Đặc điểm phong cách sáng tác của R Tagore

Thơ giàu chất hiện thực là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Tagore mà nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến. Nhưng Tagore không phải là nhà thơ hiện thực thuần tuý dù nội dung thơ ca của ông đều phản ánh cuộc đời và sự sống. Nội dung ấy được bọc ngoài một lớp từ ngữ, hình ảnh tượng trưng có tính chất tôn giáo, siêu hình thần bí như Chúa Đời, Thượng đế, Thầy, Người… nhưng những câu chuyện, tình tiết, hình ảnh ông sáng tạo ra đều là những chuyện thực, người thực từng xảy ra trên đất nước Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của ông

Đó là nỗi tủi nhục của người đàn bà Jaballah không chồng, là ước mơ nho nhỏ của chú bé cùng đinh, đó là mối tình éo le của nàng công chúa bị lễ giáo Bàla môn hành hạ, tấm lòng cao quí của người hành khất v.v…

Đó còn là chuyện đấu tranh chống tôn giáo, cường quyền bạo ngược, chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình.

Nira Chandhuri nhà phê bình văn học Ấn Độ đã nhận xét:”Thơ tôn giáo của Tagore là thơ sùng kính, không phải là thơ thần bí”. Ông khẳng định rằng: một người yêu đời như ông [Tagore] không thể là một người thần bí mà hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy trong việc tự phủ nhận mình và phủ nhận cõi đời này ”.

Còn Nadim Hicmet [ 1902 – 1963 ] nhà thơ lớn Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét: ” Tôi yêu thơ Tagore và nhạc Bach. Tôi cóc cần cái vẻ thần bí của họ. Tôi biết họ có điểm thần bí, nhưng cái có nhiều nhất là lòng yêu cuộc sống, lòng tin cuộc đời. Vì vậy mà Bach vẫn là rất lớn trong các nhạc sĩ lớn nhất, Tagore vẫn là rất lớn trong các thi sĩ lớn nhất.

Chất trữ tình và tính lãngmạn dồi dào. Thơ ca của Tagore vừa là bản tình ca tuyệt diệu, vừa là bức tranh thiên nhiên tươi màu. Ông thường tạo ra trong thơ nhiều hình ảnh lung linh huyền diệu, nhiều màu sắc tươi mát, biến nỗi khổ đau thành niềm vui kì lạ của đất nước, của con người “tan ra chảy thành tiếng hát trong trái tim thi sĩ ” [Bài 86 – Mùa hái quả ]. Về căn bản, Tagore là nhà thơ lãng mạn.

Thiên nhiên là đối tượng được Tagore miêu tả khá nhiều, ông đã để cho thiên nhiên ùa ngập vào trong thơ ca. Tagore vốn là nhà thơ yêu thích thiên nhiên, chủ trương con người hoà đồng với thiên nhiên, với vũ trụ. Người nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên và xem thiên nhiên là đối tượng gần gũi như con người “Mỗi chủ thể của thiên nhiên được biểu hiện là hoà trong muôn vàn chủ thể khác, vô hình”, vì vậy ông kêu gọi: ”Nhà thơ ơi, ánh dương đã thấy trong ánh hồng rực cháy mùa xuân Ôi, tôi ghi lại tất cả khi đang cất bước lên đường” [Bài 41– tập Cánh thiên nga].

Tagore là người mẫu mực thực hiện điều đó. Chúng ta sẽ bắt gặp trong thơ ông hình ảnh Himalahya hùng vĩ thách thức mặt trời và không gian vô hạn. Hằng Hà rộng lớn, dài sâu dịu dàng hôn lên những bến bờ, đồng ruộng để bộc lộ lòng yêu nước, yêu quê hương, cuộc sống Ấn Độ. Thơ ca dồi dào màu sắc mỹ lệ của hoa lá cỏ cây, ánh sáng chói chang của mặt trời, ánh trăng vàng êm ả óng chuốt, hoa quả ngọt ngào trĩu cành … Những âm thanh rung động, giục giã lòng người, tiếng sáo du dương, tiếng chim hót líu lo v.v… vang động trong thơ ông. Cũng dễ hiểu tại sao các tác phẩm của ông đều mang tên thiên nhiên Mùa hái quả, Trăng non, Cánh thiên nga, Con chim bay lạc, Vượt biển, Người làm vườn …

Từ ngữ thơ ca Tagore được chọn lọc, điêu luyện và đẹp đẽ, giàu hình ảnh gây cho người đọc nhiều cảm xúc. Đúng như Illia Erenbua [1891 -1967] nhà văn Liên xô đã nhận xét: “Tagore là nhà thơ trữ tình tinh tế vào bậc nhất ” và là “nhà lãng mạn sáng tạo” như Tagore đã tự nhận xét.

Chất trí tuệ

Đây là nét đặc trưng khác bộc lộ trong thơ Tagore là : sự suy tư trăn trở tạo cho thơ dồi dào về từ, hàm súc về ý.

Những hình ảnh sinh động, những mẩu chuyện thâm thuý, những từ ngữ giản dị trong sáng được ông sử dụng để lý giải một cách minh bạch, sâu sắc, đầy sức thuyết phục về triết lí con người cuộc đời và sự sống.

Ông đưa lại cho người đọc một nhận thức đúng đắn về Thượng đế, thiên đường, địa ngục, sự sống và sự chết, đau khổ và hạnh phúc.

Trong thơ ông, không phải bài thơ nào đọc cũng hiểu ngay được, đặc biệt tập THƠ DÂNG, có bài phải đọc nhiều lần mới hiểu. Người đọc phải suy ngẫm, đắm mình vào sự liên tưởng, mơ ước, gây niềm tin mới, làm cho trí tuệ bừng sáng. Nhiều đoạn thơ như ngụ ngôn, cách ngôn có tác dụng giáo dục sâu sắc như trong tập thơ “Những con chim bay lạc ”.

Thủ pháp biểu hiện tượng trưng

Để làm nổi bật những đặc điểm trên đây, Tagore thường vận dụng lối biểu hiện tượng trưng như trong kinh Thánh, kinh Phật, tức là mượn câu chuyện để bày tỏ ý kiến và quan niệm của mình. Ông vận dụng linh hoạt những hình ảnh tôn giáo, kể cả thần thoại truyền thuyết, cổ tích trong văn học cổ để thể hiện nội dung mới. Ông biến thần tượng vô hình trừu tượng thành hình tượng cụ thể. Ông tước bỏ uy quyền của thần tượng để ca ngợi phẩm chất người lao động nghèo, biến thần tượng thành vũ khí chống lại giai cấp bóc lột, chống lại thần thánh như trong bài “Thượng đế là lao động”, “Thánh Norattam [bài 34Mùa hái quả]. Ngoài ra, Tagore còn dùng các hình ảnh loài vật, thiên nhiên và ngôn ngữ tượng trưng, ngụ ý.

Chính nhờ vận dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng trên đây mà thơ ca Tagore dễ đi vào lòng người, cả lý trí và tinh cảm. Đó là thủ pháp độc đáo trong nghệ thuật thơ ca lãng mạn Tagore.

Cheliev – nhà Ấn Độ học Liên xô đánh giá Tagore như sau : “Tagore là một tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ, từ Upanisad qua tài liệu Phật giáo đến thơ Kalidasa, kể cả tinh thần nhân đạo thời Trung cổ, cùng với tính chất lãng mạn tiến bộ trong văn học Anh và tinh thần đấu tranh chống đế quốc giành độc lập của nhân dân Ấn Độ”.

Chính vì thế, thơ Tagore “vừa rất dân tộc lại vừa là của chung toàn thế giới “[Nehru]. Giá trị thơ ca của Tagore đã khiến cho ông xứng đáng là “ngôi sao sáng Ấn Độ phục hưng” và là “nhà cách tân vĩ đại”. Người ta còn xếp ông là một trong mười nhà thơ lớn nhất thế kỷ X

Bài sưu tầm

Nhà thơ Ta-go

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Ta-go được trích dẫn qua tác phẩm "Bài thơ số 28" nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Puskin

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Anton Pavlovich Chekhov [Sê-khốp]

Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, [6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941] là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.

Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.

Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài [50 tập thơ] - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết [12 bộ dài và vừa], luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch [42 vở], 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực.

Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông.

Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali [Thơ dâng] của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...

Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ [knight] của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát

Jallianwala Bagh tạiAmritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.

Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram [brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya], tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951.

Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới.

Các chuyến đi vòng quanh thế giới [Tagore từng tới Việt Nam] của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương.

Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.

Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi [cũng như mọi người Ấn Độ] gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư.

Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác.

Bài viết

  • Frenz, H. [editor] [1969], Rabindranath Tagore—Biography, Nobel Foundation,
  • Meyer, L. [2004], “Tagore in The Netherlands”,
  • Radice, W. [2003], “Tagore's Poetic Greatness”,
  • Robinson, A., “Rabindranath Tagore”, Encyclopædia Britannica,
  • Sen, A. [1997], "Tagore and His India", New York Review of Books, retrieved 2009-11-26

Sách

  • Brown, G. [1948], “The Hindu Conspiracy: 1914–1917”, The Pacific Historical Review [University of California Press]
  • Chakravarty, A. [editor] [1961], A Tagore Reader, Beacon Press, Dutta, K.; Robinson, A. [1995], Rabindranath Tagore: The Myriad-Minded Man, Saint Martin's Press,
  • Dutta, K. [editor]; Robinson, A. [editor] [1997], Rabindranath Tagore: An Anthology, Saint Martin's Press,
  • Roy, B. K. [1977], Rabindranath Tagore: The Man and His Poetry, Folcroft Library Editions,
  • Stewart, T. [editor, translator]; Twichell, C. [editor, translator] [2003], Rabindranath Tagore: Lover of God, Copper Canyon Press,
  • Tagore, R. [1977], Collected Poems and Plays of Rabindranath Tagore, Macmillan Publishing
  • Thompson, E. [1926], Rabindranath Tagore: Poet and Dramatist, Read, ISBN 1-4067-8927-5
  • Urban, H. B. [2001], Songs of Ecstasy: Tantric and Devotional Songs from Colonial Bengal, Oxford University Press,

Video liên quan

Chủ Đề