Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm của các phản ứng hóa học người ta đưa ra Khái niệm

Thông tin tóm tắt

Thực nghiệm cho thấy rằng có những phản ứng xảy ra gần như tức khắc, ví dụ như phản ứng nổ, phản ứng giữa các ion trong dung dịch... Nhưng cũng có những phản ứng xảy ra rất chậm. Thường là những phản ứng giữa các hợp chất cộng hóa trị nhất là những hợp chất hữu cơ. Hết sức chậm là những phản ứng xảy ra trong lòng thủy tinh, trong xỉ, trong lòng quả đất [kéo dài hàng trăm, ngàn, vạn năm]. Ví dụ như phản ứng hình thành daafu mỏ, than đá ở trong vỏ quả đất. Người ta nói các phản ứng hóa học có tốc độ khác nhau.Tốc độ của một phản ứng hóa học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong đơn vị thời gian.

Thông tin chỉ tiết

1. Khái niệm về tốc độ phản ứng

Các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra nhanh, chậm rất khác nhau. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.

Tốc độ của một phản ứng hóa học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong đơn vị thời gian.

- Nồng độ của chất thường được tính bằng số mol trong một lít [mol/l].

- Thời gian tính bằng giây, phút hoặc giờ...

Thí dụ,

Br2+HCOOH2HBr+CO2

Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,0120 mol/l, sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l.

Vậy, tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây tính theo Br2 là:

v-=0,0120mol/l-0,0101mol/l50s=3,80.10-5mol/[l.s]

Trên đây ta đã tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu tiếp theo những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Tốc độ của một phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất và nồng độ của chất phản ứng, áp suất [nếu trong phản ứng có chất khí tham gia], nhiệt độ, bản chất của dung môi [nếu phản ứng được thực hiện trong dung dịch] sự có mặt của chất xúc tác...

a. Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng.

Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ của chất phản ứng thể hiện trong định luật tác dụng khối lượng do Gunbe và Oago phát biểu từ năm 1867 và là định luật cơ bản của động hóa học:

"Tốc độ của phản ứng hóa học ở nhiệt độ không đổi tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất phản ứng với số mũ là hệ số của chất trong phương trình phản ứng"

Ví dụ, Đối với phản ứng dạng tổng quát:

aA+bBcC+dDtốcđộlà:v=k.CAa.CBb

trong đó, v là tốc độ của phản ứng ở một thời điểm nào đó,

CA, CB là nồng độ của chất A và chất B ở tại thời điểm xác định tốc độ, k là hằng số tỉ lệ và được gọi là hằng số tốc độ của phản ứng hóa học.

Hằng số tốc độ của một phản ứng hóa học là tốc độ của phản ứng đó khi nồng độ các chất phản ứng đều bằng đơn vị [1mol/l], Nó phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ chứ không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.

Vậy, khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

b. Ảnh hưởng của áp suất.

Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có chất khí. Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo nên tốc độ phản ứng tăng.

Thí dụ, xét phản ứng sau thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ xác định:

2HI[k]H2[k]+I2[k]

tốc độ phản ứng khi áp suất của HI là 2 atm gấp 4 lần tốc độ phản ứng khi áp suất của HI là 1 atm.

c. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Đa số phản ứng hóa học có tốc độ tăng lên khi tăng nhiệt dộ.

Theo quy tắc kinh nghiệm đề ra năm 1884 bởi Van't Hoff: "Khi tăng nhiệt độ thêm 10o, tốc độ của các phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần".

Tỉ số của các hằng số tốc độ ở nhiệt độ t + 10o và ở nhiệt độ t được gọi là hệ số nhiệt độγ

γ=kt+10okt=2đến4

Một phản ứng nếu cóγ=3 chẳng hạn, khi tăng nhiệt độ thêm 100oC, tốc độ của nó tăng lên:

310010=59049lần

Tại sao nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ phản ứng?

Vì điều kiện để có tương tác hóa học là sự va chạm giữa các hạt của các chất phản ứng nên một cách tự nhiên người ta cho rằng, khi nhiệt độ tăng chuyển động nhiệt của phân tử tăng lên, số va chạm giữa chúng tăng lên làm cho tốc độ phản ứng tăng lên.

d. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

Khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng tốc độ phản ứng tăng.

e. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất có tác dụng làm biến đổi mãnh liệt tốc độ phản ứng hoặc gây nên phản ứng nếu phản ứng đó, về nguyên tắc, có thể thực hiện được [G

Chủ Đề