Điểm kỳ hạn là gì

Trong thị trường xuất nhập khẩu, khi thị trường ngoại hối có sự biến động sẽ đem đến những cơ hội cũng như rủi ro cho các doanh nghiệp. Để giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá thì các doanh nghiệp thường sẽ mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn từ các ngân hàng.

Tỷ giá kỳ hạn là gì?

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Công thức:

F = S + P

Trong đó:

  • F: Tỷ giá kỳ hạn
  • S: Tỷ giá trao ngay
  • P: Điểm kỳ hạn
Tìm hiểu thêm:Tỷ giá là gì? Phân loại tỷ giá theo các tiêu thức hiện nay?

Lợi ích của hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn

  • Công cụ giúp nhà nước quản lý việc xuất nhập khẩu, do đó nhà nước thường khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc mua/bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn.
  • Quản lý rủi ro tỷ giá cho công ty xuất nhập khẩu: Thị trường ngoại hối luôn không ngừng thay đổi, vì vậy với các doanh nghiệp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tỷ giá thì việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro và nắm bắt cơ hội hơn, vì các doanh nghiệp nắm được tỷ giá ngoại tệ khi ký hợp đồng kỳ hạn.
  • Kiểm soát dòng tiền: Giúp cho các doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh doanh hiệu quả bằng việc kiểm soát dòng tiền, không bị phụ thuộc vào tỷ giá.
  • Giúp cho các ngân hàng tăng nguồn thu ngoại tệ.

Mặc dù với nhiều lợi ích như trên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự sử dụng hình thức này để quản lý rủi ro về ngoại hối, một phần là do trong giai đoạn nhà nước khuyến khích việc giao thương quốc tế nên nhà nước vẫn còn hỗ trợ điều chỉnh tỷ giá để có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, một phần khác là do hợp đồng mua bán kỳ hạn vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Điểm kỳ hạn là gì

Áp dụngtỷ giá kỳ hạn trong hợp đồng mua bán ngoại tệ

Cách tính tỷ giá có kỳ hạn

Theo công thức cân bằng lãi suất

Tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa vào công thức:

F = S(1 + rd)/(1+ ry)

Trong đó:

  • F: Tỷ giá kỳ hạn
  • S: Tỷ giá giao ngay, ví dụ: S= USD/VND
  • rd: Lãi suất của đồng tiền định giá, tương ứng lãi suất VND
  • ry: Lãi suất của đồng tiền yết giá, tương ứng lãi suất USD

Dựa vào mức Swap

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá trao ngay +/- Mức Swap

Trong đó:

  • Nếu tỷ giá Swap bán ra > giá Swap mua vào, ta sử dụng dấu (+)
  • Nếu tỷ giá Swap bán ra < giá Swap mua vào, ta sử dụng đấu (-)

Ứng dụng của tỷ giá kỳ hạn

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn thường được các ngân hàng áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn cho các doanh nghiệp, thường được các công ty xuất nhập khẩu sử dụng để hạn chế rủi ro về tỷ giá.

Chẳng hạn, đối với công ty xuất khẩu, với hợp đồng xuất khẩu 100.000 USD từ việc bán hàng hoá ra nước ngoài, và sẽ nhận được thanh toán trong 06 tháng. Tuy nhiên do thị trường ngoại hối luôn biến động khiến nhà xuất khẩu lo lắng tỷ giá USD sau 06 tháng sẽ xuống giá so với VND, vì vậy nhà xuất khẩu quyết định thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn.

Theo đó, ngân hàng sẽ mua ngoại tệ của công ty xuất khẩu theo tỷ giá kỳ hạn đã thoả thuận trước và nhà xuất khẩu sau 06 tháng sẽ nhận được số tiền VND theo tỷ giá kỳ hạn đó.

Tương tự với nhà nhập khẩu, các công ty nhập khẩu vẫn thường hay lo lắng việc USD tăng giá so với VND sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty nhập khẩu, vì thế nhằm kiểm soát rủi ro, các công ty nhập khẩu sẽ thực hiện việc mua USD từ ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Đến thời gian phải thanh toán, nhà nhập khẩu sẽ mua USD theo tỷ giá của hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho bên bán. Nhờ vậy sẽ giúp nhà nhập khẩu giảm được tổn thất nếu có sự tăng giá USD so với VND.

Không chỉ USD và VND, mà đa số các ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Vietcombank, Eximbank, VPBank, ACB, Vietinbank đều thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn với bất kỳ 02 loại ngoại tệ khác nhau hoặc ngoại tệ với VND với kỳ hạn từ 02 ngày đến dưới 365 ngày.

Trong tương lai, khi thị trường ngoại hối trong còn được kiểm soát nhiều bởi nhà nước thì việc mua bán ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn sẽ là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kiểm soát rủi ro và dòng tiền.

Điểm kỳ hạn là gì

Tỷ giá thị trườngchứngkhoán thường không ổn định

Ưu điểm và nhược điểm của giao tỷ giá kỳ hạn

Ưu điểm

  • Giúp nhà đầu tư phòng ngừa được rủi ro từ việc biến động lãi suất vào thời điểm thanh toán hợp đồng.
  • Đáp ứng được nhu cầu mua/bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu hoặc chuyển khoản ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như đầu tư
  • Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ dự tính được chi phí kinh doanh hoặc thu nhập, đảm bảo khả năng thanh toán.

Nhược điểm

  • Có thể dẫn đến nguy cơ đầu cơ thao túng thị trường
  • Chỉ đáp ứng được thành phần khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai.
  • Trong trường hợp tỷ giá nhiều biến động thì sẽ có chút khó khăn trong việc tính toán tỷ giá
  • Đến ngày đáo hạn hai bên phải bắt buộc thực hiện hợp đồng dù cho có bất lợi xảy ra.

Tỷ giá kỳ hạn thực sự là một trong những công cụ hữu ích giúp chính phủ quản lý hiệu quả việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó thì việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn trong kinh doanh cũng là 1 trong những bài toán đầu tư mà các nhà lãnh đạo cần xem xét.