Đề tài nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI NUÔI CON CỦA BÀ MẸ CÓ CON THỪA CÂN LỨA TUỔI MẪU GIÁO

I.Đặt vấn đề: Thừa cân xuất hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ là nguy cơ cho bệnh béo phì khi đến tuổi trưởng thành. Thừa cân béo phì ở trẻ là một vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh ở Việt Nam và phát triển trong tương lai không xa. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI NUÔI CON CỦA BÀ MẸ CÓ CON THỪA CÂN LỨA TUỔI MẪU GIÁO Tại Thành phố Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc Chủ nhiệm: BS CK II. Huỳnh Văn Nên Trung tâm-TTGDSK AN GIANG Tháng 1 năm 2011
  2. Mục lục Đặt vấn đề 1. Mục tiêu 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3. Kết quả và bàn luận 4. Kết luận và kiến nghị 5.
  3. I.Đặt vấn đề: Thừa cân xuất hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ là nguy cơ cho bệnh béo phì khi đến tuổi trưởng thành. Thừa cân béo phì ở trẻ là một vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh ở Việt Nam và phát triển trong tương lai không xa. Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ có trẻ thừa cân là điều cần thiết để có những cơ sở dữ liệu ban đầu cho hoạt động truyền thông nhằm kiểm soát và phòng ngừa vấn nạn béo phì.
  4. 1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiện trạng KAP nuôi con của bà mẹ có con thừa cân lứa tuổi mẫu giáo. 2. Mục tiêu cụ thể: a)Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về nguyên nhân, cách nhận biết, tác hại, cách xử trí và phòng thừa cân béo phì. b)Xác định tỷ lệ bà mẹ có thái độ chấp nhận các biện pháp kiểm soát và xử trí khi trẻ bị thừa cân béo phì. c)Xác định tỷ lệ bà mẹ có hành vi đúng trong chăm sóc trẻ béo phì. d)Xác định tỷ lệ các nguồn thông tin về béo phì mà bà mẹ thu thập cũng như loại hình dịch vụ y tế mà bà mẹ lựa chọn khi con bị béo phì.
  5. III: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng: Bà mẹ có con lứa tuổi mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) bị thừa cân đang học ở trường Mẫu giáo Hướng Dương, Mẫu giáo Hoa Sen (TP.Long Xuyên) và trường Mẫu giáo Hoa Hồng (thị xã Châu Đốc) 2. Cỡ mẫu: n=1,962.p.(1-p)/d2 p=0,91 (Tỷ lệ kiến thức đúng về phòng chống béo phì của bà mẹ có con thừa cân ở TP.HCM năm 2006) d (Sai số cho phép) = 0,05 n=126 Ít nhất 126 bà mẹ có con thừa cân được phỏng vấn
  6. 3. Phương pháp chọn mẫu: - Chọn các trường mẫu giáo đại diện cho TP.Long Xuyên (Mẫu Giáo Hướng Dương, Mẫu Giáo Hoa sen) và TX.Châu Đốc (Mẫu Giáo Hoa Hồng). - Chọn tất cả các bà mẹ có trẻ thừa cân ở các trường mẫu giáo nói trên đưa vào lô nghiên cứu, ngoại trừ các bà mẹ không trực tiếp nuôi trẻ, hoặc bị tâm thần, câm, điếc, hoặc chối từ hợp tác.
  7. 4. Phương pháp điều tra: 4.1 Cân đo trẻ: Xác định trẻ thừa cân dựa trên tiêu chuẩn CN/CC của Who (năm 2005): >+2SD là trẻ thừa cân. 4.2 Phỏng vấn bà mẹ: Theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn (Tham khảo mẫu phỏng vấn của Who, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trường Đại học Y dược TP. HCM..) 5. Nhập và xử lý số liệu: Số liệu điều tra được nhập và xử lý trên phần mềm Epi Info 6.04. Các biến số được trình bày bằng tỷ lệ %.
  8. IV Kết quả-Bàn luận Số trẻ Số trẻ Trường được cân do thừa cân MẪU GIÁO HƯỚNG 748 89 DƯƠNG 184 11 MẪU GIÁO HOA SEN 384 27 MẪU GIÁO HOA HỒNG Tổng số 1.316 127
  9. Phỏng vấn bà mẹ của 127 trẻ thừa cân, được kết quả như sau: 1/ Đặc điểm dịch tễ của trẻ và gia đình: Giới tính Nữ Nam, 30.70% 69.30% Trẻ nam bị thừa cân nhiều hơn trẻ nữ
  10. Tuổi 3 tuổi 5 tuổi, 22% 37.80% 4 tuổi, 40.20% Thừa cân xuất hiện nhiều hơn ở 4 và 5 tuổi
  11. Tiền sử dinh dưỡng Trong 6 tháng đầu Bú mẹ và bú bình, Bú mẹ, 34.30% 40.20% Bú bình, 20.50% Gần 55% trẻ thừa cân có tiền sử 6 tháng đầu bú bình (trong đó 21% bú bình hoàn toàn)
  12. Tổng số con 3 con , 3.90% 2 con , 37.80% 1 con , 58.30% Trẻ thừa cân tập trung ở gia đình ít con, nhất là con một
  13. Nguồn thông tin về béo phì mà bà mẹ nhận được: 100% 93.70% 78% 75% 50% 29.40% 21.40% 25% 17.50% 8.80% 0% Cán bộ y tế Nhà trường Khác Sách báo Radio Ti vi Các thông tin thừa cân, béo phì bà mẹ thu nhận được từ nhiều nguồn khác nhau theo thứ tự: ti vi (94%), sách báo (78%), cán bộ y tế (29%), nhà trường (21%)
  14. Nơi khám và tư vấn trẻ thừa cân: Khác (TP HCM), 16.90% Trạm y tế, Bệnh viện 2.40% công, 48.40% Phòng khám y tế tư, 18.50% Bệnh viện tư, 4.80% Trung tâm SKSS, 8.90% Bà mẹ thích được tư vấn, khám trẻ thừa cân béo phì ở Bệnh viện công (48%), y tế tư (23%), TP HCM (17%), TT SKSS (9%).
  15. Kiên thức-thái độ-hành vi Kiên - Hiiểu biết của bà mẹ về thừa H cân béo phì ở mức độ khá: + 76 % bà mẹ biết con mình bị thừa 76 cân béo phì + 87% bà mẹ biết thừa cân béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe + 92% bà mẹ biết ăn uống hợp lý sẽ phòng tránh được thừa cân béo phì.
  16. - Thái độ của bà mẹ không chấp nhận thừa Thái cân béo phì nhưng chưa kiên quyết bắt con thay đổi cách ăn uống cũng như tăng cường vận động + 80% bà mẹ không chấp nhận thừa cân 80% béo phì + 59% bà mẹ chiều con ăn vặt, 31% chiều 59% con ăn ngọt. + 41% bà mẹ chưa quyết tâm bắt trẻ tập 41% luyện.
  17. - Hành vi của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng để trẻ giảm béo phì còn hạn chế: + 22% bà mẹ vẫn cho con ăn nhiều chất béo 22% + 17% bà mẹ vẫn cho con ăn nhiều chất ngọt + 87% bà mẹ vẫn cho con uống nhiều sữa + 65% bà mẹ vẫn cho con ăn nhiều bữa + 39% bà mẹ không cho con vận động ngoài trời + 61% bà mẹ không cho con tập thể dục thể thao - Bốn kênh thông tin về thừa cân béo phì mà bà mẹ nhận được là từ ti vi, sách báo, cán bộ y tế, nhà trường và bà mẹ thích đưa con đến khám tại bệnh viện công, y tế tư và Trung tâm CSSKSS.
  18. Từ kiiến thức đến hiểu biết về thừa cân béo k phì và cách phòng chống cho đến hành vi nuôi con để giảm thừa cân béo phì còn 1 khoảng cách lớn Kiến thức T ỷ lệ Tỷ lệ Hành vi - Biết ăn quá mức 91% -Hạn chế chocon 68% sẽ gây thừa cân ănvặt Hạn chế số lần ăn béo phì 35% - Biết giảm chất -Hạn chế cho con béo để giảm thừa 84% ăn chất béo 78% cân béo phì - Biết tăng cường -Cho con vận động vận động để giảm 72% ngoài trời 61% Cho con tập thể béo phì dục thể thao 39%
  19. +Cần đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, +C truyền thông phòng chống béo phì bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin +Tăng cường phổ biến kiến thức về phòng chống béo phì cho bà mẹ, nhấn mạnh tác hại của béo phì: bệnh tật, ảnh hưởng tâm lý, năng suất lao động, tầm quan trọng của vận động, tập luyện thể dục thể thao, hạn chế ăn ngọt, ăn béo, uống sữa, tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn.
  20. + Để thay đổi hành vi của bà mẹ về chăm thay sóc dinh dưỡng phòng chống béo phì ngoài việc nâng cao hiểu biết về cách phòng chống béo phì, chuyển biến thái độ thì ngành y tế và nhà trường phải tạo những điều kiện thuận lợi để bà mẹ và trẻ có thể tham gia, từ đó hành vi mới sẽ được củng cố và được duy trì để trở thành thói quen, hình thành nếp sống mới cho trẻ.