Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là một bộ môn thuộc khoa Hóa của đại học Bách khoa Đà Nẵng được thành lập năm 2001. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, bộ môn ngày càng hoàn thiện về đội ngũ cán bộ, chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy. Bộ môn hiện có 11 cán bộ giảng dạy trong đó có 3 tiến sĩ được đào tạo tại Pháp, Mỹ và Nga; 3 nghiên cứu sinh đang du học tại Úc, Cộng hòa Séc và Nhật Bản; 3 thạc sĩ được đào tạo ở Đài Loan, Nhật Bản và 2 kỹ sư đang theo học chương trình thạc sĩ tại trường.

Nhiệm vụ chính trị của bộ môn là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Tính đến nay, bộ môn đã cho ra trường gần 500 kỹ sư công nghệ sinh học, nhiều kỹ đang đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong các cơ quan, xí nghiệp như: Trung tâm công nghệ sinh học - Sở khoa học công nghệ Đà Nẵng, Công ty dược Danapha, Công ty sữa đậu nành Vinasoy, ... và nhiều công ty khác tại Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và TP. HCM.

Bên cạnh công tác giảng dạy, các cán bộ trong bộ môn Công nghệ sinh học còn tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn để phục vụ giảng dạy. Hiện nay, bộ môn có 3 phòng thí nghiệm với trang bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, sinh viên.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 3842 308
Email:
Website: http://dut.udn.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DUTpage/

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học
Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học
Một trong ba phòng thí nghiệm của bộ môn Công nghệ sinh học

Chương trình

Ngành

Công nghệ Sinh học

Thời lượng

5 năm

Thời gian đào tạo: 5 năm.

Đối tượng tuyển sinh:

  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương
  • Xét tuyển căn cứ vào kết quả học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển: đối tượng thí sinh đạt 20 điểm trở lên (trong đó chưa tính điểm ưu tiên).

Mục tiêu đào tạo

Chương trình Công nghệ sinh học (CNSH)nhằm đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực CNSH Y – Dược, CNSH Nông nghiệp – Môi trường và CNSH Thực phẩm để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Kiến thức:

  • Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
  • Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nền tảng về ngành Công nghệ sinh học (Công nghệ sinh học) và kiến thức chuyên sâu về 3 chuyên ngành chính: Công nghệ sinh học Vi sinh – Sinh học Phân tử, Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Công nghệ sinh học Công nghiệp và Môi trường, và kiến thức liên ngành với 3 chuyên ngành phụ: Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Dược phẩm và Quản trị Kinh doanh.

Kỹ năng:

  • Tổ chức và thực hiện kĩ thuật phân tích hóa sinh – vi sinh – sinh học phân tử, kĩ thuật di truyền, kĩ thuật sinh học phân tử trên thực vật, nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật nuôi trồng nấm và sản xuất giống nấm, kĩ thuật nuôi trồng thủy canh, kĩ thuật môi trường.
  • Phân tích và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm trong Công nghệ sinh học.
  • Phát triển sản phẩm mới trong Công nghệ sinh học và đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Quản lý phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, vi sinh và xét nghiệm y sinh, nuôi cấy mô tế bào, đánh giá tác động môi trường.
  • Quản lý kĩ thuật và tổ chức sản xuất thực phẩm: đường – bánh kẹo, đồ uống – nước giải khát, thực phẩm chức năng…
  • Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo.
  • Giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình, các cử nhân có thể đảm nhận công tác trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm… tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực ứng dụng của CNSH như Nông, Lâm, Y – Dược, Chế biến Thực phẩm, Khoa học Môi trường...
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành hoặc các địa phương.
  • Tham gia giảng dạy sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp..
  • Tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNSH
  • Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực Nông, Lâm, Y – Dược...

TÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ NGÀNH: 7420201

KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Website: http://biotech.hou.edu.vn

Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây

1. ĐIỂM HẤP DẪN KHI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  • Trường ĐH Mở Hà Nội là trường đại học công lập tự chủ có mức học phí phù hợp với người học. Nhà trường đã đạt chứng nhận kiểm định về chất lượng giáo dục từ năm 2018.
  • Sinh viên được tư vấn và có cơ hội giành học bổng tại nước ngoài trong các chương trình có tính cạnh tranh cao như Chương trình chuyển tiếp giữa hai trường đại học (Transfer program), Chương trinh thực tập sinh (Internship), Học bổng sau đại học (Master and Doctor Courses) tại các quốc gia: Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản
  • Cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có uy tín thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, thực phẩm, y dược, mỹ phẩm, môi trường, nông nghiệp với mức lương khởi điểm cạnh tranh 10-12 triệu đồng/tháng.
  • Chương trình đào tạo linh hoạt; Hoạt động ngoại khoá bổ ích, phong phú

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu đào tạo của Ngành Công nghệ sinh học là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức lý thuyết cơ bản, và về tay nghề thực hành công nghệ để có đủ khả năng để đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ: 

  • Tổ chức quản lý, thiết kế dây chuyền sản xuất và tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm, nông nghiệp, y dược, mỹ phẩm và môi trường 
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
  • Hội nhập, thích nghi nhanh với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới

3. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

  • Làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp thực phẩm: Công ty rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo, chế biến, sản xuất thực phẩm từ chăn nuôi, hải sản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch rau, quả
  • Làm việc trong lĩnh vực Y- dược: Công ty sản xuất thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, vaccine, dược phẩm. Kỹ thuật viên xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, sinh học phân tử tại bệnh viện
  • Làm việc trong lĩnh vực Môi trường: Công ty xử  lý chất thải, Sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường. Xử lý và quản lý môi trường xây dựng, môi trường đô thị và quản lý tài nguyên
  • Làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp: Công ty sản xuất, nhân giống và tạo giống cây trồng, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh dùng trong nông nghiệp
  • Làm việc trong lĩnh vực sản Mỹ phẩm: Tại các công ty sản xuất mỹ phẩm, tư vấn mỹ phẩm và kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm
  • Làm việc trong lĩnh vực kiểm định và quản lý chất lượng ngành công nghệ sinh học.

4. THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

4.1 Giới thiệu nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

  • Viện Hóa học và Các hợp chất thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Công nghệ Môi trường (30 cán bộ hiện đang làm việc)
  • Bệnh viện và Trung tâm xét nghiệm sinh y: Trung tâm xét nghiệm phân tử tại Bệnh viện Lao phổi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Quân y 103, Viện Hình sự pháp y…
  • Công ty dược phẩm: Công ty chế phẩm sinh học Medistar, Công ty dược phẩm Medi Plantext

 4.2 Giới thiệu nhiều học bổng học sau đại học tại nước ngoài

  • Học bổng toàn phần tại Hàn Quốc: Đại học Sunmoon (5 sinh viên/năm), Đại học Myongji (05 sinh viên);  Học bổng sau đại học tại Nhật Bản (02 sinh viên); Học bổng sau đại học tại Israel: không giới hạn số lượng hàng năm
  • Triển khai chương trình khởi nghiệp, thực tập sinh sau khi tốt nghiệp: Đào tạo Khởi nghiệp tại Tel Aviv – Israel (30 sv/năm); Đào tạo Khởi nghiệp tại Nhật Bản về chế biến thực phẩm (20 sv/năm)
  • Chương trình trao đổi sinh viên với nước ngoài: Sinh viên đựơc cấp học bổng 1- 2 kỳ tại các trường Đại học Sunmoon, Đại học Yeungnam, Đại học Myongji (Hàn Quốc); Đại học Teikyo (Nhật Bản)

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Sinh viên được đào tạo khởi nghiệp tại Israel – đất nước có nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững trên sa mạc

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Sinh viên thực tập quy trình trồng nấm ăn chất lượng cao tại Công ty Kids Forest (Nhật Bản)

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Sinh viên hào hứng trải nghiệm văn hoá Hàn Quốc trong chương trình trao đổi sinh viên 

5. HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ PHONG PHÚ VÀ BỔ ÍCH

  • Câu lạc bộ “Công nghệ sinh học trẻ - YBT”: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chuyên ngành, vui chơi và giải trí giúp các bạn sinh viên năng động và thư giãn sau giờ học
  • Câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn: Giao tiếp với người bản xứ giúp sinh viên có nhiều cơ hội và thành công trong nghề nghiệp
  • Câu lạc bộ ghita: Dành cho các sinh viên đam mê văn nghệ, giao lưu với các trường đại học, tổ chức chương trình “Bio Idol” hàng kỳ
  • Câu lạc bộ thể thao: Dành cho các bạn đam mê bóng đá, võ thuật phát triển năng khiếu, thể lực thông qua hoạt động giao lưu trong trường và với các trường đại học khác; Dạy khiêu vũ, nhảy hiphop, nhảy cổ động, có tổ chức giao lưu, thi đấu cấp khoa và nhà trường
  • Câu lạc bộ trồng nấm: Giúp sinh viên đam mê có khả năng lập nghiệp từ trước khi ra trường với sự hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia về quy trình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Sinh viên năng động, vui tươi trong hoạt động ngoại khoá

6. THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hướng nghiên cứu khoa học dành cho các sinh viên đam mê khoa học:

  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ gen để sản xuất các hoạt chất sinh học làm thuốc kháng sinh
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ gen để sản xuất các enzym, các phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ gen để tạo ra các giống cây dược liệu, hoa cảnh, cây đặc sản
  • Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng góp phần quản lý môi trường đô thị

Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên

  • Năm 2005: Giải nhất tài năng khoa học trẻ toàn quốc
  • Năm 2012: Giải nhất tài năng khoa học trẻ toàn quốc (Vifotech)
  • Năm 2014: Giải 3 tài năng khoa học trẻ toàn quốc (Vifotech)

7. THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, THỰC HÀNH

  • Tủ ấm lắc vi sinh vật
  • Hệ thống lên men 10 lít
  • Hệ thống lên men 500 lít ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học
  • Hệ thống quay cô chân không
  • Máy đo góc tiếp xúc
  • Và nhiều thiết bị khác trong 3 phòng thí nghiệm và xưởng thực hành

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học

Hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực hành của Khoa với nhiều thiết bị mới là nơi lý tưởng để sinh viên rèn luyện thành thục các thao tác thí nghiệm và phát triển tư duy trong nghiên cứu

8. MỘT SỐ ĐỐI TÁC 

Đại học Mở ngành Công nghệ sinh học