Da mặt bị ngứa và đỏ phải làm sao

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là triệu chứng khó chịu thường gặp khi chuyển mùa hoặc da mặt gặp phải các yếu tố kích ứng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến da mặt bị đỏ rát và ngứa, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Da mặt bỗng nhiên bị đỏ rát và ngứa, nổi mẩn khiến nhiều người lo lắng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thông thường do các nguyên nhân sau:

Dị ứng tiếp xúc

– Dị ứng thời tiết

Người có cơ địa dị ứng hay có làn da nhạy cảm thì vào thời gian chuyển mùa từ nóng sang lạnh sẽ rất dễ bị da khô, mất nước, có cảm giác sần sùi, đỏ rát và ngứa. Những trường hợp dị ứng thời tiết gây ngứa và nổi mẩn thường tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm và có thể tái phát hằng năm.

– Các tác nhân gây dị ứng khác

Phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, nấm mốc, dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, hải sản… [tùy cơ địa mỗi người] có thể khiến bạn gặp phải đỏ rát và ngứa ở mặt hoặc toàn thân, ngoài ra có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn, hắt hơi…

Biểu hiện da mặt bị đỏ rát và ngứa

Người có cơ địa dị ứng và có làn da nhạy cảm thì da mặt rất dễ bị đỏ rát và ngứa khi thay đổi thời tiết [ảnh minh họa]

Do mỹ phẩm

Dùng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với da của mình có thể dẫn đến tình trạng ngứa, kích ứng gây tổn thương da.

Các loại mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp không đảm bảo chất lượng, pha trộn nhiều hóa chất, tạp chất cũng có thể dẫn đến dị ứng, đỏ rát và ngứa ở da mặt.

Một số bệnh lý trong cơ thể

Bệnh gan, bệnh tuyến giáp, các bệnh chuyển hóa khác cũng có thể gây ngứa da

Một số bệnh lý về da

Viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, nấm da mặt, nhiễm trùng da, viêm da dầu do các tác nhân như vi khuẩn, nấm tấn công sẽ gây ra tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa.

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hay một số loại thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ là ngứa da mặt, đỏ rát da.

Do cơ thể thiếu chất hoặc rối loạn nội tiết tố

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất cần thiết sẽ làm cho da mặt bị đỏ rát và ngứa.

Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai… có thể khiến da nổi mụn, kích ứng, ngứa và đỏ rát vùng da mặt.

nguyên nhân da mặt bị đỏ rát và ngứa

Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì cũng có thể gây ra tình trạng da mặt bị mụn, đỏ rát và ngứa [ảnh minh họa]

Điều trị và phòng ngừa tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa

Tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa kéo dài sẽ gây ra những khó chịu, mất tự tin… Vì vậy khi có những triệu chứng hoặc để phòng ngừa triệu chứng trên bạn cần chú ý những điều sau:

Đi khám

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị và chăm sóc da, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp nhất. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Giữ gìn vệ sinh da

Vệ sinh da với nước ấm, không sử dụng nước nóng, không nên tắm quá lâu [Chỉ nên tắm từ khoảng 15-20 phút] để tránh làm cho da bị khô, ngứa.

Không sử dụng các loại chất tẩy mạnh vì có thể gây kích ứng và khiến cho ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ.

Tránh các tác nhân kích thích

Ngưng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, có biện pháp bảo vệ, che chắn phù hợp, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh các yếu tố kích ứng.

Chế độ ăn uống khoa học

Uống đủ nước hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường hoạt động của hàng rào bảo vệ da, cải thiện tình trạng ửng đỏ…

Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin A, B, C, D, E… có trong các loại rau củ quả để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cải thiện vùng da tổn thương…

Cách xử trí khi da mặt bị đỏ rát và ngứa

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị và chăm sóc da, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp nhất [ảnh minh họa]

Ngứa da mặt là tình trạng rất phổ biến và thường không phải là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng.  Ngứa da mặt thường có thể tự điều trị và cảm giác ngứa thường sẽ hết sau vài tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng ngứa xảy ra dai dẳng và cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Nguyên nhân gây ngứa da mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa da mặt. Mặc dù nguyên nhân gây ngứa có thể nhìn thấy được chẳng hạn như bệnh vẩy nến hoặc vết côn trùng cắn, ngứa da mặt cũng có thể cho thấy sự hiện diện của một bệnh nào đó.

Da khô

Nếu da bạn bị khô có thể gây nên ngứa da. Ngứa da mặt có thể đặc biệt tồi tệ vào mùa đông và ở những nơi không khí khô. Tình trạng này càng phổ biến khi bạn già đi.

Để giảm ngứa da khô bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm, uống đủ nước và sử dụng máy tạo độ ẩm,…

Côn trùng cắn

Một số người có thể bị ngứa trên mặt do bị muỗi đốt. Thông thường, vết muỗi đốt sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, các loại bọ khác [bao gồm cả chấy và rệp ] có thể sống và làm tổ trên da của bạn gây ngứa.

Điều trị tại nhà cho vết cắn của bọ có thể bao gồm dọn dẹp nhà cửa, chườm lạnh, thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một loại viêm da do giải phóng một chất hóa học trong cơ thể gọi là histamin khiến da sưng tấy và ngứa.

Có hai loại nổi mề đay:

  • Nổi mề đay cấp tính:  Thường xảy ra nhất sau khi tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như thực phẩm hoặc thuốc. Các nguyên nhân khác cũng gây nổi mề đay cấp tính như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nổi mề đay mãn tính: Chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nổi mề đay có thể gây ngứa ngáy khó chịu và đau đớn, nhưng chúng không lây nhiễm.

Nổi mụn

Một nguyên nhân phổ biển khác gây ngứa da mặt là nổi mụn. Các nốt mụn đôi khi gây ngứa và việc chạm vào các nốt mụn có thể làm vi khuẩn lây lan và kết quả là bạn có nhiều mụn hơn trên mặt. Nổi mụn ngứa có thể do ảnh hưởng của mồ hôi, mỹ phẩm, lỗ chân lông bị tắc hoặc do nội tiết tố.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến da bạn bị ngứa bao gồm cả da mặt, ngay cả khi không có dấu hiệu phát ban hoặc kích ứng. Đến gặp bác sĩ nếu cơn ngứa trở nên quá khó chịu. Một số loại thuốc có thể khiến bạn ngứa da:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp như ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu.
  • Allopurinol dùng cho bệnh Gout.
  • Amiodarone dùng cho các vấn đề về nhịp nhịp tim.
  • Estrogen.
  • Hydroxyethyl cellulose.
  • Thuốc giảm đau theo toa như Opioid.
  • Simvastatin dùng để điều trị cholesterol cao.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium.

Bệnh lý về da

Những người có các tình trạng da sau đây có thể bị ngứa da mặt. Nếu bạn mắc phải những bệnh lý này, bạn cần đến khám bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp.

  • Bệnh thủy đậu: Là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra.
  • Viêm nang lông: Là tình trạng khiến các nang lông bị viêm.
  • Ezecma: Da có thể trở nên ngứa, đỏ, nứt và viêm.
  • Bệnh vảy nến: Gây ra các mảng da đỏ, có vảy phát triển.
  • Viêm tiết bã nhờn: Các tuyến bã nhờn bị viêm và dẫn đến ngứa.
  • Bệnh hắc lào: Là một bệnh nhiễm trùng da do nấm.
  • Bệnh Zona: Là một bệnh nhiễm vi-rút gây phát ban.

Xem thêm: Ngứa da có phải là dấu hiệu tiềm ẩn một bệnh lý?

Tổn thương dây thần kinh

Một số người có thể bị ngứa trên mặt do tổn thương dây thần kinh. Điển hình là ngứa do tổn thương thần kinh khu trú.

Đột quỵ và bệnh đa xơ cứng đều có thể ảnh hưởng hoặc làm tổn thương các dây thần kinh, có khả năng dẫn đến ngứa da mặt.

Bệnh mãn tính

Ngứa lâu dài mà không có phát ban hoặc bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào khác có thể cho thấy một người đang có bệnh lý tiềm ẩn.

Cụ thể, các tình trạng ảnh hưởng đến máu, thận, gan hoặc tuyến giáp có thể gây ngứa. Một số người bị tiểu đường và HIV cũng có thể bị ngứa.

Những người suy thận mạn cần lọc máu có thể bị ngứa mãn tính. Trên thực tế, 40% người bị suy thận giai đoạn cuối bị ngứa.

Bệnh gan cũng có thể gây ngứa. Khoảng 69% những người bị xơ gan nguyên phát bị ngứa, và 75% trong số những người này cho biết đã từng bị ngứa trước khi nhận được chẩn đoán.

Ngứa mãn tính có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ,có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Điều trị ngứa da mặt như thế nào?

Phương pháp điều trị ngứa da mặt của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Trước tiên, bác sĩ rất có thể sẽ khuyên bạn ngừng gãi da, vì điều đó có thể gây kích ứng thêm lớp biểu bì và khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Một số thuốc có thể được bác sĩ dùng để điều trị ngứa da mặt như:

  • Thuốc kháng histamine.
  • Kem bôi Hydrocortisone.
  • Thuốc chống trầm cảm SSRI.
  • Thuốc ức chế calcineurin.

Cách làm giảm ngứa da mặt tại nhà

  • Bạn có thể đắp một miếng gạc lạnh lên mặt để làm dịu cơn ngứa thay vì gãi.
  • Bạn cũng có thể thử lau mặt bằng khăn ướt hoặc rửa mặt. Nếu nguyên nhân là do chất kích ứng tiếp xúc, điều này có thể làm sạch các tác nhân gây kích ứng.
  • Tránh bất kỳ tình huống căng thẳng nào cho đến khi cơn ngứa giảm bớt. Căng thẳng có thể khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
  • Vỗ nhẹ lên vùng da bị ngứa để giảm cảm giác ngứa, việc bạn gãi da có thể làm tổn thương bền mặt da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, lưu ý sử dụng những sản phẩm lành tính, không chất tạo mùi.
  • Giữ móng tay sạch và ngắn để tránh việc bạn gãi hoặc chạm lên da mặt.
  • Sử dụng các sản phẩm tắm, gội lành tính, không gây kích ứng
  • Giữ cho mền, gối, ga giường luôn sạch sẽ.
  • Cách ly với nguyên nhân nghi ngờ gây ngứa.

Những điều cần tránh khi ngứa da mặt

  • Gãi hoặc chạm tay lên da da mặt thường xuyên.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa chất tạo màu, tạo mùi hay các thành phần dễ gây kích ứng khác.
  • Để da mặt tiếp xúc với bề mặt bẩn như điện thoại, ga giường, chăn, gối,… hay môi trường chứa nhiều khói bụi.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia bệnh da liễu [bác sĩ da liễu] nếu ngứa:

  • Kéo dài hơn hai tuần và không cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc
  • Nghiêm trọng và làm bạn mất tập trung vào thói quen hàng ngày hoặc ngăn bạn ngủ
  • Đến đột ngột và không thể giải thích dễ dàng
  • Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn
  • Đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như giảm cân, sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên ngứa da mặt. Ngứa da chỉ được điều trị nhanh chóng và hiệu quả khi biết được nguyên nhân chính xác. Nếu tình trạng ngứa da của bạn nghiêm trọng bạn nên đến thăm khám bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc.

Video liên quan

Chủ Đề