Dư địa trong đầu tư chứng khoán là gì

Ở thời điểm hiện tại, trạng thái margin của thị trường chưa cho thấy sự căng cứng khi các công ty chứng khoán vẫn còn dư địa cho vay tương đối nhiều sau các đợt tăng vốn - Ảnh: BÔNG MAI

Dư nợ margin lo "cơn gió ngược"?

Giao dịch cho vay ký quỹ [margin] mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đây cũng là nguồn thu quan trọng với các công ty chứng khoán hiện nay. Song margin cũng có thể mang lại không ít rủi ro.

Đây là một trong các vấn đề đáng chú ý tại báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9-2023 của chứng khoán DSC.

Theo nhóm nghiên cứu chứng khoán DSC, dư nợ margin toàn thị trường hiện ước đạt 150.000 tỉ đồng. Ở thời điểm hiện tại, trạng thái margin của thị trường chưa cho thấy sự căng cứng khi các công ty chứng khoán vẫn còn dư địa cho vay tương đối nhiều sau các đợt tăng vốn.

Đây không phải là ngưỡng cao nhất từ trước đến nay vì đã có thời điểm đạt ngưỡng 200.000 tỉ đồng, tuy nhiên điều mà chuyên gia DSC thấy lo ngại: Nếu xét trên phương diện tỉ lệ đòn bẩy, tỉ lệ dư nợ margin/vốn hóa HOSE đã vượt 3,2% và ở vùng cao nhất lịch sử.

"Nếu có một cơn gió ngược nào đó, ngưỡng đòn bẩy cao là rủi ro lớn với thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà ở cả các thị trường phát triển, ngưỡng dư nợ margin/vốn hóa cũng hiếm khi vượt 3%", chuyên gia DSC lo ngại.

Các công ty chứng khoán lớn đang cho vay margin ra sao?

Thống kê tại các công ty chứng khoán đã công bố báo cáo bán niên 2023, hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận tăng cho vay margin.

Tăng mạnh nhất phải kể đến chứng khoán VPS, đến 30-6-2023, tổng các khoản cho vay 10.762 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay margin chiếm 10.220 tỉ đồng, tăng 73% so với đầu năm.

Xét về quy mô, dẫn đầu thị trường tính đến hết quý 2 vẫn là chứng khoán Mirae Asset Việt Nam với các khoản cho vay với hơn 15.041 tỉ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, hợp đồng giao dịch ký quỹ chiếm 13.502 tỉ đồng, tăng gần 7%.

Tiếp đến là chứng khoán SSI với hoạt động cho vay ký quỹ 13.104 tỉ đồng, tăng 20%. Tại chứng khoán Kỹ Thương [Techcom Securities], các khoản cho vay đến 30-6-2023 cũng vượt mốc 10.000 tỉ đồng, trong đó cho vay margin chiếm 9.809 tỉ đồng, tăng 17%.

Chứng khoán VNDirect xếp ở vị trí thứ tư cho vay hoạt động ký quỹ với 8.993 tỉ đồng, tăng gần 3%. Tại chứng khoán KIS Việt Nam, con số này đạt 6.203 tỉ đồng, tăng 30%.

Trong khi đó, dư nợ cho vay margin của Vietcap tính đến cuối tháng 6 đạt 5.395 tỉ đồng, chỉ tăng nhẹ 2% so với cuối năm trước…

Dư nợ cho vay margin tại các công ty chứng khoán có thị phần lớn

Trong báo cáo mới đây, VNDirect cũng dự báo con số tổng cho vay ký quỹ toàn thị trường có thể đạt 155.000 - 180.000 tỉ đồng trong 6 tháng cuối năm nay, tăng 10 - 30% so với mức 140.000 tỉ đồng vào cuối quý 2-2023.

Với tổng vốn chủ sở hữu của 30 công ty đạt 183.000 tỉ đồng vào cuối quý 2-2023, con số này cho thấy tỉ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu toàn ngành sẽ rơi vào khoảng 0,85 - 1,0 lần. Như vậy theo chuyên gia VNDirect, dư địa tăng trưởng cho vay ký quỹ vẫn còn rất lớn vì ngưỡng quy định là 2 lần.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một công ty chứng khoán cũng lưu ý rằng bản chất việc dùng đòn bẩy tài chính bao giờ cũng đi kèm rủi ro. Do vậy nhà đầu tư chỉ nên dùng margin ở tỉ lệ được cho phép, không quá 50%.

Đồng thời cân nhắc sử dụng margin bằng cách giải ngân dần ở những phiên thị trường đã điều chỉnh và có dấu hiệu tạo đáy hoặc chuyển sang trạng thái tích lũy, hạn chế vay margin để mua các cổ phiếu đã tăng nóng hoặc có tính biến động quá cao.

Khi dùng đòn bẩy tài chính, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ, tránh nghe một chiều từ môi giới, đơn vị tư vấn.

Nhiều cổ phiếu tăng tốt trọn một vòng T+3 tới T+4 với thanh khoản thấp cho thấy bên bán vẫn đang khá hợp tác. Nhịp nảy nhỏ này có thể kéo dài chút nữa và vẫn là dao động ngược chiều bình thường trong xu hướng giảm ngắn hạn.

Tín hiệu quan trọng nhất trong 3 phiên trở lại đây là độ rộng. Nhịp giảm trước đó thị trường luôn ghi nhận số cổ phiếu giảm giá áp đảo, lúc này tín hiệu ngược, bất kể chỉ số đánh võng trong phiên thế nào, cổ phiếu tăng giá vẫn nhiều hơn.

Đó biểu hiện của dòng tiền vận động một cách riêng rẽ, chọn cổ phiếu đểu giao dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ số. Thực ra nếu nhìn từ góc độ chỉ số, nhịp điều chỉnh có thể kéo thêm chút nữa, nhưng một số cổ phiếu đang quay lại ngưỡng hỗ trợ cân bằng sớm hơn. Các mã như vậy khó giảm sâu thêm trừ phi thị trường mất quá nhiều điểm và chỉ số phá ngưỡng tâm lý quan trọng để ảnh hưởng tới tâm lý chung.

Vì vậy sẽ có các nhà đầu tư chọn chiến lược mua trước thăm dò. Vùng đáy thường kéo dài và có những đợt test cung cầu diễn ra, nên việc mua từng phần có thể tối ưu giá vốn tốt hơn. Thị trường hiện tại không có đủ động lực để tăng tốc và bỏ lại những người chậm chân hoặc tạo sự sốt ruột cần thiết. Chỉ cần nhìn dòng tiền là biết, khi bên mua từ chối mua nhiều ở vùng giá tăng cao, nhưng chấp nhận chặn giá dưới sâu và thanh khoản thường tăng lên trong nhịp giảm. Kiểu tích lũy như vậy sẽ đánh đổi biên độ bằng thời gian.

Nói tóm lại, thị trường tăng một vài phiên cũng không có gì đáng mừng và lao dốc giảm thì cũng không lo. Áp lực cung cầu cho đến lúc này đều không có yếu tố gì đủ mạnh để kích thích đột biến. Chia nhỏ vị thế và hành động theo kế hoạch, chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu tối đa 50/50.

Thị trường phái sinh hôm nay diễn biến ngược dự kiến hôm qua, khi VN30 phần lớn thời gian trong ngày là lình xình trượt dần trong biên độ 1047.xx tới 1039.xx. VN30 không tăng quá cản 1047.xx được trong khi F2 lại chiết khấu, thành ra Long không được mà Short cũng khó. Buổi chiều dễ đánh hơn vì F2 phản ứng trước, giảm qua 1039.xx trong khi VN30 chưa tới. Kịch bản thứ nhất là VN30 sẽ tiếp tục giảm qua 1039.xx. Kịch bản thứ 2 là VN30 sẽ dừng lại ở mốc này rồi dao động trở lại trong biên độ cũ. Bởi vì F2 đã chiết khấu sẵn nên basis là phần bù trong kịch bản VN30 quay lại lên 1047.xx, tức lựa chọn kịch bản Long. Stoploss sẽ là khi VN30 thủng 1039. VN30 sẽ chỉ thủng nếu các trụ “cho phép”, trong khi VIC được chặn lại, HPG, VPB, TCB bật mạnh.

Đoạn kéo lên sau đó thì bình thường giống các phiên trước và lặp lại một nhịp đẩy vượt đỉnh ở VN30, tức là vượt vùng 1047.xx. Rất khó xác định liệu đây là các bẫy giống những lần trước hay thật sự đẩy lên, vì biên độ kế tiếp là 1057.xx, rất xa trong khi thời gian không còn nhiều. Vì thế tốt nhất là đóng Long. Chiến lược đó không ăn được đủ dài nhưng là an toàn nhất. Có thể thấy F2 bị chốt rất nhiều quanh 1047.xx bất chấp VN30 đã vượt xa.

Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh nên thị trường cơ sở có thể hơi nhiễu một chút. Tuy vậy động lực tăng vẫn còn, nhờ bên bán tiếp tục giữ hàng. Cơ sở có thể đi thêm chút nữa trước khi cung dày hơn xuất hiện. Các phiên tăng sẽ tiếp tục có thanh khoản giảm. Chiến lược ngày mai là Long/Short linh hoạt dựa trên basis bình quân.

VN30 chốt hôm nay tại 1055.26. Cản gần nhất ngày mai là 1057; 1064; 1074; 1082; 1089. Hỗ trợ 1048; 1039; 1034; 1027; 1019.

F2 chiết khấu là phần bù rủi ro tốt cho các bất thường của cổ phiếu trụ.

“Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.

Chủ Đề