Đền voi phục-tranh bột màu của họa sĩ văn giáo năm 2024

Họa sĩ Văn Giáo là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ đầu của nền hội họa Việt Nam. Ông được biết đến là người dành cả cuộc đời để vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các tác phẩm của ông chủ yếu mô tả phong cảnh nhiều vùng miền trong cả nước, cũng như cuộc sống, chiến đấu và lao động của các tầng lớp nhân dân trong chiến tranh.

Nhà giáo, nhà phê bình Lê Quốc Bảo nhận xét: “Họa sĩ Văn Giáo đã để lại cho đời những đóng góp nhất định cho một đề tài Bác Hồ, một thể loại tranh phong cảnh, một chất liệu bột màu. Chúng ta nhớ về ông là nhớ tới ba đặc điểm nghệ thuật trên, đã hình thành một chân dung nghệ thuật hoàn chỉnh của cố họa sĩ Văn Giáo”.

Nắm đất Tổ quốc.

Họa sĩ Văn Giáo vẽ Bác Hồ với tiêu chí “Giống cho đời nay và đẹp cho đời sau”. Ông đã đặt chân đến nhiều nơi mà Bác từng ở, như Cao Bằng, Nghệ An… Những bức tranh ông vẽ về Bác Hồ chính vì thế mà vô cùng chân thực và sinh động, gần gũi, như “Bác Hồ ở hang Cốc Bó”, “Bác về thăm quê”, “Nắm đất Tổ quốc”, “Thăm trận địa pháo cao xạ hồ Trúc Bạch”, “Thăm đồng bào thôn Thạch Bích”, “Đêm nay Bác không ngủ”…

Tranh chân dung hay tranh phong cảnh của họa sĩ đều có điểm chung là tươi tắn, xử lý rất tinh tế về ánh sáng. Nhà phê bình Lê Quốc Bảo nhận xét, Văn Giáo là một họa sĩ sớm thành công về thể loại tranh phong cảnh quê hương, có nhiều tác phẩm đẹp nhờ biết xử lý ánh sáng tinh tế: “Họa sĩ đã thành công trong thể loại tranh này, bởi khả năng xử lý ánh sáng tinh tế mà không phải ai cũng có thể đạt được. Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩm của ông đã sớm bộc lộ khả năng cầm bút chơi đùa với ánh sáng một cách tinh tế, hiệu quả: ưa thích cảnh đẹp, say sưa với những phản quang phong phú và màu sắc nồng nàn. Chỉ với một cảnh vật nhưng ở trong các không gian ánh sáng đa dạng: bình minh, trưa hè, hoàng hôn hay cả đêm tối, tất cả đều đem lại cho người xem cảm thụ về cuộc sống khác nhau”.

Đêm nay Bác không ngủ.

Tươi tắn, hồn nhiên và chân thực, những bức tranh của họa sĩ Văn Giáo đã đi vào lòng người xem một cách tự nhiên nhất có thể. Tranh của ông vẽ về khung cảnh của một Hà Nội dung dị, gần gũi: phố Hàng Bè, Tam quan nội Văn Miếu, chùa Một Cột, đền Voi Phục, Ba Đình…, về phong cảnh của nhiều vùng đất nơi ông đặt chân qua: “Tuy Hòa”, Tây Trang, Điện Biên”, “Đôi bờ Hiền Lương”, “Bản Lụa, Lai Châu”…

Cũng với sự chân thực và dung dị ấy, những bức tranh thời chiến của ông giống như những trang nhật ký để ngỏ, kể cho người xem những ngày tháng gian nan và anh dũng của quân và dân ta: “Công binh xưởng”, “Rà phát bom mìn”, “Khâu áo chiến sĩ”, “Giã gạo giúp dân”, “Xay gạo giúp dân”, “Phá đồn giặc”, “Đồng chí ăn một chút”…

Những xử lý tinh tế về màu sắc, ánh sáng của họa sĩ Văn Giáo còn gắn liền với một loại chất liệu đã định hình nên phong cách của ông: bột màu. Nhà phê bình Lê Quốc Bảo nói, Chất liệu mà họa sĩ Văn Giáo xử lý nhuần nhuyễn nhất chính là bột màu. Trong sáng tạo mỹ thuật tất cả chất liệu đều bình đẳng. Khó thay khi sử dụng chất liệu bột màu để diễn hình, diễn màu, phải biết dự báo được khi khô sao cho đúng độ về màu và hình mới đẹp. Tranh bột màu của Văn Giáo không chỉ là sở trường mà đã trở thành một thương hiệu mang tên Văn Giáo.

Góc tưởng niệm họa sĩ tại triển lãm.

Tại triển lãm, còn có một góc nho nhỏ trưng bày những vật dụng gắn bó với công việc của họa sĩ như bảng màu, giá vẽ, bi đông nước, chiếc ghế dã chiến, những cây cọ vẽ… Triển lãm thu hút rất đông không chỉ bạn bè, gia đình, người thân, những họa sĩ thế hệ sau, mà còn cả những người yêu mến tác phẩm của họa sĩ. Tròn 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của ông, như vậy cũng phần nào đủ làm nên một nén nhang thật ấm gửi tới người họa sĩ giản dị và tài ba này.

Triển lãm “Văn Giáo trên những nẻo đường” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội từ 6 -14/10/2016.

Họa sĩ Văn Giáo được biết đến là một tác giả dành trọn cả đời vẽ Bác Hồ. Một thể loại tranh chân dung nhân vật lãnh tụ theo tiêu chí thẩm định “Giống cho đời nay và đẹp cho đời sau”. Ông đã trực tiếp đến sống và vẽ ở những nơi Bác sống, làm việc như: Nghệ An, Cao Bằng. Ông đã để lại cho đời nhiều bức tranh đẹp đi vào lòng người, đi vào lịch sử mỹ thuật Cách mạng Việt Nam về đề tài Bác Hồ.

Văn Giáo cũng là một họa sĩ sớm thành công về thể loại tranh phong cảnh quê hương, có nhiều tác phẩm đẹp nhờ biết xử lý ánh sáng tinh tế. Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩm của ông đã sớm bộc lộ khả năng "chơi đùa" với ánh sáng một cách tinh tế, hiệu quả. Ưa thích cảnh đẹp, say sưa với những phản quang phong phú và màu sắc nồng nàn. Chỉ với một cảnh vật nhưng ở trong các không gian ánh sáng đa dạng: Bình minh, trưa hè, hoàng hôn hay cả đêm tối, tất cả đều đem lại cho người xem cảm thụ khác nhau về cuộc sống.

Chất liệu mà họa sĩ Văn Giáo xử lý nhuần nhuyễn nhất chính là bột màu. Tranh bột màu của Văn Giáo không chỉ là sở trường mà đã trở thành một "thương hiệu" mang tên Văn Giáo.

Ba đặc điểm nghệ thuật trên đã hình thành một chân dung nghệ thuật hoàn chỉnh của cố họa sĩ Văn Giáo. Các tác phẩm trong triển lãm “Văn Giáo trên những nẻo đường” đã cho người xem thấy dấu chân Văn Giáo in trên khắp nẻo đường theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam.

Năm 2016, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của cố họa sĩ Văn Giáo, gia đình ông đã dày công tìm kiếm, sưu tầm, xuất bản một tuyển tập tranh và triển lãm tranh “Văn Giáo trên những nẻo đường” như một nén nhang thơm gửi tới hương hồn người nghệ sĩ.

Chủ Đề