Đại học đông a tuyển sinh 2023

Dự kiến năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các trường rà soát để bỏ bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp, đồng thời khuyến cáo các trường không xét tuyển sớm.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội về công tác tuyển sinh ĐH năm 2022, trong đó nêu dự định của Bộ GD-ĐT về công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo.

Theo Bộ GD-ĐT, về cơ bản, tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo [còn gọi là các trường ĐH] và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chỉ đạo để năm 2023 không "loạn" phương thức tuyển sinh, gây nhiễu cho thí sinh, như năm nay

Việt Anh

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường ĐH không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022. Tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT [tuyển sinh đợt 1].

\n

Trong báo cáo, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh một điểm mới sẽ thực hiện từ năm 2023, điểm mới này đã được quy định trong quy chế tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT ban hành hồi tháng 6, là về việc tính điểm cộng trong chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại khoản 4 điều 8 quy chế quy định. Cụ thể:

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều 8.

Tin liên quan

  • Bộ GD-ĐT: Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 giữ ổn định, thay đổi từ năm 2025
  • Bộ GD-ĐT đề nghị trường ĐH đơn giản hoá các phương thức tuyển sinh vào năm 2023
  • Bộ GD-ĐT: Sẽ không có chuyện thí sinh từ đậu thành rớt

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Vì sao cha mẹ cần giao quyền quyết định chọn nghề cho con?

Tham dự hội thảo về hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT tại Bình Định, nhiều đại biểu cho rằng cha mẹ tham gia định hướng nghề nghiệp cho con là cần thiết nhưng phải cẩn trọng và giao quyền quyết định cho con.

Giờ học của trường quốc tế: Đảm bảo học sinh ngủ từ 8,5 - 10 giờ mỗi đêm

Các trường quốc tế tại Hà Nội có chung một đặc điểm là giờ vào học ở các cấp học đều không bắt đầu trước 8 giờ sáng và giờ tan học cũng khá sớm so với các trường ở Việt Nam.

Đi học quá sớm: Trường nào có kế hoạch lùi giờ vào học?

Trước ý kiến của phụ huynh học sinh về học sinh hiện nay phải đi học quá sớm, đề nghị lùi giờ vào học, nhiều trường và phòng GD-ĐT các quận, huyện đã đưa ra phương án.

Vào học lúc 7 giờ 30 có khả thi với Chương trình Giáo dục phổ thông mới?

Việc bố trí cho học sinh bắt đầu tiết học lúc 7 giờ 30 là hoàn toàn khả thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Vì sao Tiền Giang dừng thí điểm chương trình giáo dục kỹ năng sống?

Nhiều trường tiểu học và THCS tại Tiền Giang cho thuê tài sản công, thu chi phức tạp trong khi sử dụng dịch vụ đào tạo kỹ năng sống của tư nhân nên Sở GD-ĐT quyết định dừng thí điểm mô hình này.

Trẻ học làm người từ chính hành động của chúng ta và môi trường xung quanh

Hơn cả những bài học trong sách giáo khoa, việc để trẻ quan sát, học tập từ hành động của người xung quanh, đi kèm với đó là sự đồng hành, hướng dẫn đúng đắn của thầy cô, cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, lớn lên trở thành người ham học hỏi, hiểu biết và sẵn sàng đương đầu với những thử thách.

Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo kiểm tra học kỳ ra sao để chính xác, công bằng?

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra những yêu cầu cụ thể về việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học 2022-2023.

Bộ GD-ĐT sửa quy định về trường chuyên ra sao?

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên thay thế quy định hiện hành để lấy ý kiến. 

Vì sao nhiều trường học ở Mỹ áp dụng mô hình 4 ngày học/tuần?

Nghiên cứu cho rằng 4 ngày học/tuần mang tới nhiều lợi ích cho học sinh nên nhiều trường ở Mỹ áp dụng mô hình này để 'giữ chân' những thầy cô vốn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh thiếu giáo viên trầm trọng.

Thông tin về học phí, thí sinh tìm hoài mới thấy!

Tại sao lúc đăng ký nguyện vọng, thí sinh lại không chú ý hoặc không biết mức học phí của trường mình chọn? Phải chăng thí sinh khó tiếp cận thông tin này hoặc tìm mà không thấy?

Đại biểu Quốc hội 'sốt ruột' về triển khai giáo dục địa phương

Qua giám sát việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở một số tỉnh thành, đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột.

Dạy học văn thay đổi ra sao theo chương trình mới?

Sách giáo khoa ngữ văn 10 của chương trình phổ thông mới được đưa vào giảng dạy từ đầu năm học 2022 - 2023. Qua hơn 6 tuần học tập, giáo viên và học sinh có các nhận xét cho thấy những mặt tích cực lẫn không ít khó khăn.

Chủ Đề