Động nào dưới đây nêu đầy đủ nội dung của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay1,377
  • Tháng hiện tại51,121
  • Tổng lượt truy cập2,675,138

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh

Văn mẫu lớp 9: Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh gồm 5 mẫu, giúp các em tham khảo, biết cách tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh thật cô đọng, súc tích mà vẫn đầy đủ ý chính.

Với 5 bài tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trau dồi thêm cho mình kĩ năng sắp xếp, để phần tóm tắt logic, chặt chẽ. Vậy mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tóm tắt tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn

Cuộc đời Hồ Chí Minh đầy truân chuyên. Người đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới và thành thạo nhiều ngôn ngữ. Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. Tuy là một người uyên bác nhưng Người có một phóng cách sống vô cùng giản dị từ nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc, đến cách sống thanh cao và có văn hóa. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bác sống giản dị, thanh cao không phải để khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 2

“Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Cuộc đời của Bác đã đi qua nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi đất nước khác nhau, Bác lại học hỏi và tiếp thu các nền văn hóa ấy một cách có chọn lọc. Chính vì vậy, vốn kiến thức của Người vô cùng phong phú. Người cũng biết đọc và viết thành thạo rất nhiều thứ tiếng. Bác còn có một lối sống vô cùng giản dị từ cách ăn, cách mặc, cách sinh hoạt hàng ngày. Đó không phải cách sống giống với bất kì một vị tổng thống hay chủ tịch nào trên thế giới.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 3

Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vừa giản dị vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi đến nhiều nơi và được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, cả phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy, Người am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới như, văn hóa thế giới sâu sắc. Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, tiếp thu cái hay cái đẹp nhưng Bác vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng là một vị chủ tịch nước có lối sống giản dị. Điều ấy được thể hiện qua ngôi nhà sàn đơn sơ nơi Bác ở, hay trang phục, bữa ăn hằng ngày của Bác. Nhưng chớ có hiểu lầm rằng cách sống của Bác là khác người, là muốn thần thánh hóa bản thân. Mà đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần mà Người đã lựa chọn.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 4

Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói được mà còn viết được [Pháp, Anh, Hoa, Nga…]. Bác cũng hiểu biết văn hóa, nghệ thuật các nước, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Dù tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam. Lối sống ấy vô cùng giản dị. Bác “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Trang phục cũng hết sức giản dị với “bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Bữa ăn hàng ngày “đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Nếp sống ấy giống như của các vị danh nho như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm - được tác giả cho rằng là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn”.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 5

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa và hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.

Cập nhật: 05/09/2021

Nội dung của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” nói về vấn đề gì?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Văn bản tiếng nói của văn nghệ sử dụng phương thức biểu đạt giống với văn bản nào?

   A. Bàn về đọc sách

   B. Làng

   C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

   D. Những đứa trẻ

Hiển thị đáp án

Câu 2: Ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi?

   A. Sinh năm 1924 và mất năm 2003

   B. Từng là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam về văn học nghệ thuật

   C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng

   D. Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Hiển thị đáp án

Câu 3: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?

   A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người

   B. Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội

   C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ

   D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ?

   A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của mình

   B. Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ

   C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay trong chính tâm hồn của mỗi người

   D. Gồm cả 3 ý A, B, C

Hiển thị đáp án

Câu 5: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?

   A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

   B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, những tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm

   C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy

   D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ

Hiển thị đáp án

Câu 6: Trong văn bản trên, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng?

   A. Nguyễn Du và Tôn-xtoi

   B. Go-rơ-ki và Tôn-xtoi

   C. Nguyễn Du và Lỗ Tấn

   D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi

Hiển thị đáp án

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Câu 7: Đoạn văn trên bàn về nội dung?

   A. Cái hay của một bài thơ

   B. Cách đọc một bài thơ

   C. Tư tưởng trong thơ

   D. Tư tưởng trong nghệ thuật

Hiển thị đáp án

Câu 8: Câu văn nào sau đây nêu ý chủ đạo của đoạn văn

   A. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng

   B. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình đỉnh cao

   C. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra và thấm trong tất cả cuộc sống

   D. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy

Hiển thị đáp án

Câu 9: Qua đoạn văn, tác giả nêu ra ý kiến, quan điểm gì?

   A. Nghệ thuật và tư tưởng luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau

   B. Tư tưởng của nghệ thuật nảy sinh từ cuộc sống và lắng sâu trong cảm xúc, rung động của người đọc

   C. Nghệ thuật có những khả năng thật kì diệu đối với con người

   D. Mỗi con người có một con đương riêng để đến với nghệ thuật

Hiển thị đáp án

Câu 10: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chính nào?

   A. Chứng minh

   B. Giải thích

   C. Phân tích

   D. Tổng hợp

Hiển thị đáp án

Câu 11: Đặc sắc về lập luận của đoạn văn trên là gì?

   A. Cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển

   B. Phân tích cụ thể, chặt chẽ

   C. Câu văn giàu hình ảnh

   D. Gồm cả 3 ý trên

Hiển thị đáp án

Câu 12: Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng” sử dụng biện pháp tu từ gì?

   A. So sánh

   B. Nhân hóa

   C. Hoán dụ

   D. Liệt kê

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Tiếng nói của văn nghệ - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề