Cốt san nền là gì

Cốt nền hiện nay được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như thủy lợi, sinh học, giao thông, kiến trúc chứ không phải chỉ riêng cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, trong xây dựng thì thuật ngữ này vẫn được sử dụng nhiều nhất vì thế, trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề cốt nền xây dựng là gì? Cùng theo dõi nhé.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản cốt nền xây dựng chính là cao độ tối thiểu mà chúng ta cần bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo mức độ phù hợp với quy hoạch về độ cao của hệ thống nền và thoát nước mưa tốt.

Tuy nhiên, cũng có không ít người vẫn thường hay nhầm lẫn cốt san nền với cốt nền xây dựng bởi về cơ bản thì chúng khá giống nhau nhưng mục đích sử dụng thì lại khác nhau, thực chất thì cốt san nền chỉ là mức khống chế cho việc tính toán làm sao hệ thống cốt nền trong xây dựng tốt mà thôi.

Có thể nói, cốt nền xây dựng là một phần không thể thiếu, dù bạn có xây nhà ở nông thôn hay thành phố thì cũng tuyệt đối không được bỏ qua bước này, nó có công dụng chính là hạn chế được tình trạng ngập úng tại những thành phố lớn hiện nay. Người ta dựa vào mực nước trung bình để tính toán làm sao đảm bảo công trình không bị ngập úng và có khả năng thoát nước hiệu quả hơn.

Những vấn đề cần lưu ý khi thi công cốt nền xây dựng là gì?

Khi đã nắm được cốt nền xây dựng là gì? Cũng như phân biệt được nó với với cốt san nền như thế nào thì khi tiến hành thi công cần phải để ý đến một số vấn đề sau:

Đây là hạng mục quan trọng vì thế mà đơn vị thi công và chủ đầu tư cần làm việc với nhau để bàn về nhu cầu sử dụng cũng như số liệu cụ thể, hiện trạng của cột mốc điều này sẽ giúp cốt nền xây dựng phát huy được vai trò của mình.

Khi làm đường thì cốt nền vỉa hè phải cao hơn lòng đường, đảm bảo lượng nước không chảy ngược từ đường vào nhà dân.

Ngoài ra thì cần phải sát sao hơn trong việc hoạch định cũng như lên kế hoạch xây dựng đồ án cốt nền, ngoài giao thông, không gian đường xá thì cần để ý đến hạ tầng kỹ thuật nữa.

Cần thiết kế chuẩn xác số liệu đạt chuẩn, rõ ràng để xin giấy phép xây dựng, đồng thời hộ dân cũng cần phối hợp để thực hiện việc làm cốt nền xây dựng đảm bảo phòng chống ngập lụt hay khi xảy ra sự cố.

Nói chung, để có được cốt nền xây dựng đạt chuẩn, có độ chính xác cao thì bạn cần phải để ý đến nhiều yếu tố, ví dụ như: Chất lượng khảo sát đo địa hình, số liệu tự nhiên, địa chất, số liệu ngập lụt, trình độ và năng lực của người đo đạc. Hãy chú ý thật kỹ đến những vấn đề này để có được công trình hoàn hảo và đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi sử dụng, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Video liên quan

Chủ Đề