Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời, trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm qua để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Bởi vậy, dù có bận rộn thế nào, các gia đình đều dành thời gian làm lễ cúng ông Công ông Táo một cách cẩn thận nhất với mong muốn gia đình gặp nhiều bình an.

Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất
Cá chép đỏ là một trong những lễ vật cúng ông Công, ông Táo. (Nguồn: TTXVN)

T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: “Cúng ông bà tổ tiên hay lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình”.

Buổi sáng cũng là lúc đầu óc con người minh mẫn, thanh tịnh và sảng khoái nhất. Từ đó mới có thể lo mâm cúng được chu toàn.

“Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà). Trong đó, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa, đốt sau lễ cúng ông Táo.”, T.S Đinh Đức Tiến nói.

Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất
Một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo. (Nguồn: TTXVN)

Cá chép là linh vật không thể thiếu trong các lễ vật cúng ông Công, ông Táo. Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng". Con cá chép này sau đó sẽ được phóng sinh, thả ra ao, hồ hay sông.

Theo một tích truyện của Nho giáo, trong rất nhiều những loài cố gắng vượt vũ môn để đạt tới ngôi vị cao hơn, có một loài cá chép vô cùng đặc biệt. Con cá này đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, vượt qua nhiều thử thách để rồi vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng. Từ đó, cá chép biểu trưng cho sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Với giới trí thức, cá chép sẽ đem đến sự thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn.

Ngoài ra, còn có các loại vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những lễ vật này, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình mà có sự chuẩn bị khác nhau.

T.S Đinh Đức Tiến chia sẻ thêm: “Khi khấn ông Công, ông Táo, quan niệm dân gian cho rằng không nên cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời, gia chủ có thể sắp xếp bàn thờ, lau chùi bát hương, chuẩn bị mọi thứ để đón giao thừa”.

Trong ngày 23 tháng Chạp năm nay, giờ Thìn (7h-9h) là giờ Tốc hỷ nên thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân chầu trời.

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân.

Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, có nhiệm vụ báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm với Ngọc Hoàng.

Thông qua báo cáo của Táo quân, Ngọc Hoàng sẽ có sự thưởng phạt khác nhau cho mỗi nhà. Chính vì vậy, phong tục cúng, tiễn ông Công ông Táo chầu trời vào mỗi dịp cuối năm rất được người dân coi trọng và tổ chức trọng thể.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo thông lệ, ngày ông Công ông Táo là 23 tháng Chạp, rơi vào ngày 25/1/2022. Lễ cúng thường được thực hiện vào trưa 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên ngày nay, tùy vào điều kiện, nhiều gia đình có thể tiễn ông Công ông Táo vào ngày 21, 22 tháng Chạp, chỉ cần cúng xong trước 23h ngày 23 âm lịch.

Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất

Nhiều gia đình cúng ông Công ông Táo trước trưa 23 tháng Chạp.

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ linh thiêng, thích hợp nhất để đưa tiễn ông Công, ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm nay, giờ Ngọ lại là giờ Hắc đạo nên không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa. Theo lịch vạn niên, các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h).

Đặc biệt, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân. Vì thế, tùy quan niệm, hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu

Theo sách Phong tục thờ cúng của người Việt của tác giả Song Mai và Quỳnh Trang do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin phát hành, trong ngày Táo quân chầu trời (23 âm lịch), gia đình nào cũng chuẩn bị lễ tiễn ông Công ông Táo.

Bàn thờ Táo quân được định vị khác nhau, tùy từng địa phương. Có nơi kê cạnh bàn thờ tổ tiên, có nơi đặt trong bếp, có nơi đặt ở vách giữa phía sau nhà.

"Nói tới ông Táo - vua Bếp, cũng là nói tới lửa. Về thời cổ, lửa và nước là phương tiện tẩy sạch, thanh khiết hóa. Một bà hai ông đâu đầu vào lửa là hình ảnh đầu tiên của 'nghi lễ thanh khiết'".

Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất

Mỗi địa phương, vùng miền có tập tục cúng ông Công ông Táo khác nhau.

Còn theo giáo sư Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1999, mối quan hệ giữa Thổ Công và ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị.

"Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh ra ta nên được tôn kính nhất. Để không làm mất lòng ai, người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Thổ Công thì ở gian bên trái (theo ngũ hành, bên trái - phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm)".

Tuy vậy, hiện chưa có tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.

Quan điểm phổ biến nhất là đặt mâm cúng ông Công, tức Thổ Công, vị thần trông coi nhà cửa, đất đai, tại bàn thờ tổ tiên.

Còn ông Táo, với vai trò là vị thần trông coi bếp núc, nên được thờ, đặt mâm cúng trong nhà bếp.

Ở từng địa phương, vùng miền, truyền thống cúng ông Công ông Táo có nhiều nét khác biệt. Tùy theo tín ngưỡng, tập tục, mỗi gia đình có cách áp dụng khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình Việt bắt đầu làm lễ cúng ông Táo, đây là phong tục rất thú vị của người Việt ẩn chứa sự tích li kì và nhiều điều hấp dẫn về vị thần này.

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc ta để tạ lễ năm cũ và cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Táo quân (ông Công ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Cúng ông Công ông Táo năm 2022 rơi vào thứ ba, ngày 25 tháng 1.

Cúng ông táo vào giờ nào tốt nhất

Cúng ông Công ông Táo năm 2022 ngày nào, giờ nào, cúng gì tốt nhất?. Ảnh: IT.

Giờ nào phù hợp nhất để cúng ông Công ông Táo?

Nhiều người cho rằng, cúng Táo quân vào ngày 23 tháng chạp cũng được vì đó là thời gian trước khi ông Công, ông Táo về Thiên đình bẩm báo, với hàm ý để các vị Táo Quân có thời gian chuẩn bị chu đáo.

Tuy nhiên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng chạp. Hoặc cũng có người chọn đúng ngày 23 tháng chạp để cúng.

Theo đó, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h, 11h-13h.

Cụ thể, 9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Theo quan niệm dân gian, tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Khung giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo.

Cúng gì tốt nhất cho ngày Tết ông Công ông Táo?

Cúng ông Công ông Táo năm 2022 ngày nào, giờ nào, cúng gì tốt nhất? Nguồn: Cổ tích nổi tiếng thế giới.

Mâm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo quân về trời, bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Quan niệm của người dân, cá chép vàng phải mua ba con. Cúng cá chép để hóa rồng và trở thành phương tiện để các vị Táo quân lên chầu trời.

Ngoài ra, trong buổi lễ gia chủ phải chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam, 1 vị thần nữ.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối.

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.

Các chuyên gia văn hóa cho rằng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị, tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm Nhâm Dần,  là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.