Đánh giá điểm chuẩn đại học tây đô

MÃ TRƯỜNG: DTD [Nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 01/01/2022]

Nội dung chính

  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2022 – ĐỢT 1
  • Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 đợt 1 ngành QTKD
  • Phụ lục II
  • DANH SÁCH MỘT SỐ CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI MINH CHỨNG CHO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI DỰ TUYỂN
  • Video liên quan

Trường Đại học Tây Đô thông báo tuyển sinh Đại học chính quy năm 2022 với 28 chuyên ngành đào tạo với 04 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi riêng của trường Đại học Tây Đô tổ chức; xét tuyển học bạ; xét tuyển theo kết quả thi THPT; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

I. Chính sách miễn giảm học phí

Chính sách miễn giảm học phí từ 20% đến 50% cho sinh viên gia đình chính sách, khó khăn. Giảm 20% cho anh, chị em/vợ, chồng cùng học tại trường.

II. Đối tượng và vùng tuyển sinh

– Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2022 và những năm trước.

– Tuyển sinh trong cả nước

III. Danh mục các chuyên ngành xét tuyển và thi tuyển 

STT

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển học bạ và kết quả thi THPT

Tổ chức thi riêng

1

7720201

Dược học

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

- Sơ tuyển.

- Thi các tổ hợp môn:

+ Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

+ Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

+ Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

+ Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

2

7720301

Điều dưỡng

Toán – Vật lí – Sinh học [A02]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Sinh học – Tiếng Anh [D08]

Toán – Sinh học – Ngữ văn [B03]

- Sơ tuyển

- Thi các tổ hợp môn:

+ Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

+ Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

+ Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

+ Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

3

7720401

Dinh dưỡng [Mới]

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

Toán – Sinh học – Tiếng Anh [D08]

Không

4

7440112

Hóa học chuyên ngành hóa dược [Mới]

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

Không

5

7380107

Luật kinh tế

Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí [C00]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Lịch sử [D14]

Toán – Tiếng Anh – GDCD [D84]

Ngữ văn – Tiếng Anh – GDCD [D66]

Không

6

7510605

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [Mới]

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Toán – Vật lí – Ngữ văn [C01]

Không

7

7340301

Kế toán

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Toán – Ngữ văn – Địa lí [C04]

Không

8

7340201

Tài chính ngân hàng

Không

9

7340101

Quản trị kinh doanh

Không

10

7810103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Không

11

7340115

Marketing

Không

12

7340120

Kinh doanh quốc tế

Không

13

7310630

Việt Nam học 

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí [C00]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Lịch sử [D14]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Địa lí [D15]

Không

14

 7810101

Du lịch

Không

15

7810201

Quản trị khách sạn 

Không

16

7229030

Văn học

Toán – Ngữ văn – Địa lí [C04]

Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí [C00]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Lịch sử [D14]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Địa lí [D15]

Không

17

7229040

Văn hóa học [Mới]

Không

18

7220201

Ngôn ngữ Anh

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Lịch sử [D14]

Ngữ văn – Tiếng Anh – Địa lí [D15]

Ngữ văn – Tiếng Anh – GDCD [D66]

Không

19

7620301

Nuôi trồng thủy sản

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

Không

20

7850101

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Không

21

7850103

Quản lý đất đai

Không

22

7540101

Công nghệ thực phẩm

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Vật lí – Sinh học [A02]

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Toán – Vật lí – Ngữ văn [C01]

Không

23

7510102

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Không

       24

7480201

Công nghệ thông tin

Không

25

7510301

Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

Không

26

7640101

Thú y

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Hóa học – Địa lí [A06]

Toán – Sinh học – Địa lí [B02]

Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

Không

27

7620105

Chăn nuôi

Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

Toán – Vật lí – Sinh học [A02]

Toán – Sinh học – Tiếng Anh [D08]

Không

28

7320104

Truyền thông đa phương tiện

Toán – Vật lí – Tiếng Anh [A01]

Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí [C00]

Toán – Ngữ văn – Tiếng anh [D01]

Ngữ văn – Tiếng anh – Địa lý [D15]

Không

29 7210403 Thiết kế đồ họa

Toán – Ngữ văn – Địa lí [C04]

Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh [D01]

Toán - Tiếng Anh - Địa lý [D10]

Ngữ văn – Tiếng anh – Địa lý [D15]

Không

IV. Phương thức xét tuyển

1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi riêng của Trường Đại học Tây Đô tổ chức

1.1.  Đối tượng tuyển sinh

Học sinh đã tốt nghiệp THPT [hoặc tương đương].

1.2. Điều kiện đăng ký dự thi

Thí sinh đăng ký dự thi ngành Dược học phải có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; thí sinh đăng ký dự thi ngành Điều dưỡng phải có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên.

1.3. Thời gian đăng ký dự thi đợt 01: Bắt đầu từ ngày 01/01/2022.

1.4. Thông tin các môn thi, hình thức thi:

Stt

Mã ngành

Tên ngành

Sơ tuyển

Thi tuyển

Ghi chú

1

7720201

Dược học

- Thí sinh hoàn thành đầy đủ hồ sơ đăng ký dự thi.

- Nội dung sơ tuyển:

+ Thi trắc nghiệm kiến thức cơ bản: Toán, Hóa, Sinh.

+ Trả lời phỏng vấn trước Hội đồng sơ tuyển các kiến thức cơ bản chung về ngành sức khỏe [Dược và Điều dưỡng].

- Thi tuyển: Chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Thí sinh đăng ký làm các bài thi theo các tổ hợp sau:

+ Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

+ Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

+ Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

+ Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

2

7720301

Điều dưỡng

- Thi tuyển: Chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Thí sinh đăng ký làm các bài thi theo các tổ hợp sau:

+ Toán – Vật lí – Hóa học [A00]

+ Toán – Hóa học – Sinh học [B00]

+ Toán – Hóa học – Tiếng Anh [D07]

+ Toán – Hóa học – Ngữ văn [C02]

1.5.  Hồ sơ đăng ký dự thi

- Phiếu đăng ký thi tuyển Download Biểu mẫu đăng ký thi tuyển tại đây.

- Bản sao công chứng học bạ THPT, Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022;

- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bản sao có chứng thực;

- Các giấy tờ chứng nhận đối tượng, khu vực ưu tiên trong tuyển sinh;

- 06 Ảnh 3x4 [chụp không quá 06 tháng trở lại đây].

1.6. Lệ phí ôn thi, lệ phí thi

- Lệ phí thi: 50.000 đồng/hồ sơ.

- Lệ phí ôn thi: 100.000 đồng/môn.

1.7. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký dự thi

- Đăng ký và nộp hồ sơ Online:

+ Đăng ký trực tuyến trên website của trường: ts.tdu.edu.vn.

+ Thí sinh scan [chụp] hồ sơ xét tuyển nói trên và gửi về Bộ phận tuyển sinh TDU qua một trong các kênh: Email: ; Facebook Messenger; Zalo [Các hình ảnh chụp phải đảm bảo các thông tin rõ ràng].

- Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh và Truyền Thông Trường Đại học Tây Đô

- Gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện vào địa chỉ của trường.

2. Xét tuyển học bạ

2.1. Hình thức xét tuyển:

– Hình thức 1: Xét dựa vào kết quả học tập của cả năm học lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT với các tiêu chí sau:

+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

+ Đối với ngành Dược: Điểm trung bình cộng [ĐTBC] các môn xét tuyển phải đạt từ 24 điểm trở lên và học lực cả năm lớp 12 đạt loại giỏi.

+ Đối với ngành Điều dưỡng: Điểm trung bình cộng của các môn xét tuyển đạt từ 19,5 điểm trở lên và học lực năm lớp 12 đạt loại khá trở lên.

+ Các ngành còn lại tổng điểm trung bình của 03 môn thuộc nhóm môn xét tuyển đạt từ 16.5 điểm trở lên.

Biểu mẫu đăng ký xét tuyển

+ Cách tính điểm xét tuyển [ĐXT]:

ĐXT = [ĐTB cả năm lớp 12 môn 1 + ĐTB cả năm lớp 12 môn 2 + ĐTB cả năm lớp 12 môn 3] ÷3

[ĐXT được làm tròn đến 1 chữ số thập phân]

– Hình thức 2: Xét dựa vào kết quả học tập cả năm lớp 10, cả năm lớp 11, học kỳ I lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT với các tiêu chí sau:

+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

+ Đối với ngành Dược: Điểm trung bình cộng [ĐTBC] các môn xét tuyển phải đạt từ 24 điểm trở lên và học lực cả năm lớp 12 đạt loại giỏi.

+ Đối với ngành Điều dưỡng: Điểm trung bình cộng của các môn xét tuyển đạt từ 19,5 điểm trở lên và học lực năm lớp 12 đạt loại khá trở lên.

+ Các ngành còn lại tổng điểm trung bình của 03 môn thuộc nhóm môn xét tuyển đạt từ 16.5 điểm trở lên.

Biểu mẫu đăng ký xét tuyển

+ Cách tính điểm xét tuyển [ĐXT]:

ĐTB Môn 1 = [ĐTB cả năm lớp 10 môn 1 + ĐTB cả năm lớp 11 môn 1 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 1] ÷3.

ĐTB Môn 2 = [ĐTB cả năm lớp 10 môn 2 + ĐTB cả năm lớp 11 môn 2 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 2] ÷3.

ĐTB Môn 3 = [ĐTB cả năm lớp 10 môn 3 + ĐTB cả năm lớp 11 môn 3 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 3] ÷3.

ĐXT = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3

[ĐXT được làm tròn đến 1 chữ số thập phân]

– Hình thức 3: Xét dựa vào kết quả học tập của cả năm học lớp 11 và học kỳ I lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT với các tiêu chí sau: 

+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

+ Đối với ngành Dược: Điểm trung bình cộng [ĐTBC] các môn xét tuyển phải đạt từ 24 điểm trở lên và học lực cả năm lớp 12 đạt loại giỏi.

+ Đối với ngành Điều dưỡng: Điểm trung bình cộng của các môn xét tuyển đạt từ 19,5 điểm trở lên và học lực năm lớp 12 đạt loại khá trở lên.

+ Các ngành còn lại tổng điểm trung bình của 03 môn thuộc nhóm môn xét tuyển đạt từ 16.5 điểm trở lên.

Biểu mẫu đăng ký xét tuyển

+ Cách tính điểm xét tuyển [ĐXT]:

ĐTB Môn 1 = [ĐTB cả năm lớp 11 môn 1 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 1] ÷2.

ĐTB Môn 2 = [ĐTB cả năm lớp 11 môn 2 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 2] ÷2.

ĐTB Môn 3 = [ĐTB cả năm lớp 11 môn 3 + ĐTB học kỳ I lớp 12 môn 3] ÷2.

ĐXT = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 +ĐTB môn 3

[ĐXT được làm tròn đến 1 chữ số thập phân]

2.2. Thời gian xét tuyển – nhập học:

+ Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần [Từ 7h00 đến 17h00]

+ Nhận hồ sơ xét tuyển đợt 01 bắt đầu từ ngày 01/01/2022.

+ Thời gian nhập học: Nhà trường sẽ thông báo sau

2.3. Hồ sơ xét tuyển:

+ Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển của Trường 

+ Bản photo có chứng thực học bạ [hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu].

+ Bản photo có chứng thực [hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu] Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp đối với học sinh đã tốt nghiệp từ những năm trước.

2.4. Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển:

- Xét tuyển Online:

+ Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Website của Trường ĐH Tây Đô: 

//ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen

+ Thí sinh scan [chụp] hồ sơ xét tuyển gồm: học bạ nếu xét tuyển bằng học bạ, chứng nhận tốt nghiệp các loại giấy ưu tiên khác [nếu có] và chuyển cho Bộ phận tuyển sinh TDU qua một trong các kênh: Email, Facebook Messenger, Zalo [Các hình ảnh chụp phải đảm bảo các thông tin rõ ràng].

- Thí sinh có thể gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện.

- Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại trường.

3. Xét tuyển kết quả thi THPT

3.1. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Tây Đô theo quy định của Bộ GD&ĐT:

- Đối với ngành Dược và Điều dưỡng điểm xét tuyển bằng ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.

- Các ngành còn lại điểm xét tuyển bằng ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào do trường Đại học Tây Đô quy định sau khi có kết quả thi THPT.

3.2. Hồ sơ xét tuyển:

+ Biểu mẫu đăng ký xét tuyển

+ Giấy chứng nhận kết quả thi [bản chính]

+ Bản photo có chứng thực học bạ.

+ Bản photo có chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp đối với học sinh đã tốt nghiệp từ những năm trước.

3.3. Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển:

a. Đối với thí sinh đã xét tuyển đợt 1 vào trường Đại học Tây Đô.

- Thời gian công bố kết quả: Nhà trường sẽ thông báo sau.

b. Đối với thí sinh xét tuyển các đợt bổ sung thí sinh có thể xét tuyển bằng các hình thức sau:

- Xét tuyển Online:

+ Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Website của Trường ĐH Tây Đô: //ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen

+ Thí sinh scan [chụp] hồ sơ xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận điểm thi, chứng nhận tốt nghiệp các loại giấy ưu tiên khác [nếu có] và gửi cho Bộ phận tuyển sinh TDU qua một trong các kênh: Email, Facebook Messenger, Zalo [Các hình ảnh chụp phải đảm bảo các thông tin rõ ràng].

- Thí sinh có thể gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện.

- Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại trường.

 4. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

4.1. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển: 

 Đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2022 do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do Trường Đại học Tây Đô quy định. 

4.2. Hồ sơ đăng kí gồm:

- Phiếu đăng kí theo mẫu của trường.

- Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM [bản photo]

Bản photo có chứng thực [hoặc photo sao kèm bản chính để đối chiếu] Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp.

- Giấy chứng nhận ưu tiên [nếu có]

4.3. Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển

- Xét tuyển Online:

+ Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Website của Trường ĐH Tây Đô: //ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen

+ Thí sinh scan [chụp] hồ sơ xét tuyển nói trên và gửi về Bộ phận tuyển sinh TDU qua một trong các kênh: Email, Facebook Messenger, Zalo [Các hình ảnh chụp phải đảm bảo các thông tin rõ ràng].

- Thí sinh có thể gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện.

- Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại trường.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2022 – ĐỢT 1

1. Ngành tuyển, phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự tuyển

1.1. Ngành tuyển, phương thức tuyển sinh:

TT

Tên ngành

Mã số

Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển

1

Dược lý và dược lâm sàng

8720205

Điểm xét tuyển là điểm trung bình tích lũy hệ 4.0 toàn khóa học của bậc đại học [được chuyển đổi sang hệ 4.0 đối với trường hợp trên bảng điểm xét tuyển là hệ 10].

2

Luật Kinh tế

8380107

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

8810103

4

Quản trị kinh doanh

8340101

5

Tài chính – Ngân hàng

8340201

6

Kế toán

8340301

[Kèm theo Phụ lục 1: bảng danh mục các ngành phù hợp xét tuyển đầu vào và các môn học bổ sung kiến thức]

1.2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển:

- Đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Đối với các ứng viên có ngành xét tuyển có bằng tốt nghiệp Đại học ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành phải học và thi đạt các học phần bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi tham gia xét tuyển [các môn học bổ sung kiến thức được xác định dựa trên bảng điểm trình độ đại học của thí sinh, theo Phụ lục 1: bảng danh mục các ngành phù hợp xét tuyển đầu vào và các môn học bổ sung kiến thức]

- Người có văn bằng Đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định.

- Sinh viên đang học chương trình đào tại bậc đại học ở Trường Đại học Tây Đô có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy đạt từ loại khá trở lên có thể đăng ký học trước ở chương trình học thạc sĩ tương ứng không vượt quá 15 tín chỉ [Theo quy định tại Điều 4 khoản 2 của Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT].

- Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký tuyển sinh theo học chương trình đào tạo thạc sĩ của Trường phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.

2. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ:

2.1. Thí sinh đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Tây Đô cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 [B1] trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.

- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế tuyển sinh và Đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. [chi tiết tại Phụ lục 2: bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ].

2.2 Đối với ứng viên chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1, điểm b của Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, Trường đại học Tây Đô sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào tương đương bậc 3 [B1].

3. Loại hình và thời gian đào tạo

  • Loại hình đào tạo: Hệ chính quy.
  • Thời gian đào tạo trung bình: 1.5 năm.
  • Các buổi học trong tuần: tối thứ sáu, các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.
  • Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác Trường sẽ thực hiện đào tạo và đánh giá trực tuyến các học phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Hồ sơ xét tuyển - Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển

Thí sinh có thể nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp Online.

4.1. Nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp tại Trường hoặc gửi qua đường bưu điện:

Hồ sơ xét tuyển gồm:

- Đơn đăng ký xét tuyển [bản chính theo mẫu, thí sinh tải về theo biểu mẫu đăng ký xét tuyển]

- Bằng tốt nghiệp đại học có sao y chứng thực.

- Bảng điểm đại học sao y có chứng thực.

- Lý lịch cá nhân bản chính theo mẫu có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công tác, đóng dấu giáp lai ảnh [thí sinh tải về theo biểu mẫu lý lịch cá nhân].

- Giấy khám sức khỏe [bản chính của bệnh viện đa khoa quận, huyện trở lên, không quá 06 tháng].

- Giấy khai sinh bản sao hoặc bản chính có sao y chứng thực.

- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có sao y chứng thực.

- 03 ảnh 3x4 mới nhất, không quá 06 tháng [Thí sinh tải phiếu dán ảnh tại đây].

- Bản sao y có chứng thực hoặc bản photo kèm theo bản gốc khi nộp trực tiếp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ [nếu có].

- Hồ sơ xác nhận ưu tiên [nếu có].

- Giấy Công nhận văn bằng tương đương của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở nước ngoài cấp có sao y chứng thực.

- Bảng điểm chuyển đổi sao y có chứng thực [nếu có]

Thí sinh nộp trực tiếp tại Trường hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ:

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô, số 68, đường Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

4.2. Nộp hồ sơ xét tuyển Online:

- Thí sinh scan [hoặc chụp] bản gốc các hồ sơ nói trên [mục 4.1] và gửi về Hội đồng tuyển sinh sau đại học theo địa chỉ Email:

- Hội đồng tuyển sinh sau đại học sẽ phản hồi sau khi nhận được hồ sơ của Thí sinh qua Email.

Tất cả các hồ sơ xét tuyển Online sẽ được Hội đồng tuyển sinh hậu kiểm, đối chiếu với bản gốc sau khi có kết quả trúng tuyển và nhập học. Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của hồ sơ. Nếu phát hiện có sai phạm, Hội đồng tuyển sinh sẽ hủy bỏ kết quả của Thí sinh và các quyền lợi liên quan.

5. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển, học bổ sung kiến thức, công bố kết quả:

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 13/05/2022.

- Thời gian học bổ sung kiến thức đối với thí sinh tốt nghiệp những ngành cần học bổ sung kiến thức theo quy định [dự kiến]: bắt đầu ngày 02/04/2022.

- Thời gian ôn đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh chưa đáp ứng điều kiện ngoại ngữ đầu vào theo quy định [dự kiến]: bắt đầu từ ngày 02/04/2022.

- Thời gian công bố kết quả xét tuyển [dự kiến]: ngày 03/06/2022.

- Thời gian nhập học [dự kiến]: 18/06/2022.

6. Lệ phí xét tuyển, học phí học bổ sung kiến thức, cách thức nộp:

6.1. Lệ phí xét tuyển, học phí học bổ sung kiến thức:

Lệ phí xét tuyển: 420.000 đồng.

- Học phí học và thi bổ sung kiến thức: 1.000.000 đồng/học phần.

- Học phí ôn và kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào: 1.200.000 đồng.

6.2. Cách thức nộp lệ phí xét tuyển, học phí học bổ sung kiến thức, học phí ôn và kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào:

a] Chuyển khoản theo tài khoản:

 - Tên tài khoản: Trường Đại học Tây Đô

 - Số tài khoản: 1808 201 001 346

 - Tại Ngân hàng NN&PTNT Quận Cái Răng, TP Cần Thơ [Agribank]

- Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, ngành xét tuyển - Đóng lệ phí xét tuyển thạc sĩ/học phí học bổ sung kiến thức/học phí anh văn đầu vào D1-2022.

b] Nộp trực tiếp

Tại Phòng Tài chính kế hoạch Trường Đại học Tây Đô

7. Chính sách hỗ trợ học phí:

7.1. Giảm 20% học phí cho anh, chị, em, vợ/chồng cùng học tại trường.

7.2. Đối với các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Luật Kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:

- Giảm 10% học phí toàn khóa cho học viên là cựu sinh viên, học viên thạc sĩ của Trường.

- Giảm 10% học phí năm thứ nhất cho học viên là người được giới thiệu từ sinh viên, học viên, cựu sinh viên, cựu học viên của Trường.

7.3. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp năm 2020, 2021 và đạt danh hiệu thủ khoa đầu ngành toàn khóa [trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng]:

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

7.4. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học năm 2020, 2021 và đạt danh hiệu thủ khoa đầu ngành toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:

- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

7.5. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp và xếp loại xuất sắc toàn khóa năm 2020, 2021 [trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng]:

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 50% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 50% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 06 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

7.6. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học năm 2020, 2021 và xếp loại xuất sắc toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:

- Giảm 25% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

7.7. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp đại học và xếp loại giỏi toàn khóa năm 2020, 2021 [trừ ngành Dược lý và dược lâm sàng]:

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ không đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học:

+ Giảm 40% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 30% học phí: trong thời hạn 04 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Giảm 20% học phí: trong thời hạn 05 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

7.8. Đối với người học là cựu sinh viên Trường đại học Tây Đô đã tốt nghiệp đại học ngành Dược học năm 2020, 2021 và xếp loại giỏi toàn khóa học tham gia xét tuyển, trúng tuyển và nhập học thạc sĩ ngành Dược lý và dược lâm sàng:

- Giảm 20% học phí: trong thời hạn 01 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 15% học phí: trong thời hạn 02 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

- Giảm 10% học phí: trong thời hạn 03 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

8. Liên hệ:

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô.

Địa chỉ: Số 68 Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

Hotline: 0787 924 620 [thầy Nguyễn Tài Lợi –  Thành viên Ban Tư vấn Tuyển sinh Sau đại học]

Website: ts.tdu.edu.vn            Facebook:  facebook.com/TayDoUniversity/

                                                                       PHỤ LỤC I

BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM NGÀNH PHÙ HỢP
VÀ CÁC HỌC PHẦN HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC

[Ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-ĐHTĐ ngày 16 tháng 09 năm 2021 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Tây Đô]

I. QUẢN TRỊ KINH DOANH

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Các ngành phù hợp nhóm 01

- Quản trị kinh doanh.

- Các ngành: Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự  án.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

2. Các ngành phù hợp nhóm 02

- Các ngành: Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Quản lý công nghiệp, Kinh tế công nghiệp, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế gia đình, Quản lý đô thị và công trình, Quản lý tài nguyên rừng, Quản lý thủy sản, Tổ chức và quản lý y tế, Quản lý bệnh viện, Quản lý thể dục thể thao, Quản lý xây dựng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý đất đai, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế vận tải.

- Các ngành khác  có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Hành vi tổ chức

2. Quản trị Marketing

3. Quản trị học

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

3. Các ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02.

1. Hành vi tổ chức

2. Quản trị Marketing

3. Quản trị học

4. Quản trị sản xuất

5. Quản trị nhân sự

6. Quản trị tài chính

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2

2

2

II. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Các ngành phụ hợp nhóm 01

- Tài chính – Ngân hàng.

- Các chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng: Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư chứng khoán, Ngân hàng, Thị trường chứng khoán, Bảo hiểm.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

2. Các ngành phù hợp nhóm 02

- Các ngành: Quản lý kinh tế, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và phân tích thông tin kinh tế, Quản lý nguồn nhân lực, Thương mại quốc tế, Ngoại thương và Thẩm định giá, Bảo hiểm, Marketing.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Tiền tệ ngân hàng

2. Quản trị tài chính

3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2. Các ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02.

1. Kinh tế vi mô

2. Kinh tế vĩ mô

3. Nguyên lý kế toán

4. Tiền tệ ngân hàng

5. Quản trị tài chính

6. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

2

2

2

2

2

2

III. KẾ TOÁN

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01:

- Kế toán, Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp; Kế toán đơn vị sự nghiệp.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Kế toán không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

2. Ngành phù hợp nhóm 02

- Các ngành: Quản lý kinh tế; Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Quản lý và phân tích thông tin quốc tế; Quản lý nguồn nhân lực; Thương mại quốc tế; Ngoại thương và Thẩm định giá; Tài chính – Ngân hàng.

- Các ngành khách có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Kế toán từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Kế toán tài chính

2. Kế toán quản trị

3. Kiểm toán căn bản

*  Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

2. Ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02.

1. Kế toán tài chính

2. Kế toán quản trị

3. Kiểm toán căn bản

4. Kinh tế học

5. Nguyên lý kế toán

6. Tổ chức hạch toán kế toán

2

2

2

2

2

2

IV. LUẬT  KINH TẾ

Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01

- Các ngành: Luật kinh tế, Luật, Luật hiến pháp và Luật hành chính, Luật dân sự và Tố tụng dân sự, Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật quốc tế.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

2. Ngành phù hợp nhóm 02

-  Các ngành: Quản lý nhà nước, Chính trị học, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Quan hệ quốc tế, Giáo dục Công dân, Giáo dục pháp luật, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Quản lý văn hoá, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự  án, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Quản trị kinh doanh, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh tế công nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế gia đình, Quản lý thể dục thể thao, Kinh tế vận tải, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Quản lý trật tự an toàn giao thông, Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Điều tra hình sự, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

- Các ngành có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Lý luận nhà nước và pháp luật

2. Luật dân sự và tố tụng dân sự

3. Luật hành chính

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

3. Ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02.

1. Lý luận nhà nước và pháp luật

2. Luật dân sự và tố tụng dân sự

3. Luật hành chính

4. Luật hình sự và tố tụng hình sự.

5 Luật lao động.

6. Pháp luật về kinh tế

V. QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

 Danh mục ngành phù hợp

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1. Ngành phù hợp nhóm 01

-  Các ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành không quá 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Không

2. Ngành phù hợp nhóm 02

- Các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hoá Việt Nam.

- Các ngành thuộc nhóm ngành Xã hội học và Nhân học.

- Các ngành thuộc nhóm ngành Địa lý học.

- Các ngành thuộc nhóm ngành Khu vực học.

- Các ngành thuộc nhóm ngành Quản trị - Quản lý, Kinh doanh.

- Các ngành khác có chương trình đào tạo ở bậc đại học không khác với chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

1. Tuyến điểm du lịch

2. Thiết kế và điều hành Tour

3. Quản trị lữ hành

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

2

2

2

3. Ngành phù hợp nhóm 03

Các ngành khác không thuộc nhóm ngành phù hợp 01 và nhóm ngành phù hợp 02.

1. Quản trị học

2. Kinh tế học

3. Tuyến điểm du lịch

4. Kinh tế du lịch

5. Quản trị lữ hành

6. Thiết kế và điều hành tour

2

2

2

2

2

2

VI. NGÀNH DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG

1. Ngành phù hợp nhóm 01

- Dược học

Không

2. Ngành phù hợp nhóm 02

Các ngành: Hóa DượcY khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Y tế công cộng, Tổ chức và quản lý y tế, Quản lý bệnh viện.

1. Dược lý

2. Dược lâm sàng

3. Pháp chế dược

* Nếu trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của thí sinh có các học phần giống với học phần bổ sung kiến thức và có cùng số tín chỉ [đơn vị học trình] hoặc lớn hơn thì được miễn học phần bổ sung kiến thức tương ứng.

4

4

2

                                                                                         PHỤ LỤC II

Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 va Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

[Kèm theo thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021  Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo]

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ/ Văn bằng

Trình độ/ Thang điểm

Tương đương Bậc 3

Tương đương Bậc 4

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 - 45

46 - 93

TOEFL ITP

450 - 499

IELTS

4.0 - 5.0

5.5 - 6.5

Cambridge Assessment

English

B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.
Thang điểm: 140-159

B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill.

Thang điểm: 160-179

TOEIC
[4 kỹ năng]

Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159 Viết: 120-149

Nghe: 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179

Viết: 150-179

2

Tiếng Pháp

CIEP/Alliance francaise

diplomas

TCF: 300-399 Văn bằng DELF B1 Diplôme de Langue

TCF: 400-499
Văn bằng DELF B2 Diplôme de Langue

3

Tiếng Đức

Goethe - Institut

Goethe-Zertifikat B1

Goethe-Zertifikat B2

The German TestDaF language certificate

TestDaF Bậc 3 [TDN 3]

TestDaF Bậc 4
[TDN 4]

4

Tiếng Trung Quốc

Hanyu Shuiping Kaoshi [HSK]

HSK Bậc 3

HSK Bậc 4

5

Tiếng Nhật

Japanese Language Proficiency Test [JLPT]

N4

N3

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-1

ТРКИ-2

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 đợt 1 ngành QTKD

Trường Đại học Tây Đô thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022 ngành Quản trị kinh doanh [áp dụng theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021] với các nội dung như sau:

I. NGÀNH ĐÀO TẠO, CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

  • Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh.
  • Mã ngành: 9340101.
  • Chỉ tiêu dự kiến: 10 nghiên cứu sinh.

II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

  • Thạc sĩ hoặc cử nhân [tốt nghiệp loại giỏi] đúng ngành Quản trị kinh doanh.
  • Thạc sĩ tốt nghiệp các ngành gần: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị – Quản lý, Kinh tế học, Quản lý công nghiệp, Quản lý xây dựng, Quản lý bệnh viện được đại học trong nước hoặc nước ngoài đào tạo phải hoàn tất học bổ túc các học phần cho phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh.

III. HÌNH THỨC TUYỂN SINH:Xét tuyển.

  • Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ gồm:

+ Đánh giá hồ sơ dự tuyển.

+ Đánh giá việc trình bày và vấn đáp của thí sinh: Ứng viên trình bày đề cương tổng quát đề tài nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước Hội đồng chấm đề cương.

  • Đối với thí sinh dự tuyển từ bậc đại học, ngoài phần xét tuyển, thí sinh phải dự thi và đạt các môn trong kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ của ngành theo học.

IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN [Theo quy định tại thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh.
  2. Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
  3. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 2 năm trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
  4. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
  5. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

a] Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo củaViệt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

b] Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c] Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 [theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam] do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

 6. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tây Đô bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Trường Đại học Tây Đô quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

V. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG

  1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

 Nghiên cứu sinh là cử nhân phải hoàn tất các học phần của chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tây Đô [không bao gồm ngoại ngữ và luận văn].

  1. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh

 Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 5 học phần bổ sung. Nghiên cứu sinh sẽ được xét miễn giảm nếu đã học các học phần và có kết quả đạt ở trình độ thạc sĩ.

Bảng 1. Danh mục các học phần bổ sung đối với ngành gần

STT

Học phần

Số tín chỉ

01

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

03

02

Chiến lược và các mô hình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

03

03

Quản trị tài chính và kế toán cho cấp quản trị

03

04

Lý thuyết và các mô hình quản trị Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

03

05

Nghiên cứu Marketing

03

VI. HÌNH THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO

  1. Thời gian đào tạo tiêu chuẩn tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh từ 03 năm [36 tháng] đến 04 năm [48 tháng] do Trường Đại học Tây Đô quyết định; Mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn được phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
  2. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm [12 tháng]. Trường hợp nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, trước khi hết hạn, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn học tập. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng.
  3. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện thao hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường theo kế hoạch; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

VII. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN

  1. Tiêu chun người hướng dẫn độc lập:
  1. Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học;
  2. Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; dối với người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư thì phải có tối thiểu 03 năm [36 tháng] làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng tiến sĩ;
  3. Đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên;
  4. Là tác giả chính tối thiểu 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục các tạp chí của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus - Elsevier [sau đây gọi chung là danh mục các tạp chí ISI - Scopus] hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản  quốc tế phát hành; hoặc là bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0.75 điểm trở lên,  hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành, hoặc là tác giả chính của tối thiểu 02 báo cáo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 02 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
  5. Trường hợp chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, ngoài việc phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản này phải là tác giả chính của thêm 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI - Scopus;
  6. Có năng lực ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
  7. Người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Trường Đại học Tây Đô hoặc là nhà khoa học người nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Tây Đô.
  1. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 02 người hướng dẫn, trong đó:
  1. Người hướng dẫn chính phải có đầy đủ các tiêu chuẩn qui định tại khoản 1 Điều này;
  2. Người hướng dẫn phụ phải có các tiêu chuẩn tối thiểu qui định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;
  3. Ít nhất phải có một người là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của Trường Đại học Tây Đô hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với trường, có thời hạn của hợp đồngphù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh.
  1. Nhiệm vụ và quyền của người hướng dẫn:
  1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy dịnh tại các Điều 55, Điều 58 Luật giáo dục đại học.
  2. Tại cùng một thời điểm, người có chức danh giáo sư được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 07 nghiên cứu sinh; người có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 05 nghiên cứu sinh; người có bằng tiến sĩ được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 03 nghiên cứu sinh. Trường hợp đồng hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0.5 nghiên cứu sinh.

VIII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

  1. Đơn đăng ký dự tuyển [01 bản chính theo mẫu];
  2. Bằng tốt nghiệp đại học [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  3. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  4. Bảng điểm đại học [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  5. Bảng điểm thạc sĩ [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  6. Lý lịch khoa học [01 bản chính theo mẫu];
  7. Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  8. Chứng chỉ ngoại ngữ [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  9. Giấy xác nhận văn bằng tương đương của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp [01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu];
  10. 01 bài báo, báo cáo khoa học đã công bố hoặc hợp đồng lao động có thời gian công tác  từ 02 năm [24 tháng] trở lên nếu là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ [bản sao];
  11. Đề cương nghiên cứu tổng quát [07 quyển, theo mẫu];
  12. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu [theo mẫu];
  13. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức [nếu người dự tuyển là công chức, viên chức].
  14. Phiếu dán ảnh ghi rõ họ tên của ứng viên [dán kèm 03 ảnh 3x4 mới nhất, không quá 03 tháng].
  15. Bản sao hộ chiếu có thời gian sử dụng cho toàn bộ quá trình học tập [nếu người dự tuyển là người nước ngoài].
  16. Bản sao giấy tờ chứng minh về tài chính [nếu người dự tuyển là người nước ngoài].

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

XI. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN XÉT TUYỂN, CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ NHẬP HỌC

  • Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 13/5/2022.
  • Thời gian trình bày đề cương nghiên cứu [dự kiến]: 28-29/5/2022.
  • Thời gian công bố kết quả tuyển sinh [dự kiến]: 12/6/2022.
  • Thời gian nhập học [dự kiến]: 25/6/2022.

X. LỆ PHÍ XÉT TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH: 3.000.000 đồng.

XI. CÁCH THỨC NỘP LỆ PHÍ

1] Chuyển khoản theo tài khoản:

- Tên tài khoản: Trường Đại học Tây Đô

- Số tài khoản: 1808 201 001 346

- Tại Ngân hàng NN&PTNT Quận Cái Răng, TP Cần Thơ [Agribank]

- Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, ngành xét tuyển - Đóng lệ phí xét tuyển tiến sĩ đợt 1-2022.

2] Nộp trực tiếp

Tại Phòng Tài chính kế hoạch Trường Đại học Tây Đô

XII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VÀ NỘP HỒ SƠ

Hồ sơ đăng ký dự tuyển và mọi chi tiết khác có liên quan xin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Đại học Tây Đô.

   Địa chỉ: Số 68 Trần Chiên, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

   Hotline: 0787 924 620 [Thầy Nguyễn Tài Lợi – Thành viên Ban tư vấn tuyển sinh Sau đại học].

Ghi chú: Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh vui lòng xem kỹ điều kiện được dự thi theo thông báo tuyến sinh của Trường. Hồ sơ dự thi nếu không được Hội đồng Tuyển sinh của Trường xét duyệt sẽ không hoàn trả lệ phí và hồ sơ đã nộp.

Phụ lục II

[Ban hành kèm theoThông tư số18/2021/TT-BGDĐT

Ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

DANH SÁCH MỘT SỐ CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI MINH CHỨNG CHO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI DỰ TUYỂN

Stt

Ngôn ngữ

Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận

Trình độ/Thang điểm

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

Từ 46 trở lên

IELTS

Từ 5.5 trở lên

CambridgeAssessment English

B2 First/B2 BusinessVantage/Linguaskill

Thang điểm:từ 160 trở lên

2

Tiếng Pháp

CIEP/Alliancefrançaisediplomas

TCF từ 400 trở lên DELFB 2 trở lên

DiplômedeLangue

3

Tiếng Đức

Goethe-Institut

Goethe-Zertifikat B2 trở lên

The GermanTestDaF language certificate

TestDaFlevel 4 [TDN4] trở lên

4

Tiếng Trung Quốc

ChineseHanyuShuipingKaoshi [HSK]

HSKlevel 4 trở lên

5

Tiếng Nhật

Japanese Language                      ProficiencyTest[JLPT]

N3 trở lên

6

Tiếng Nga

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному [TORFL - Test of Russian as a Foreign Language]

ТРКИ- 2 trở lên

7

Các ngôn ngữ

tiếng nước ngoài khác

Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Từ bậc 4 trở lên

Mọi chi tiết liên hệ:

PHÒNG TUYỂN SINH & TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 68 Trần Chiên, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579

Chủ Đề