Điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là

Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.

– Phạm vi: Nằm ở phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân.

– Đặc điểm chung: Gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc- đông nam, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa.

– Các dạng địa hình chính.

+ Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình. Phía nam là vùng núi Thừa Thiên-Huế .

+ Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Nam Trường Sơn và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương bắc xuống phương nam.

Đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn.

– Phạm vi: Phía Nam Bạch Mã đến vị tuyến 110B.

– Đặc điểm chung: Gồm các khối núi và cao nguyên, theo hướng bắc – tây bắc, nam -đông nam.

– Các dạng địa hình chính.

+ Phía đông: Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng, nâng cao.

+ Phía tây là các cao nguyên KonTum, Plâycu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông bề mặt rộng lớn, bằng phẳng từ 500-800-1000m.

– Sự bất đối xứng giữa hai sườn đông tây rõ hơn ở Bắc Trường Sơn.

So sánh đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

Đặc điểmTrường Sơn BắcTrường Sơn Nam
Phạm viTừ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.Phía Nam dãy Bạch Mã.
Độ cao– Thấp, hẹp ngang.
– Cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
– Phía đông là các khối núi cao, đồ sộ với những đỉnh núi cao trên 2000m; phía tây là các cao nguyên ba dan cao 500- 800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
Hướng địa hìnhCác dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông NamBắc – Nam, cùng với Trường Sơn Bắc tạo thành vòng cung lớn.
Độ nghiêngTây – ĐôngCó sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông Tây. Sườn đông dốc dựng bên dải đồng bằng ven biển. Sườn tây tương đối bằng phẳng.

Câu hỏi: Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là?

A.Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên

B.Địa hình cao hơn

C.Hướng núi vòng cung

D.Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn

So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

Đặc điểm

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi Phía Nam sông Cả đến đèo Hải Vân Phía Nam dãy Bạch Mã đến vùng núi cực Nam Trung Bộ
Đặc điểm chung

- Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu.

- Các dãy núi song song và so le nhau hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Phía Bắc là vùng thượng du Nghệ An.

- Gồm các khối núi hướng Bắc- Tây Bắc, Nam – Đông Nam.

- Địa hình có sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn đông – tây.

Các dạng địa hình

- Ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình.

- Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế.

- Mạch núi cuối vùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16⁰B

- Phía Đông là khối núi KonTum và cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có đỉnh cao trên 2000m sát ra biển tạo nên sự chênh vênh của đường bờ biển với sườn dốc đứng và dải đồng bằng nhỏ hẹp.

- Phía Tây là hệ thống cao nguyên xếp tầng bề mặt rộng lớn, bằng phẳng độ cao 500 – 800 – 1000m.

Sau đây Top lời giải cùng bạn tìm hiểu những nét cơ bản về 2 dãy núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam - 2 đầu của dãy Trường Sơn nhé!

Dải Trường Sơn dài 1100 km, là xương sống của bán đảo Đông Dương, là đường phân thủy giữa lưu vực sông Mekong và các sông đổ vào Biển Đông, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào đến giáp miền Đông Nam Bộ, gồm 2 vùng Nam Trường và Bắc Trường Sơn phân cách bởi vùng chuyển tiếp Quảng Nam – Đà Nẵng.

* Trường Sơn Bắc:

- Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc:

+ Từ phía Nam sông Mã đến dãy Bạch Mã, chạy dọc theo biên giới Việt – Lào, dài khoảng 600km.

+Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

+Có hai sườn không cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải

+Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển

- Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc đã có những ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi nước ta:

+Ảnh hưởng khí hậu:

+Chắn gió mùa Đông Bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng

+Chắn gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng Phơn làm cho khí hậu của vùng có khí hậu khô nóng.

+Ảnh hưởng sông ngòi:

+Nhỏ, hẹp, ngắn dốc

+Mùa mũ lên nhanh, đột ngột

+Mùa khô phần lớn khô nóng

* Vùng chuyển tiếp

Phạm vi:Quảng Nam - Đà Nẵng (từ sống núi Bạch Mã đến sống núi Ngọc Linh)

Đỉnh Trường Sơn chạy theo biên giới Lào-Việt. Vùng chuyển tiếp khá hẹp theo chiều bắc-nam, chỉ trong phạm vi Quảng Nam-Đà Nẵng..

Cảnh quan đá vôi hiếm gặp ( gặp ở Ngũ Hành Sơn và An Điềm), cảnh quan núi đá hoa cương kiểu Trường Sơn Nam cũng chưa phổ biến.

Tuy không còn mùa đông lạnh và gió phơn như Trường Sơn Bắc nhưng nhiệt độ mùa đông thấp hơn Trường Sơn Nam, bão lũ và mưa nhiều.Bắt đầu phân dị hai mùa khô và mưa như Trường Sơn Nam nhưng chưa thực sự điển hình.

Giới động thực vật mang tính chuyển tiếp giữa 2 phần Nam-Bắc Trường Sơn),), có 5 huyệncòn bảo tồn được voi,gà lôi đặc hữu, sao la, mang lớn, bò rừng, thỏ vằnTrường Sơn, chà vá chân xám, trĩ sao như ở Trường Sơn Bắc.

* Trường Sơn Nam:

Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phíaĐôngcủaTây Nguyên, chạy dài từ khối núiNgọc Linhđếnmũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam làkhối núi Ngọc Linh,dãy núi An Khê,Chư Đju,Tây Khánh Hòa,Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từQuảng NamđếnNha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào làKhối nâng KontumhayTây Nguyên.

Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm:Ngọc Linh(2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.

Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng. Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hướng Tây Nam.

Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm!

Câu hỏi : Điểm khác biệt rõ nét về địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. có các khối núi và cao nguyên đá vôi xen kẽ

B. độ cao địa hình thấp hơn, ít bị chia cắt

C. có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây

D. địa hình có độ dốc nhỏ hơn, bị chia cắt mạnh

Trả lời:

Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây.

=> Đây là điểm khác biệt của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc.

Dãy Trường Sơnlà dãy núi nằm ở phía Tây lãnh thổ Việt Nam, có vị trí nằm giữa 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia nhưng nó vẫn được nhắc đến chủ yếu là giữa ranh giới Việt – Lào. Trường Sơn chính là quần thể các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn hướng ra Biển Đông. Hiện nay, dãy trường Sơn có trong địa đồ của 21 tỉnh thành của nước ta.

Chọn C.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về địa hình đồi núi của nước ta nhé!

1. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

- Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Hướng địa hình là hướng cánh cung.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Bắc có ranh giới chạy từ thượng nguồn sông Cả vào đến Quảng Nam, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nơi đây tập trung những khối núi lớn thuộc hàng bậc nhất Đông Dương như: Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), Bạch Mã (giữa Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam), Kẻ Bàng (Quảng Bình) và các dãy núi có độ cao trung bình khác Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên-Huế) 1774 m…Trong đó nổi tiếng nhất là dãy Bạch Mã và Kẻ Bàng.

Bạch Mã – nơi có con đèo Hải Vân nổi tiếng và có thảm thực vật phong phú, bao gồm nhiều loài động thực vật quý hiếm của rừng nhiệt đới.

Khối núi Kẻ Bàng có động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học. Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng là một địa điểm du lịch đẹp nổi tiếng của Việt Nam.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.

Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Dải núi rừng phía NamTrường Sơnkhiến người phương xa xúc động bởi vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh rừng khộp, săng lẻ thân cao vút và trụi là mùa khô. Tây Nguyên, dải đất huyền thoại chưa năm nào vắng tiếng cồng chiêng, thấp thoáng những mái nhà rông cao vút đẹp như lưỡi rìu vươn lên trời xanh, quê hương của các tộc người Ba na; Ê Đê; J’rai; M’Nông… dũng mãnh và lãng mạn, nơi sử thi vẫn chảy mạch trong huyết quản con người. Rừng nơi đó tuy không còn hoang sơ như cách đây một thế kỷ, song vẫn chứa đựng những nhịp sống riêng, nuôi dưỡng những nhịp múa của các cô gái, cánh tay tròn lẳn quanh đống lửa, tiếp tiếng ngân nhịp chiêng và tiếng hú gọi voi nhà đã đi vào huyền thoại.

Bên cạnh đó, những thác nước hùng vĩ giữa ngàn, các buôn làng Ra Glai hoang sơ sẽ đem đến cho du khách một góc nhìn mới về vùng rừng núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

2. So sánh đặc điểm giống và khác nhau của vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

GIỐNG NHAU

Vùng Trường Sơn Bắc và vùng Trường Sơn Nam nước ta đều có địa hình đồi núi.

KHÁC NHAU

* Vùng Trường Sơn Bắc

Vùng Trường Sơn Bắc kéo dài từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã có các đặc điểm địa hình chính sau đây:

– Hướng địa hình: Tây Bắc – Đông Nam.

– Các dãy núi song song, so le nhau.

– Thấp, hẹp ngang nâng cao hai đầu.

* Vùng Trường Sơn Nam

Vùng Trường Sơn Nam nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã có các đặc điểm địa hình chính sau đây:

– Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông, Tây của Tây Trường Sơn.

+ Địa hình núi ở phía Đông với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía Đông.

+ Cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, bán bình nguyên xen đồi phía Tây.