Đặt 3 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu

Ôn tập giữa học kì 2 học tốt Tiếng Việt

TIẾT 1:

1. Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi Khi nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

a. Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

Mùa hè

hoa phượng vĩ

nở dỏ rực.

b. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.

Hoa phượng vĩ

nở đỏ rực

khi hè về

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

a. Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

* Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? Hoặc: Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàngkhi nào?

b. Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.

* Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?

Hoặc: Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?

3. Viết lời đáp của em vì đã làm một việc tốt cho bạn.

a. Khi bạn cảm ơn em vì đã làm một việc tốt cho bạn.

Em đáp: Chúng mình là bạn bè mà, có gì mà phải cám ơn. Hoặc: Chuyện nhỏ ấy mà. Cậu khách sáo quá.

b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.

Em đáp: Dạ, không có gì đâu, cụ ạ!

Hoặc: Dạ, không có chi. Bà đi nhé!

c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác ấy một lúc.

Em đáp: Không có gì đâu bác. Cháu cũng rất thích chơi với em!

TIẾT 2:

1. Viết từ ngữ về 4 mùa:

Đặt 3 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu

2. Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu.

Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.

TIẾT 3:

1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

a. Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

Hai bên bò sông

hoa phượng vĩ

nở đỏ rực

b. Chim đậu trắng xóa trên, những cành cây.

Chim

đậu trắng xóa

trên những cành cây

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a. Hoa phượng vĩ nở dỏ rực hai bên bò sông.

* Hoa phượng vĩ nở dỏ rực ở đâu?

* Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?

b. Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.

* Ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm?

* Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu?

3. Ghi lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

a. Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.

Em đáp: Không sao cả. Chả ai muốn thế.

b. Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng lầm em.

Em đáp: Không sao đâu chị ạ! Chị biết vậy là em mừng rồi. Hoặc: Chị biết thế là em mừng rồi, không sao đâu ạ!

c. Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.

Em đáp: Không sao đâu ạ. Bác biết vậy là cháu rất mừng.

TIẾT 4:

Viết đoạn văn ngắn 3-4 câu về một loài chim hoặc gia cầm gà vịt ngỗng mà em biết.

Con trống tía nhà em mới đó mà đã trở thành một chàng trai lựclưỡng. Có lẽ nó nặng đến hơn ba kí rồi. Toàn thân được phủ một lớplông màu xanh sậm xen lẫn những mãng màu đen, xanh. Cái mào hình bánh lái tàu màu đỏ chót. Còn cái đuôi thì dài cong vòng như một chùm bông lúa đang kì nặng hạt. Hai cái chân to, cao được bọc một lớp vảy sừng vàng nghệ, trông nó như một lực sĩ thế hình.

TIẾT 5:

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: như thế nào?. Đánh dấu X vào chỗ trống trước ý trả lời đúng:

a. Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bò sông.

Mùa hè

đỏ rực

hai bên bờ sông.

b. Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.

Ve

nhởn nhơ

suốt cả mùa hè.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

a. Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.

* Chim đậu như thế nào trên những cành cây?

b. Bông cúc sung sướng khôn tả.

* Bông cúc sung sướng như thế nào?

3. Ghi lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

a. Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.

Em đáp: Ôi thích quá bố nhỉ! Vậy là con sẽ tranh thủ học bài sớm để được xem.

b. Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.

Em đáp: Ôi thích quá. Cảm ơn bạn đã cho mình biết tin vui.

c. Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đạt giải nhất trong tháng thi đua này.

Em đáp: Ôi, tiếc quá thầy nhỉ! Tháng sau, chúng em sẽ cố gắng hơn nữa.

TIẾT 6:

Điền từ chỉ loài thú và từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của nó vào bảng sau:

Đặt 3 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu


TIẾT 7:

1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?.

Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

a. Sơn ca khô cả họng vì khát.

Sơn ca

khô cả họng

vì khát

b. Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.

Vì mưa to

nước suối dâng

ngập hai bờ

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a. Bông cúc héo lá đi vì thương xót sơn ca.

* Vi sao bông cúc héo là di?

* Bông cúc héo lá đi vì sao?

b. Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.

* Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?

* Đến mùa đông vì sao ve không có gì ăn?

3. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

a. Khi cô (hoặc thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ của lớp em.

Em đáp: Cảm ơn thầy, lớp em sẽ rất vui khi thầy đến dự ạ.

b. Khi cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp đồng ý cho lớp đi thăm viện bảo tàng.

Em đáp: Ôi, thích quá, chúng em cảm ơn cô ạ!

c. Khi mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ

Em đáp: Ôi, thích quá, con cảm ơn mẹ nhiều ạ!

TIẾT 8:

TRÒ CHƠI Ô CHỮ

a. Điền vào ô trống theo hàng ngang:

Dòng 1: Người cưới công chúa Mị Nương. (7 chữ cái)

Dòng 2: Mùa rét (lạnh). (4 chữ cái).

Dòng 3: Cơ quan phụ trách chuyển thư từ. (7 chữ cái)

Dòng 4: Ngày tết của thiếu nhi. (8 chữ cái)

Dòng 5: Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc. (7 chữ cái)

Dòng 6: Con vật đi lạch bạch. (3 chữ cái)

Dòng 7: Trái nghĩa với dữ. (4 chữ cái bắt đầu bằng chữ H)

Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế. (9 chữ cái)

Đặt 3 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu

b. Từ mới xuất hiện ở cột dọc: SÔNG TIỀN

TIẾT 9:

BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm:

CÁ RÔ LỘI NƯỚC

Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng, mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ mói chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mói ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.

B. Dựa theo nội dung của bài đọc trên, đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:

1. Cá rô có màu sắc như thế nào?

Giống màu đất.

Giống màu bùn.

Giống màu nước.

2. Mùa đông cá rô ẩn náu ở đâu?

ở các sông,

Trong đất.

Trong bùn ao.

3. Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?

Như cóc nhảy.

Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

Nô nức lội ngược trong mưa.

4. Trong câu: Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi con gì?

cá rô.

lội ngược.

nô nức.

5. Bộ phận in đậm trong câu: Chúng khoan khoái đớp bóng nướcmưa. Trả lời cho câu hỏi nào?

Vì sao?

Như thế nào?

Khi nào?

TIẾT 10:

Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4,5 câu) để nói về một con vật mà em thích.

1. Đó là con gì? Ở đâu?

2. Hình dắng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?

3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh đáng yêu.

BÀI LÀM

Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và cũng rất hiền. Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó dã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình. Con Lu ngoan lắm. Mỗi lần em cho nó ăn, em bắt nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất, lúc nào cũng phải vẫy vẫy như người ta vẫy tay vậy. Đến chỗ ăn cơm, phải đi hai vồng xung quanh bát cơm mới được ăn. Những lúc đói bụng quá, nó chạy vòng rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ỏ bậc thềm trông nhà. Hễ có khách là phóng ra sủa oang oang để báo hiệu cho chủ biết. Em rất cưng con Lu và nó cũng rất mến em.

Đặt 3 câu có bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu

Xem thêmBài 73: KHO BÁU  Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 2 tại đây

Video liên quan