Đánh giá toán lớp 7 học kì 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 10 đề kiểm tra học kì 2 môn Toán 7, tài liệu bao gồm 10 trang. Tài liệu được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi sắp hới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Tóm tắt tài liệu

Bộ 10 đề kiểm tra học kỳ 2 toán 7: mỗi đề bao gồm 5 câu.

10 đề kiểm tra học kỳ 2

Môn toán 7

Đề 1

Bài 1 (1.5đ) Thời gian giải một bài toán của học sinh lớp 7 có được như sau

Giá trị(x)

3

4

5

6

7

8

Tần số(n)

5

7

10

12

6

5

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Bài 2 () cho hai đa thức A= 7x2y3 – 6xy4+5x3y – 1

B= - x3y – 7x2y3+5 – xy4

Tính A + B

Bài 3 (2đ): Tìm đa thức P và đa thức Q biết
a. P +(3x2 – 4+5x)=x2 – 4x

b. Q – 14y4+6y5 – 3= -12y5+y4 – 1

Bài 4 (1.5đ): Tìm nghiệm các đa thức sau:
a. A(x) = - 12x + 18
b. B(x) = -x2+16

c. C(x)= 3x2+12

Bài 5 (4đ): Cho tam giác ABC vuông tại A, phân giác góc B cắt AC tại I. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA
1. C/m tam giác ABI = tam giác EBI và suy ra góc BEI = 900
2. Hai tia BA và EI cắt nhau tại D. C/m tam giác AID = tam giác EIC và suy ra tam
giác IDC cân
3. C/m AE // DC.

Đề 2

Bài 1: Điều tra về tuổi nghề của 40 công nhân trong 1 phân xưởng sản xuất ta có số liệu sau:

Đánh giá toán lớp 7 học kì 2

a) Lập bảng “tần số”
b) Tính số trung bình cộng
c) Dựng biểu đồ đoạn thẳng
d) Tìm mốt của dấu hiệu
Bài 2: Cho các đa thức f(x) =5x2 – 2x+5 và g(x) = 5x2 – 6x - \(\frac{1}{3}\)

a) Tính f(x) + g(x)

b) Tính f(x) – g(x)

c) Tìm nghiệm của f(x) – g(x)
Bài 3: Cho biểu thức: \(M = {x^2}y + \frac{1}{3}x{y^2} + \frac{3}{5}x{y^2} - 2xy + 3{x^2}y - \frac{2}{3}\)

a) Thu gọn đa thức M
b) Tính giá trị của M tại x =-1 và \(y = \frac{1}{2}\)

Bài 4: Cho ∆ ABC vuông tại A. Vẽ đường cao AH. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD =BA
a) C/m góc BAD = góc ADB
b) C/m Ad là phân giác của góc HAC
c) Vẽ DK vuông góc AC ( K thuộc AC). C/m AK = AH
d) C/m AB + AC < BC + 2AH

Đề 3

Bài 1 : ( 1 ,5 điểm )
Cho hàm số y = ax (a ¹ 0)

a/ Xác định hệ số a biết đồ thị của hàm số đi qua A ( 2 ; 3 )
a) Vẽ đồ thị của hàm số với a vừa tìm được
b) Điểm M ( 1005 ; 2010 ) có thuộc đồ thị hàm số vừa tìm được ở trên không ? Vì sao ?
Bài 2 : ( 1 ,5 điểm)
Cho hai đa thức:

P(x) = 5x5+3x – 4x4 – 2x3+6+4x2

Q(x)= 2x4 – x+3x2 – 2x3 + \(\frac{1}{4}\) - x5

a/Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến x
b/Tính P(x) + Q(x) và P(x) -Q(x)
Bài 3 : ( 1 ,0 điểm)
Tìm nghiệm của đa thức : Q( x) = -2x + 8
Bài 4 : (2 ,0 điểm )
Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại như sau :

8

9

10

9

9

10

8

7

9

8

10

7

10

9

8

10

8

9

8

8

8

9

10

10

10

9

9

9

8

7

a/ Lập bảng tần số
b/ Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu ?
Bài 5 : ( 4, 0 điểm)
Cho tam giác ABC vuông tại A,đường phân giác BD. Kẻ \(DE \bot BC(E \in BC)\).Trên tia đối của tia AB lấy điểm F sao cho AF = CE
Chứng minh:a/ \(\Delta ABD = \Delta EBD\)
b/BD là đường trung trực của đoạn thẳng AE
c/ AD < DC
d/ \(\widehat {ADF} = \widehat {EDC}\)và E,D,F thẳng hàng

Đề 4

Bài 1( 1,5đ): Số con trong mỗi hộ gia đình ở một khu phố được thống kê như sau

2

0

1

4

1

2

0

3

2

0

3

2

2

2

3

1

0

2

2

1

a) Lập bảng tần số
b) Tính số con trung bình trong mỗi hộ gia đình. Tìm mốt.
Bài 2(1,5đ): Cho đa thức

B= - 4x2y + x4y3 – 3x2y3z2+4x5y – 2y4 – x4y3+3y4+4x2y3z2 – y4 \( + \frac{1}{2}\)

a) Thu gọn đa thức B
b) Tính giá trị của đa thức B tại x = 1; y = -1 ; z = 1
Bài 3 (1,5đ): Tìm nghiệm của các đa thức sau
a) 2x – 1

b) ( 4x – 3 )( 5 + x )

c) x2 – 2

Bài 4(2đ): Cho hai đa thức \(A(x) = {x^5} + 2{x^2} - \frac{1}{2}x - 3\)

\(B(x) =  - {x^5} - 3{x^2} + \frac{1}{2} + 1\)

a) Tính M(x) = A(x) + B(x) ; N(x) = A(x) – B(x)
b) Chứng tỏ M(x) không có nghiệm
Bài 5(3,5đ): Cho \(\Delta ABC\)cân tại A ( A < 900). Kẻ\(BD \bot AC(D \in AC),\)\(CE \bot AB\)\((E \in AB),\) BD và CE cắt nhau tại H.
a) Chứng minh: BD = CE
b) Chứng minh: \(\Delta BHC\) cân
c) Chứng minh: AH là đường trung trực của BC
d) Trên tia BD lấy điểm K sao cho D là trung điểm của BK. So sánh: ECB và DKC                                                  \[\]

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống