Core beliefs là gì

Những niềm tin cốt lõi độc hại [Toxic core beliefs] và 9 cách để chuyển hóa chúng

Gaia Moon
6 months ago
X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Khi bạn lần đầu tiên tìm hiểu về mớ hỗn độn đang mưng mủ nơi niềm tin cốt lõi, trong sâu thẳm con người mình, bạn có thể sẽ trải qua một trong ba cảm xúc: Phấn khích Bối rối hoặc Đau khổ, hoặc cả 3 cùng lúc.

Là một trong những thực hành cơ bản nhất trên hành trình thức tỉnh tâm linh nội tại, khám phá ra những niềm tin cốt lõi độc hại mà chúng ta đang có chắc chắn không phải là một con đường dễ dàng hay thoải mái.

Nhưng nó mang tính cần thiết, sống còn.

TẤT CẢ chúng ta đều mang trong mình những niềm tin cốt lõi độc hại, thứ ăn mòn sự tỉnh táo của ta ở cấp độ ý thức hay vô thức. Thông thường, chúng tạo ra ảnh hưởng đến mọi cấp độ nơi con người chúng ta.

Để phát triển một cách hiệu quả sự yêu thương bản thân, mở rộng trái tim với người khác và trải nghiệm sự bình yên nội tại của hiện thân nơi Linh hồn, chúng ta cần phải hướng vào bên trong. Ta cần phải chiếu sáng nơi bóng tối. Tìm kiếm những niềm tin cốt lõi của bạn là một trong những hướng đi cần thiết để tiến tới sự thật và sự hàn gắn sâu sắc, bởi nó hướng đến trung tâm của nỗi đau khổ trong bạn.

Vậy, Niềm tin cốt lõi là gì?

Niềm tin cốt lõi là những câu chuyện, những niềm tin và sự phán xét vô thức mà chúng ta mang về bản thân nhằm xác định ý thức của chúng ta về mình. Niềm tin cốt lõi cũng xác định cách chúng ta cảm nhận về người khác, mức độ hạnh phúc của chúng ta với bản thân và cách chúng ta nhìn nhận thế giới nói chung. Niềm tin cốt lõi của chúng ta thậm chí còn chịu trách nhiệm cho việc chúng ta thành công ra sao trong việc tự hiện thực hóa những giấc mơ sâu kín nhất trong mình và khám phá ra ý nghĩa cuộc sống cá nhân của ta. Tóm lại, niềm tin cốt lõi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Thông thường, niềm tin cốt lõi phát triển đầu tiên khi chúng ta còn nhỏ, và cứ thế được củng cố thêm trong quá trình chúng ta trưởng thành.

Niềm tin cốt lõi và sự thức tỉnh tâm linh

Chúng ta tự chữa lành bản thân ở mức độ tinh thần khi chúng ta nhận thức được niềm tin cốt lõi của mình, giải phóng những điều ta còn hạn chế và mở ra nhiều ý tưởng hỗ trợ và những hiểu biết to lớn hơn Shakti Gawain

Ý nghĩa của toàn bộ hành trình thức tỉnh tâm linh là sự nới lỏng sự ràng buộc của chúng ta với những gì sai lầm và hạn chế và điều này bao gồm cả những niềm tin cốt lõi mà ta mang. Những niềm tin cốt lõi này có thể trở nên dày đặc và thắt chặt đến mức chúng góp phần tạo nên những Đêm đen của tâm hồn [hay Khủng hoảng tâm linh]. Trong triết học Ấn Độ, niềm tin cốt lõi có liên quan đến những ý tưởng về Hành/hay Tâm sở [samskaras], hay những mẫu hành vi được điều kiện hóa mà chúng ta cứ liên tục lặp lại trong cuộc sống của mình. Để kết nối với bản chất thật của mình, chúng ta cần nhận thức được những chuyển động bên trong thứ có xu hướng phá hoại, kiểm soát và làm ô nhiễm lối sống và sự hiện hữu của chúng ta.

Tại sao niềm tin cốt lõi của bạn lại gây ngạc nhiên?

Khi mà bạn nghĩ rằng mình có những ý nghĩa khá tốt về con người mìnhngay khi cuộc sống dường như đang diễn ra tốt đẹpvà rồi mọi thứ bắt đầu đi xuốngBạn đã bao giờ cảm thấy như vậy trước đây chưa?

Tất cả chúng ta đều trải qua những giai đoạn cuộc sống khi mà mọi thứ đều là nắng dịu và hoa hồng. Chúng ta dường như đang đi đúng hướng. Và rồi không biết từ đâu một cơn trầm cảm bí ẩn bất chợt ập xuống [Ngạc nhiên chưa!] hoặc Chúng ta bất chợt cảm nhận một sự lo lắng đến mức làm tê liệt lòng tự trọng Hoặc chúng ta tự phá hoại, tự thu hút những con người không phù hợp vào cuộc sống của mình, sau đó ta tự lừa dối mình vì điều đó.

Lý do tại sao những điều này lại xảy ra?

Vâng Niềm tin cốt lõi mà ta có chính là những gì đã xảy ra.

Nhưng tôi đã tập trung rất nhiều vào sự phát triển bản thân và tâm linh tại sao lại vậy?, bạn có thể than thở.

Câu trả lời của tôi là rất có thể, bạn chưa đi sâu vào tâm lý của mình để hoàn tác tất cả những khuôn mẫu [hành vi/nhận thức] cũ. Có thể bạn đã /đang chỉ thực hiện những phương pháp tiếp cận từ ngoài, nơi bạn:

  • Thay đổi chế độ ăn uống của mình
  • Chăm sóc cơ thể của bạn
  • Tối ưu hóa các quy trình hàng ngày
  • Đọc nhiều các sách về self-help
  • Tập Yoga
  • Tập tổ chức lại cuộc sống của chính mình

nhưng phần lớn đây đều là những thực hành từ bên ngoài hoặc được tiếp cận khá hời hợt. Bất kể bạn có làm điều gì với cuộc sống bên ngoài của mình, bạn vẫn thấy mình bị làm hao mòn, ảnh hưởng bởi những hành vi hổ thẹn độc hại, những cơn tức giận, tự thương hại và tự hủy hoại bản thân.

Đừng lo lắng, đó không phải lỗi của bạn. Không ai dạy bạn rằng bạn cần phải đi trên con đường khó khăn, hãy nhìn vào bên dưới bức màn của tâm trí bạn và thắp sáng một ngọn đuốc nơi sâu thẳm nhất của nó.

Ví dụ về những niềm tin cốt lõi cần chú ý

Niềm tin cốt lõi không phải là một khu vườn hàng ngày của những niềm tin đa dạng thứ xuất hiện một cách tự nhiên nó là người mẹ của mọi niềm tin, thứ lớn nhất tạo nên mọi đau khổ, hoặc là Vua và Nữ hoàng nơi thế giới ngầm cá nhân của bạn thứ sẽ trở thành một phần trong bóng tối mà bạn mang theo. Đây là lý do tại sao việc Khám phá bóng tối là một trong những phương pháp được khuyến nghị nhất của chúng tôi để khám phá niềm tin cốt lõi nơi mình.

Thường thì chúng ta hoàn toàn không biết về thứ niềm tin cốt lõi mà ta mang là gì [ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình đang có ý thức], và việc không tin vào sự tồn tại cũng chúng cũng khá phổ biến.

Như tôi đề cập ở phần đầu tiên; việc khám phá ra những niềm tin cốt lõi sẽ khiến bạn cảm nhận được một mớ cảm xúc bất ngờ [từ đau buồn đến hoài nghi]. Nhưng dù thế nào đi nữa, sự thật là tất cả chúng ta đều có những niềm tin cốt lõi và chúng ta đều bị chúng thao túng.

Nhưng tôi là một người tâm linh. Tôi đã cống hiến rất nhiều năm để hoàn thiện bản thân!

Có lẽ vậy. Nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục đau khổ, rất có thể là bởi bạn đã né tránh không làm những thực hành nhằm đào bới, đối mặt với những nơi xấu xí, bẩn thỉu, những vũng lầy nơi tâm trí của mình.

Trên thực tế, tôi cũng từng sử dụng cách biện minh tương tự để tránh né thực tế rằng tôi đã gặp khó khăn với một số niềm tin cốt lõi rất thực tế, những niềm tin cốt lõi rất có vấn đề. Cuối cùng, tôi vẫn đã học được nó, nhưng theo một cách khá khó khăn. Nhờ sự tái xuất hiện liên tục của những cảm giác hổ thẹn độc hại mà tôi đã tự mình phát triển trong thời thơ ấu, tôi đã khám phá ra 2 hai niềm tin cốt lõi chính về bản thân: [1] Tôi không xứng đáng được hạnh phúc, và [2] Tôi xứng đáng bị trừng phạt.

Tôi đã hơi chết lặng khi phát hiện ra 2 niềm tin cốt lõi này! Chúng dường như rất quen thuộc, to lớn và đáng sợ vậy mà chúng vẫn luôn ở đó, được cô đọng thành những câu hỏi đơn giản mà tôi có thể tưởng tượng ra hình ảnh 1 đứa trẻ đang buồn rầu và sợ hãi cứ thế lặp đi lặp lại [Và thực sự, chúng đến từ một đứa trẻ nội tại bị tổn thương].

Dưới đây là một số ví dụ khác về Niềm tin cốt lõi độc hại phổ biến mà chúng ta mang bên trong. Hãy chú ý đến những điều gây ra cảm giác khó chịu trong bạn:

  • Tôi chứa đầy những thiếu sót
  • Tôi là người không thể được yêu thương
  • Tôi thật tệ hại
  • Tôi thật ngu ngốc
  • Tôi thật vô dụng
  • Tôi là một kẻ thất bại
  • Tôi không xứng đáng với những điều tốt đẹp
  • Tôi là một sai lầm
  • Tôi thật yếu ớt
  • Tôi thật thiếu sót
  • Tôi không quan trọng
  • Tôi thật nhàm chán
  • Tôi thật điên rồ và không ổn định
  • Tôi thì không có thuốc chữa
  • Tôi luôn làm tổn thương mọi người
  • Tôi luôn tự làm tổn thương mình
  • Tôi thật vô vọng
  • Tôi thật xấu xa/tội lỗi
  • Tôi là điều không mong muốn
  • Tôi là kẻ vô hình
  • Tôi là một sự lầm lạc
  • Tôi bất lực
  • Tôi thật xấu xí
  • Tôi là kẻ đáng xấu hổ
  • Tôi là kẻ không đáng được nhắc đến
  • Tôi sẽ chết trong đơn độc

.

Vậy thứ niềm tin cốt lõi nào ở trên đúng nhất với bạn?

Hãy nhớ rằng danh sách trên chỉ hiển thị một số trong rất nhiều những mẫu hình niềm tin cốt lõi có thể tồn tại trong bạn. Ngoài ra, cũng cần hiểu rằng chúng ta thường có nhiều hơn một niềm tin cốt lõi hoạt động bên trong.

5 cách để khám phá những niềm tin cốt lõi của bạn [những nguyên tắc cơ bản]

Điều quan trọng là bạn phải khám phá ra càng nhiều niềm tin cốt lõi trong mình càng tốt. Và đây là những điều bạn cần biết:

  1. Chúng luôn được bắt đầu bằng Tôi thì/Tôi là [I am]

Hãy xem lại danh sách những niềm tin cốt lõi độc hại phía trên. Bạn có thể thấy gần như tất cả những niềm tin cốt lõi độc hại thường được bắt đầu bằng Tôi thì/Tôi là, một số khác bắt đầu bằng Tôi thì không.., hoặc Tôi luôn luôn, có xu hướng khá phán xét. Hãy nhớ rằng niềm tin cốt lõi độc hại của bạn được viết bằng thứ ngôn ngữ chỉ có trắng hoặc đen nhằm lên án bạn theo một cách nào đó.

2. Chúng thường được ngụy trang bằng những niềm tin ủng hộ, hỗ trợ [supporting beliefs]

Đúng vậy, và chúng không thích bị phát hiện. Bởi thế, hãy chú ý đến những niềm tin hỗ trợ nhằm [giúp] duy trì cho những niềm tin cốt lõi trung tâm của bạn. Niềm tin ủng hộ thường biểu hiện dưới dạng sau:

Cô ấy không bao giờ quan tâm đến tôi [Tôi là người không xứng đáng được yêu thương]

Anh ta là một kẻ khoe mẽ, tôi không thể chịu được [Tôi không quan trọng]

Họ luôn làm mọi thứ rối tung lên [Tôi thật sự bất lực]

Tôi xin lỗi vì tôi lại lặp lại sai lầm, tôi là một kẻ vụng về [Tôi là một kẻ thất bại]

Hãy chú ý đến những điều bạn thường nói cho bạn cảm giác bất an, tự ái hoặc xấu hổ. Những cảm xúc khó chịu này sẽ giúp bạn xác định chính xác một số niềm tin hỗ trợ thứ đang cố gắng bao bọc, bảo vệ cho niềm tin cốt lõi của bạn.

3. Thực hành viết nhật ký và kỹ thuật hỏi Tại sao?

Ghi lại những suy nghĩ bạn có về bản thân và người khác trong ngày.

Bên cạnh mỗi suy nghĩ, hãy hỏi Tại sao? và đặt những câu hỏi với từ này, Tại sao điều đó lại tồi tệ như vậy?/ Tại sao điều đó lại quan trọng đến vậy? tiếp tục đặt những câu hỏi này cho đến khi bạn đạt được câu trả lời cốt lõi.

Ví dụ, bạn có thể viết Tôi ghét việc bạn tiếp tục làm phiền tôi. Tại sao nó lại tệ như vậy? Bởi vì tôi muốn được lắng nghe? Tại sao? Bởi tôi muốn được chăm sóc Tại sao? Bởi tôi cảm thấy dường như không ai quan tâm đến những gì tôi cần nói Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Bởi vì tôi cảm thấy cô đơn và vô giá trị. Từ ví dụ này, chúng ta có thể chắc chắn được rằng niềm tin cốt lõi sẽ là Tôi vô dụng/hoặc và/ Tôi cô đơn.

4. Những xúc cảm đau đớn cũng là một người bạn

Khám phá những niềm tin cốt lõi độc hại của bạn cũng có thể tiếp thêm sinh lực và sức mạnh nhưng cũng khá đáng sợ. Hãy nhớ rằng những cảm xúc đau đớn cũng là một người bạn. Nói cách khác, thành thật một cách tàn nhẫn với bản thân là điều cần thiết. Hãy chú ý đến những luồng cảm xúc khó chịu dâng trào sẽ giúp bạn khám phá ra những bế tắc bên trong của mình. Bạn có cảm thấy lo lắng, nóng ruột, tức giận, tự ý thức, bất an, buồn nôn hoặc khó chịu không? Tốt. Đó là những điều cho bạn thấy rằng niềm tin cốt lõi của bạn sắp được biểu hiện ra. Nó giống như bạn đang cố kéo một cái dằm ra: đầu tiên bạn sẽ cảm thấy đau nhói, nhưng đó là một phần cần thiết của quá trình hàn gắn.

5. Thực hành Sự tự từ bi với bản thân [Self-compassion]

Trong suốt quá trình này, điều quan trọng là bạn phải nhẹ nhàng và tử tế với chính mình. Trích xuất niềm tin cốt lõi độc hại của bạn ra có thể phản tác dụng nếu bạn sử dụng những thông tin đó như một cơ hội để bắt nạt bản thân. Xin đừng làm thế. Bạn đã không chọn để có những niềm tin cốt lõi độc hại này: chúng phát triển như một phần của những vết thương và môi trường độc hại bạn đã tiếp xúc từ thuở nhỏ. Bởi thế, hãy từ bi và đi theo tốc độ của riêng bạn điều đó sẽ làm cho cuộc hành trình này trở thành một thứ gì đó nuôi dưỡng và trao quyền chứ không phải một cuộc săn phù thủy nhằm diệt trừ tất cả ma quỷ trong bạn.

Làm thế nào để thay đổi niềm tin cốt lõi độc hại của bạn trong 9 bước

Như chúng ta đã thấy, niềm tin cốt lõi là niềm tin cơ bản mà chúng ta có về bản thân chúng là thứ gọi là chân lý tuyệt đối mà chúng ta đã áp dụng trong suốt cuộc đời, thường bắt đầu từ thời thơ ấu.

Ví dụ: Nếu chúng ta có một người cha không ổn định về cảm xúc khi còn nhỏ, người thường xuyên trừng phạt chúng ta và gọi chúng ta là ngu ngốc thì có khả năng chúng ta sẽ phát triển niềm tin cốt lõi rằng chúng ta ngu ngốc hoặc vô giá trị. Hoặc nếu chúng ta có một người mẹ bị rối loạn thần kinh, người liên tục cảnh báo ta về sự an toàn thì chúng ta có thể sẽ phát triển niềm tin rằng chúng ta không an toàn, tạo ra vô số vấn đề tâm lý trong cuộc sống sau này của chúng ta.

Một khi bạn đã khám phá ra những niềm tin cốt lõi trong mình, bước tiếp theo là chủ động thay thế chúng. Dưới đây là một số cách để bạn có thể thay đổi niềm tin cốt lõi của mình theo một cách tương đối dễ hiểu. Hãy nhớ rằng, bất cứ thực hành nội tại nào cũng đòi hỏi thời gian, năng lượng và sự bền bỉ, tuy sẽ mất thời gian nhưng những gì bạn nhận lại sẽ rất xứng đáng.

  1. Xác định một niềm tin cốt lõi tại mỗi thời điểm

Thật vô nghĩa khi cố gắng đẩy nhanh quá trình hàn gắn bằng cách cố gắng giải quyết mọi niềm tin cốt lõi là bạn xác định được trong cùng một lúc. Hãy bắt đầu với những niềm tin cốt lõi nghiêm trọng và dai dẳng nhất trước tiên. Thông thường bạn sẽ phát hiện ra có một niềm tin chính nhất dường như ảnh hưởng lên rất nhiều điều bạn nghĩ, cảm nhận hay cách bạn hành động. Hãy nhắm đến mục tiêu này trước nhất. Những niềm tin cốt lõi nhỏ hơn và ít bền bỉ hơn [tức những niềm tin thay đổi theo tâm trạng của bạn] có thể được giải quyết sau đó.

2. Hiểu được niềm tin cốt lõi tác động đến cuộc sống của bạn như thế nào

Để thực sự thúc đẩy bản thân thay đổi niềm tin cốt lõi, bạn phải thực sự hiểu tác động của nó đối với cuộc sống hàng ngày và cuộc sống của bạn nói chung. Hãy thiền hoặc viết ra câu trả lời cho câu hỏi sau Niềm tin cốt lõi này tác động đến cuộc sống của tôi như thế nào? Câu trả lời của bạn có thể là Điều đó khiến tôi không còn cảm thấy tự tin. Nó khiến tôi lo lắng ở nơi công cộng. Nó khiến tôi nghi ngờ và căm ghét chính mình. Nó khiến tôi mất đi tình bạn..biết được niềm tin cốt lõi của bạn gây hại ra sao sẽ thúc đẩy bạn thực hiện một số thay đổi nghiêm túc.

3. Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn tin vào điều đó ở mức độ nào?

Thường thì những niềm tin cốt lõi của chúng ta nghe có vẻ hoàn toàn vô lý. Đối với tâm trí tỉnh táo, thật dễ dàng để cười nhạo và loại bỏ chúng. Nhưng ở mức độ vô thức, chúng thực sự có thể tàn phá chúng ta. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải ngồi xuống và thực sự suy ngẫm về mức độ bạn tin vào niềm tin cốt lõi trong mình. Đừng quên thành thật và chỉ nói sự thật và điều này có thể không dễ.

Trên thang điểm từ 1 [hoàn toàn không tin] đến 10 [hoàn toàn tin] hãy đánh giá mức độ tin tưởng của bạn đối với niềm tin cốt lõi của mình. Nếu điểm của bạn trên 5, hãy tự hỏi bản thân Tại sao tôi tin rằng điều này đúng về bản thân mình?, bạn có thể nên ghi lại hoặc suy ngẫm về những kỷ niệm hoặc kinh nghiệm trong quá khứ thứ đã giúp củng cố những niềm tin này. Nếu điểm của bạn dưới 5, hãy cố gắng xác định bất kỳ cảm xúc nào [chẳng hạn như sợ hãi] ẩn sau sự hoài nghi mà bạn có.

4. Khám phá các hình thức kháng cự tiềm ẩn

Đôi khi sự níu giữ niềm tin cốt lõi của một người có thể rất mạnh mẽ. Khi những bằng chứng được đưa ra để chống lại niềm tin cốt lõi đã cú, bằng chứng mới đôi khi không thể được chấp nhận. Chúng sẽ tạo ra những cảm giác rất khó chịu được gọi là sự bất hòa về nhận thức. Và bởi vì việc bảo vệ niềm tin cốt lõi rất quan trọng, họ sẽ tìm mọi cách để hợp lý hóa, bỏ qua và thậm chí phủ nhận bất cứ điều gì không phù hợp với niềm tin cốt lõi. Frantz Omar Fanon

Có nhiều lý do khiến chúng ta từ chối thay đổi niềm tin cốt lõi cũ một cách có ý thức hoặc vô thức. Thông thường, các lý do thường liên quan đến nỗi sợ hãi thất bại, sợ thay đổi và sợ sự không chắc chắn. Nếu chúng ta đã có thói quen suy nghĩ và hành xử theo một cách nhất định trong cuộc đời mìnhđiều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sẽ không làm thế nữa? Và hơn thế nữa, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại? Trước khi cố gắng thay đổi niềm tin cốt lõi của mình, bạn cần có khả năng cam kết sâu sắc với cuộc hành trình. Bằng cách trở nên ý thức về điều gì đang ngăn cản bạn thay đổi niềm tin cốt lõi của mình, bạn sẽ ngăn chặn được hành vi tự hủy hoại bản thân.

5. Tìm cách bác bỏ niềm tin cốt lõi của bạn

Bây giờ, sau khi bạn đã đánh giá mức độ tin tưởng của chính mình vào niềm tin cốt lõi, hãy thử nhìn vào bức tranh toàn cảnh trước mặt. Thông qua việc bác bỏ niềm tin cốt lõi của mình, bạn sẽ chứng minh cho tâm trí vô thức của mình rằng bạn không còn được hỗ trợ một cách tích cực bởi niềm tin sâu sắc này.

Ví dụ: Nếu niềm tin cốt lõi của bạn là Tôi là thứ không mong muốn, bạn có thể cố tình tìm kiếm những ví dụ về việc bạn từng được trân trọng trước đây. Ví dụ: Khi 10 tuổi, cô giáo đã từng muốn tôi phụ trách một buổi thuyết trình trước cả lớp. Năm 16 tuổi, ai đó đã từng thích tôi. Khi 19 tuổi, bạn tôi đã từng rất bực mình khi không có tôi đi xem phim cùng cô ấy. Năm nào mọi người cũng muốn tôi đến dự lễ Giáng sinh. Người yêu tôi muốn tôi ở cạnh etc

6. Tìm một niềm tin cốt lõi thay thế

Sau khi làm giảm giá trị của niềm tin cốt lõi độc hại và chứng minh rằng chúng là sai lệch, không thực tế bây giờ là lúc để thay thế chúng. Tìm kiếm một niềm tin cốt lõi mới mâu thuẫn với những gì bạn đang tin tưởng để thay thế no. Ví dụ: Nếu bạn có niềm tin cốt lõi là Tôi thật xấu xí thì bạn có thể thay thế nó bằng Tôi đẹp. Hoặc nếu niềm tin cốt lõi của bạn là Tôi là kẻ thất bại hãy thay thế nó bằng Tôi thì khác biệt theo những cách thú vị.

Điều quan trọng là bạn phải chọn một niềm tin thay thế mà bạn thực sự tin tưởng. Hãy cẩn thận với những gì mà bạn đưa ra [ví dụ: Tôi giàu có và nổi tiếng], hãy cố gắng trở nên thực tế và dễ hiểu. Những sự xác nhận [Affirmations] có thể giúp ích tại bước này.

7. Khám phá cách cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào với niềm tin mới được thiết lập

Niềm tin cốt lõi mới của bạn sẽ biến đổi cuộc sống của bạn như thế nào? Nó có giúp bạn vui vẻ, tự tin, sáng tạo và trở nên dồi dào hơn không? Thử suy ngẫm hoặc viết ra những suy nghĩ của bạn, càng chi tiết càng tốt và hãy cảm nhận sự vui vẻ thỏa mãn khi hình dung về tương lai.

8. Nếu bạn không thay đổi niềm tin cốt lõi của mình, hậu quả sẽ là gì?

Nó sẽ giúp ghi nhớ những hậu quả hiển nhiên của việc tiếp tục bám vào một niềm tin cốt lõi độc hại. Điều này không chỉ giúp tạo động lực và giúp bạn đi đúng hướng mà còn giúp tái khẳng định giá trị của cuộc hành trình mà bạn đang thực hiện.

9. Lập kế hoạch hành động

Sau khi xác định, thử thách và thay thế niềm tin cốt lõi của mình, bạn cần phải có một kế hoạch hành động. Hãy thử hỏi bản thân rằng Bạn dự định sẽ làm gì trong tháng tới để tiếp tục bác bỏ/ghi đè lên những hình thái suy nghĩ có liên quan đến niềm tin cốt lõi tiêu cực của mình?

Ví dụ: Bạn có thể lên kế hoạch nhắc nhở bản thân về 03 lý do khiến Bạn xứng đáng được yêu thương mỗi khi niềm tin cốt lõi độc hại lên tiếng rằng Bạn không xứng đáng.

Hoặc một số ý tưởng khác như:

+ Có một cuốn nhật ký ghi lại tiến trình của bạn

+ Dành thời gian một mình mỗi ngày để nhìn vào nội tại

+ Nhìn mình trong gương mỗi sáng và lặp lại niềm tin cốt lõi lành mạnh mới một cách chân thành

+ Hình dung/thôi miên [Visualizing/hypnotizing] bản thân vào một trạng thái dễ hợp tác nhằm chuẩn bị cho tâm trí vô thức của bạn để thay đổi.

Mọi khả năng là không giới hạn. Hãy nhớ rằng việc trượt khỏi hay quên là bình thường, chỉ cần nhẹ nhàng với bản thân và tiếp tục kiên trì.

Khi bạn bước đi trên một con đường đầy thử thách nhưng hoàn toàn sâu sắc nhằm khám phá ra những niềm tin cốt lõi độc hại bên trong mình, hãy nhớ rằng luôn có những niềm tin sẽ cứng đầu hơn những niềm tin khác. Thông thường, một số niềm tin cốt lõi sẽ dao động theo cảm xúc của bạn [hãy chú ý đến những điều này], nhưng cũng đừng quên chú ý những nhân tố vẫn sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn không cảm thấy xúc động [đây thường là những niềm tin cốt lõi sâu sắc và nghiêm trọng hơn].

Thay thế những niềm tin cốt lõi sẽ mất rất nhiều thời gian và nỗ lực, nhưng những gì bạn nhận lại sẽ là vô tận và vô giá. Sự tự trọng trong bạn sẽ tăng lên, cùng lúc với sự sáng tạo, năng suất, sự dồi dào trong năng lượng, niềm vui, sự thỏa mãn hay sự yêu thương cũng vậy đây là một vài trong số rất nhiều những món quà mà bạn sẽ nhận được trong suốt hành trình này.

Và bây giờ là thời gian dành cho bạn. Bạn đã thử khám phá những niềm tin cốt lõi độc hại của mình chưa? Chúng là gì? Và nếu có thể, hãy chia sẻ bên dưới nếu bạn từng thành công trong việc phát hiện và thay thế chúng, nó có thể sẽ có lợi cho rất nhiều những người khác có cùng vấn đề với bạn trong hành trình của họ sau đó

Tác giả Aletheia Luna. Nguồn bài viết Source. Dịch bởi Ayako

Google Image with the key words [toxic core beliefs]

Advertisements

Share this:

Categories: Self-Discovery | Khám phá bản thân, Shadow-self - Phần tối bên trong bạn, Soul Loss - Mất kết nối với tâm hồn, Soulwork, Thức tỉnh/Spiritual Awakening
Leave a Comment

Video liên quan

Chủ Đề