Đánh giá rủi ro máy móc thiết bị

Mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động

5 Tháng Hai, 2020

Đánh giá rủi ro an toàn lao động tại doanh nghiệp, cơ sở là hoạt động cần thiết và bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện hoặc do đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường thực hiện. Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động, người trực tiếp tham gia đánh giá phải tổng hợp lại kết quả đánh giá rủi ro phải được ghi lại theo mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động. Bảng đánh giá phải được ghi một cách rõ ràng, nếu cần phải dịch ra ngôn ngữ khác để người lam gia làm việc hiểu được.

Quý doanh nghiệp đánh giá rủi ro an toàn lao động tham khảo nội dung dưới đây.

Đánh giá rủi ro an toàn lao động là gì?

Mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động

  • 1 Đánh giá rủi ro an toàn lao động là gì?
  • 2 Mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động:
    • 2.1 ⭐ Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm
    • 2.2 ⭐ Xác định khả năng xuất hiện, xác suất xảy ra của mối nguy
    • 2.3 ⭐ Lựa chọn ma trận rủi ro
    • 2.4 ⭐ Xác định khả năng xuất hiện tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm.
    • 2.5 ⭐ Đánh giá mức độ rủi ro dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra.
  • 3 Các thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro.

Đánh giá rủi ro an toàn trong lao động là việc kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại tới người lao động. Quá trình đó giúp người sử dụng lao động ước lượng mức độ của rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không.

Đánh giá rủi ro an toàn lao động là việc bắt buộc phải tiến hành trước khi triển khai kế hoạch kiểm soát rủi ro. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như ảnh hướng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra hoặc có thể xảy ra.

Các bước đánh giá rủi ro an toàn lao động.

Bước 1: Xác định mối nguy hiểm, rủi ro.

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào.

Bước 3: Đánh giá rủi ro xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe.

Bước 4: Ghi lại những người chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian.

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro, và cập nhật cần thiết.

Mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động:

Bảng đánh giá rủi ro an toàn lao động cần phải ghi rõ từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện.

Trong mẫu đánh giá rủi ro an toàn lao động cần ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có tác động tới quá trình tiến hành công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, những ai sẽ bị ảnh hưởng.

Và ghi rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt.

Trong bảng đánh giá rủi ro cần thể hiện rõ:

️ Quá trình

️ Hoạt động diễn ra.

️ Mức độ nguy hiểm

️ Tần suất nguy hiểm

️ Rủi ro

⭐ Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro, cần ghi thông tin đầy đủ theo bảng sau:

Quá trìnhHoạt độngMối nguyĐánh giá rủi ro
Mô tảTTTần suấtMức độ nghiêm trọngMức độ rủi ro
Giải thíchMức độGiải thíchMức độ

Cụ thể từng mục chi tiết theo quy định tại các bảng dưới đây:

⭐ Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm

0 NhẹKhông thương tật, bênh tật, không vi phạm luật đinh. Ốm đau chỉ cần sơ cứu.
1 Bình thườngThương tật nhẹ, bệnh nhẹ, không vi phạm luật định. Chấn thương yêu cầu điều trị y tế hoặc ốm đau dẫn đến ốm yêu, tàn tật.
2 NặngNghỉ việc do chấn thương nhưng không mất khả năng lao động và có khả năng vi phạm luật định
3 Rất nặngChết người, mất khả năng lao động, vi phạm luật định. Bệnh nghề nghiệp có thể làm chết người [đa chấn thương, ung thư, nhiễm độc cấp tính]

Bảng 1: Tính nghiêm trọng của các mối nguy.

Hoặc có thể chia thành 5 cấp độ

Cấp độ

Mô tả

Diễn giải

AThảm khốcTử vong
BCaoThương tật nghiêm trọng vĩnh viễn
CTrung bìnhCần điều trị y tế
DNhẹĐiều trị y tế [có thể quay lai làm việc]
EKhông đáng kểĐiều trị sơ cứu

⭐ Xác định khả năng xuất hiện, xác suất xảy ra của mối nguy

0Không xảy ra hoặc rất ít khi xảy ra
1Thỉnh thoảng có xảy ra
2Thướng xuyên xảy ra

Bảng 2: Xác suất xảy ra của mối nguy

⭐ Lựa chọn ma trận rủi ro

Tính nghiêm trọng
Khả năng xảy ra0123
1123
2246

Bảng 3: Ma trận rủi ro

Ma trận đánh giá rủi ro được sử dụng để phân loại rủi ro trong đánh giá này được trình bày như sau:

Cấp độEDCBA
Gần như chắc chắn [1]1510631Rủi ro cực cao
Có khả năng xảy ra [2]1914952Rủi ro cao
Có thể xảy ra [3]22181384Rủi ro trung bình
Ít khi xảy ra [4]242117127Rủi ro thấp
Hiếm khi xảy ra2523201611

⭐ Xác định khả năng xuất hiện tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm.

Khả năng xuất hiện tai nạn, sự cố ốm đau được đánh giá qua bảng sau:

Cấp độ

Ký hiệuMô tả

Diễn giải

Gần như chắc chắnISẽ xảy ra ít nhất 1 lần/nămKhả năng thường xuyên xảy ra trong vòng đời của một các nhân hoặc hệ thống hoặc rất thường xuyên xảy ra trong hoạt động với số lượng của các thành phần tương tự
Có khả năng xảy raIIMột lần trong 05 nămKhả năng xảy ra vài lần trong vòng đời của một các nhân hoặc hệ thống trong hoạt động với số lớn của các thành phần tương tự.
Có thể xảy raIII01 lần/10 nămKhả năng đôi khi xảy ra trong vòng đời của một các nhân hoặc hệ thống hoặc được trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong dời với số lượng lớn các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/50,000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xã suất 1/5000 người thực hiện công việc

Ít khi xảy raIV01 lần trong 15 nămĐôi khi có thể xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời của một số lớn các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/100,000 lần thực hiện công việc

Hoặc xảy ra với xác suất 1/10,000 người thực hiện công việc.

Hiếm khi xảy raVKhông trông đợi có thể xảy ra trong vòng đời của hoạt độngKhông chắc có thể xảy ra trong vòng đời của một cá thể hoặc hệ thống mà nó chỉ có thể bằng cách giả định chứ không phải bằng trải nghiệm. Hiếm khi xảy ra trong đời của một số lớn thành phần tương tự.

⭐ Đánh giá mức độ rủi ro dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra.

Mức độ rủi ro

Các yêu cầu kiểm soát

0 Tầm thườngRủi ro không đáng kể, liên quan đến những hoạt động đã có thủ tục kiểm soát
1 Có thể chấp nhận đượcRủi ro được giảm đến mức chấp nhận được, đơn vị có thể chịu được.
2 Vừa phải, có mức độYêu cầu phải có biện pháp kiểm soát và cải tiến thêm, có thể yêu cầu giám sát thêm định kỳ.
3 Thật sự đáng kểKhông chấp nhận được nhưng hoạt động vẫn còn có thể cho phép thực hiện dưới sự giám sát đặc biệt.
4 Không chấp nhận đượcKhông chấp nhận được, phải dừng hoạt động
6 Quá đángRủi ro đe dọa đến sự sinh tồn của đơn vị và cộng đồng.

Bảng 4: Quy định mức độ rủi ro

Các thời điểm thực hiện đánh giá rủi ro.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động, vệ sinh lao động vào các thời điểm:

️ Khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh

️ Định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất phải 01 lần trong một năm, trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định khác thì thực hiện theo quy định đó. Thời điểm thực hiện đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định và hợp đồng với đơn vị thực hiện đánh giá.

️ Khi cơ sở có thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất. Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

5 / 5 [ 2 votes ]
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề