lần;

c] Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 3 Nghị định 151/2016/NĐ-CP, chế độ chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thì nếu trong trường hợp bạn nghỉ hưu theo Điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì chế độ thực hiện như sau: 

– Quân nhân đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của luật bảo hiểm xã hội: chế độ hưu trí và các khoản trợ cấp nếu có. 

– Nếu trong trường hợp bạn nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng [nếu có] theo quy định hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần cụ thể:

+ Trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 mới nhất

+ Trợ cấp bằng 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương. 

Mức tính lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: 

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

+Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Mỗi năm được tính thêm 2%, tối đa không quá 75%.

Trong trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ 2%. 

Bạn đối chiếu theo quy định trên để tính vào thời điểm bạn nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu của bạn sẽ được là bao nhiêu.

Xem thêm: Tuổi nghỉ hưu, chế độ hưu trí đối với sĩ quan quân đội mới nhất

Mục lục bài viết

  • 1 1. Thiếu tá nghỉ hưu đúng tuổi có được hưởng trợ cấp một lần
  • 2 2. Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo
  • 3 3. Quân đội chuyển ngành sang giáo viên nghỉ hưu tính như thế nào?
  • 4 4. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

1. Thiếu tá nghỉ hưu đúng tuổi có được hưởng trợ cấp một lần

Tóm tắt câu hỏi:

Xin cho tôi hỏi tôi công tác ở nhà máy z129 thuộc bộ quốc phòng về hưu ở tuổi 48 và được cấp bậc thiếu tá nhưng nếu tính tháng thì bị thừa mất 5 tháng còn tính năm thì vẫn ở tuổi 48 vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy dịnh chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi:

* Sĩ quan, QNCN đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm, được hưởng chế độ trợ cấp thuộc một trong các trường hợp sau:

– Thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

– Hết hạn tuổi cao nhất giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.

* Hạn tuổi để tính hưởng chế độ trợ cấp khi sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và QNCN nghỉ hưu trước hạn tuổi được xác định tương ứng như sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm, nhưng hạn tuổi cao nhất thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp, cụ thể như sau: 

Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022

– Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là:

Cấp uý: nam 46, nữ 46;

Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá: nam 51, nữ 51;

Thượng tá: nam 54, nữ 54;

Đại tá: nam 57, nữ 55;

Cấp tướng: nam 60, nữ 55.

– Hạn tuổi của QNCN phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ứng với cấp bậc quân hàm là:

Xem thêm: Nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp hệ trung cấp

Cấp uý: nam 46, nữ 46;

Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá, Thượng tá: nam 50, nữ 50.

– Tuổi để xác định sĩ quan, QNCN nghỉ hưu trước tuổi so với hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm khi phục vụ tại ngũ phải trước hạn tuổi cao nhất theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này ít nhất là một năm [đủ 12 tháng], được tính từ tháng sinh đến tháng liền kề trước khi sĩ quan, QNCN nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng.”

Bạn đang là thiếu tá, để được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần bạn phải nằm trong hạn tuổi nghỉ hưu trước tuổi tức là trước tuổi 48 ít nhất 12 tháng tính theo tháng sinh. Do bạn nghỉ hưu đúng tuổi nên bạn sẽ không được hưởng trợ cấp 1 lần mà được hưởng lương hưu hàng tháng.

2. Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

Cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc những đối tượng khác nhau, trong đó bao gồm: Sĩ quan cấp quân hàm Thiếu tướng trở lên, Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá,  Sĩ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn; Tư lệnh, Chính ủy binh chủng; Cục trưởng có chức năng chỉ đạo toàn quân và tương đương trở lên, Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, Thượng tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Sư đoàn hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương, Sĩ quan cấp quân hàm Trung tá, Thiếu tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Trung đoàn, Ban Chỉ huy quân sự huyện [quận] và tương đương, Sĩ quan cấp úy và các chức danh khác tương đương, Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ tương đương với cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ của sĩ quan cấp nào thì được hưởng chế độ quy định tại Thông tư 158/2011/TT-BQP như đối với sĩ quan cấp đó.

Đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mà mắc bệnh hiểm nghèo sẽ có chế độ chăm sóc theo quy định tại Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP:

Điều 6. Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

Xem thêm: Chế độ, chính sách mới dành cho quân nhân chuyên nghiệp

1. Đối tượng:

Cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.

2. Chế độ hưởng:

Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo được thực hiện từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định và được hưởng trợ cấp cả quý đó; mức trợ cấp một người/quý bằng một [01] tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm chi trả;

Cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại các bệnh viện, của quân đội được hưởng phần chênh lệch giữa tiền ăn bệnh lý và tiền ăn cơ bản do bệnh viện thanh toán.

3. Hồ sơ bệnh hiểm nghèo:

a] Hồ sơ cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được lập thành 01 bộ theo các mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này, gồm:

– Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo [Mẫu số 01/2011/BHN];

Xem thêm: Quy định độ tuổi nghỉ hưu? Cách tính tuổi nghỉ hưu mới nhất?

– Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo [Mẫu số 02/2011/BHN];

– Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo [Mẫu số 03/2011/BHN];

b] Hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh [Ban Chính sách] lưu giữ, quản lý.

4. Trách nhiệm lập hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết:

a] Cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc thân nhân của cán bộ quân đội nghỉ hưu gửi hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi cư trú. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo [01 bản];

– Các giấy tờ liên quan điều trị bệnh hiểm nghèo, gồm: Bản sao bệnh án hoặc một trong các giấy tờ khác như: Sổ sức khoẻ, các xét nghiệm [01 bản];

– Bản sao quyết định nghỉ hưu hoặc phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu [01 bản].

Xem thêm: Thời hạn thông báo về thời điểm nghỉ hưu cho người lao động

b] Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi đối tượng, cư trú: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ hợp lệ đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

c] Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Tiếp nhận, hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển đến, kiểm tra hồ sơ và tình trạng bệnh tật trên hồ sơ theo quy định; lập danh sách đối tượng [kèm theo hồ sơ] báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

d] Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chức năng [Ban Chính sách] tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện chuyển đến; kiểm tra, thẩm định, tổ chức giám định theo quy định, nếu đủ điều kiện thì lập biên bản kết luận từng trường hợp trình Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Tổng hợp danh sách báo cáo về Cục Chính trị quân khu [qua Phòng Chính sách].

5. Tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo

a] Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu [sau đây gọi tắt là Hội đồng] do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên – thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.

b] Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân [trường hợp không có hồ sơ]:

Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.

Xem thêm: Quy định về tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội nghỉ hưu, người có công

Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 – Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.

Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu.

Như vậy, cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 158/2011/TT-BQP được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý. Để nhận trợ cấp, cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo cần nộp hồ sơ để được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư này, bao gồm:

– Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo [Mẫu số 01/2011/BHN];

– Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo [Mẫu số 02/2011/BHN];

– Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo [Mẫu số 03/2011/BHN];

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ và xác nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cho cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo hưởng các chế độ trên theo quy định.

3. Quân đội chuyển ngành sang giáo viên nghỉ hưu tính như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưu sớm mới nhất

Tôi sinh ngày 6/7/1958. Tôi nhập ngũ năm 1977 sau 10 năm phục vụ quân đội tôi chuyển ngành làm giáo viên THPT đến nay, Đến tháng 7/2018 tôi nghỉ hưu.Vậy lương hưu của tôi được tính như thế nào? Xin cảm ơn luật sư !

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Về tính lương hưu, Khoản 2, Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“2. từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.

Xem thêm: Mức lương, cách tính mức lương hưu mới và chuẩn nhất

Về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với trường hợp là sĩ quan quân đội chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ­ xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước  rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ- CP:

“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:

a] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

b] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

c] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

d] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

đ] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

e] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Xem thêm: Hưởng lương hưu đối với trung tá quân nhân chuyên nghiệp

g] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a] Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời Điểm nghỉ hưu, cộng thêm Khoản phụ cấp thâm niên nghề [nếu đã được hưởng] tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời Điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

b] Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

c] Trường hợp, người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời Điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời Điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu”.

Theo ông trình bày, bạn chuyển ngành từ quân nhân sang làm giáo viên Trung học phổ thông. Đây là ngành nghề được tính phụ cấp thâm niên nghề, vậy áp dụng Điểm b Khoản 3 Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ- CP và trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà có toàn bộ thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bạn sẽ  được mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Ngoài ra, khi về hưu bạn sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như: trợ cấp một lần, trợ cấp khu vực,….

Căn cứ để tính hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội đối với bạn một cách cụ thể sẽ phải dựa vào thời gian đóng Bảo hiểm xã hội, chức danh nghề nghiệp, địa bàn công tác, diễn biến tiền lương của bạn được ghi nhận trên sổ Bảo hiểm xã hội. 

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Hỗ trợ cho người lao động trong thời gian huấn luyện quân nhân dự bị

Tôi là sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sinh 02/1969. Được tuyển dụng vào nhà máy quốc phòng 12/1986 đến tháng 5/1997 được chuyển từ chế độ công nhân quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp, đến tháng 6/2013 được phong quân hàm sỹ quan cấp bậc Trung tá. Nay muốn được nghỉ hưu trước 01/01/2018 có được không? Xin được Công ty luật TNHH Dương Gia tư vấn gửi qua email. Xin Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, bạn được phong quân hàm là sỹ quan cấp bậc trung tá, do đó bạn là sĩ quan quân đội nhân dân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP. Điều 8 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng như sau:

– Nam đủ 55 tuổi và tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm;

– Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

Luật sư tư vấn nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội:1900.6568

– Người lao động người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên;

Xem thêm: Điều kiện, cách tính mức hưởng nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108

– Bạn có đủ 25 năm trở lên công tác trong Quân đội [bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được Điều động trở lại phục vụ Quân đội], trong đó có ít nhất 05 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được;

Bạn đối chiếu các quy định trên vào trường hợp của bạn để xác định bạn có đủ điều kiện nghỉ hưu trong năm nay hay không?

Chủ Đề