công thức tính cung tiền (ms)

Đề cương ôn tập môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (141.54 KB, 10 trang )

Các công thức để làm bài tập
Y: sản lượng
C: chi tiêu dân cư
G: chi tiêu chính phủ
t: thuế (thường là dạng %)
Ms : mức cung tiền
Md: cầu tiền
H: cơ số tiền
Cb: dự trữ bắt buộc trong ngân hàng
Cp: dự trữ tiền trong dân cư
k: số nhân tiền
Y = C + Y(1-t) + G (phương trình đường IS)
Ms = Md (phương trình đường LM)

Tính số nhân tiền k =
Tính cung tiền Ms = k.H (số nhân nhân với cơ số tiền)
Kết hợp cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ thì cho phương trình IS = LM và tìm ra Y cb và icb

Bài tập ví dô
Bài 1
Cho một nền kinh tế có hàm chi tiêu như sau: C = 500 + 0,8Yd  5i
Hàm đầu tư: I = 300  10i
Chi tiêu chính phủ G = 600
Thuế t = 20%
Hàm cung tiền Ms = 1000
Hàm cầu tiền: Md = 0,3Y + 100  10i
Mức giá danh nghĩa/ giá thực tế = 1
a) Tính sản lượng và lãi suất cân bằng Ycb = ? và icb = ?
1



b)
c)
d)
e)
f)
g)
h)

Khi chi tiêu chính phủ giảm còn 500 (G=500) thì Ycb=?
Giả sử sản lượng toàn dông Ytd = 4000, Nếu G tăng lên 800 thì nền kinh tế có toàn dông ko?
Nếu cung tiền Ms = 800 thì YCB =?
Nếu chính phủ ko đánh thuế (t=0) thì Ycb = ?
Nếu thuế bằng 30% (t=0,3) thì Ycb=?
Giả sửa Ms nhạy cảm với thu nhập hơn và Md = 0,4Y + 100 -10i thì Y=?
Giả sửa Md nhạy cảm hơn và Md = 0,3Y + 100  15i thì Y=?
Giải

a)
Cân bằng sản lượng Y = C + I + G
Y = 500 + 0,8Y(1-0,2)  5i + 300  10i +600 (Nếu có thuế t=0,2 thì thay Yd = Y(1-t) vào hàm chi tiêu)
0,36 Y = -15i + 1400
Y = -41,6i + 3889

(1)

(phương trình đường IS)

Cân bằng tiền tệ khi Md = Ms
0,3Y + 100  10i = 1000
Y = 3000 + 33,3i


(2)

(phương trình đường LM)

Từ (1) và (2) suy ra
Ycb = 3395 và i = 11,85%
b) Khi G=500 thì thay vào phương trình cân bằng sản lượng ta có
Y = 500 + 0,8Y(1-0,2)  5i + 300  10i +500
Y = 3611  41,6i

(3)

Từ (2) và (3) suy ra

3000 + 33,3i = 3611  41,6i

Ycb = 3270

và i = 8,15%

c)
Nếu G=800, thay vào phương trình sản lượng ta có
Y = 500 + 0,8Y(1-0,2)  5i + 300  10i +800
Y = 4.444 -41,6i

(4)

Từ (2) và (4) => i = 19,27% và Ycb = 3642 <4000, Như vậy nền kinh tế vẫn chưa đạt trạng thái toàn dông
d)

nếu Ms = 800 thì cân bằng tiền tệ sẽ thay đổi
Ms = Md  0,3Y + 100  10i = 800  Y = 2333 + 33,3i

(5)

Từ (1) và (5) suy ra 2333 + 33,3i = -41,6i + 3889
2


Ycb = 3025và icb =2,1%
e) Nếu t =0% thì thay đổi phương trình sản lượng
Y=C+I+G
Y = 500 + 0,8Y  5i + 300  10i +600
Y = -60i+ 7000

(6)

Từ (2) và (6) suy ra Ycb = 4232 và icb = 36,9%
f)
Nếu t = 0,3 thì thay vào phương trình sản lượng
Y = 500 + 0,8Y(1-0,3)  5i + 300  10i +600
Y = -34i + 3182

(7)

Từ (2) và (7) suy ra
Ycb = 3090 và icb = 2,7%
g)
Giả sửa Ms nhạy cảm với thu nhập hơn và Md = 0,4Y + 100 -10i thì Y=?
Khi Md thay đổi thì thay đổi cân bằng tiền tệ, ta có

Md = Ms  0,4Y + 100 -10i = 1000  Y = 2250 + 25i

(8)

Từ (1) và (8) suy ra: Ycb = 2865 và icb = 24,6%
h)
Giả sửa Md nhạy cảm hơn và Md = 0,3Y + 100  15i thì Y=?
Md = Ms  0,3Y + 100 -15i = 1000  Y = 3000 + 60i

(9)

Từ (1) và (9) suy ra: icb = 8,75% và Ycb = 3525

Bài tập 2
Cho nền kinh tế có hàm tiêu dùng là C = 500 + 0,8Yd  5i
I = 300  10i
Md = 0,3Y + 100  10i
Thuế là 20% (t=0,2)
Dự trữ trong dân cư là Cp = 30%
Dữ trữ bắt buộc của ngân hàng Cb = 5%
3


Cơ số tiền H = 269,54
P =1 (mức giá danh nghĩa/ giá thực tế)
a) Xác định thu nhập và lãi suất cân bằng
b) Nếu chi tiêu chính phủ G = 850, thì sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
c) Giả sử sản lượng toàn dông là 4000, nếu chi tiêu chính phủ là G = 900 thì sản lượng nền kinh tế có đạt mức toàn
dông ko?
d) Nếu lãi suất chiết khấu tăng làm cho ngân hàng thương mại tăng dự trữ lên 10% thì sản lượng cân bằng là bao

nhiêu?
e) Nếu ngân hàng nhà nước tăng mức dự trữ bắt buộc toàn hệ thống ngân hàng lên 15% thì sản lượng là bao nhiêu?
f) Nếu ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trưêng mở OMO (nghĩa là mua bán trái phiếu để tung tiền ra
hoặc thu tiền về) để giảm cơ số tiền còn H = 200 thì sản lượng là bao nhiêu?
g) Nếu thực hiện OMO và cơ số tiền H = 300 thì nền kinh tế có đạt mức toàn dông ko?
Giải
a)
Những bài mà ko cho ngay Ms như kiểu này thì phải tính ra Ms từ các số cơ số tiền H, dự trữ ngân hàng Cb và dự trữ
dân cư Cp
Số nhân tiền của nền kinh tế là
k=

=

= 3,7

suy ra Ms = k.H = 3,7 x 269,54 = 997
Phương trình cân bằng tiền tệ
Ms = Md  0,3Y + 100  10i = 997  Y = 33,3i +2990

(1)

Phương trình cân bằng sản lượng
Y=C+I+G
Y = 500 + 0,8Yd  5i + 300  10i  Y = 4000  75i

(2)

Từ (1) và (2) suy ra icb = 9,3%, Ycb = 3032
b) Khi G = 850

phương trình sản lượng
Y = 500 + 0,8Yd  5i + 300  10i + 850  Y = 8250  75i

(3)

Từ (1) và (3) => Ycb = 4608 và icb = 48,56
c) Khi G = 900 phương trình sản lượng sẽ là
Y = 500 + 0,8Yd  5i + 300  10i + 900  Y = 8500  75i

(4)

Từ (1) và (4) => Ycb = 4690, icb = 50,9%
4


d) Nếu lãi suất chiết khấu tăng làm cho ngân hàng thương mại tăng dự trữ lên 10% thì sản lượng cân bằng là bao
nhiêu?
Cb = 10% (phải tính lại số nhân tiền)
k=

=

= 3,25

Ms = k.H = 3,25x269,54 = 876
Phương trình cân bằng tiền tệ
Ms = Md  876= 0,3Y + 100  10i  Y = 2587 + 33,3i

(5)


Từ (2) và (5) suy ra:
4000  75i = 2587 + 33,3i

=> Ycb = 3025

; icb = 13%

e)Nếu ngân hàng nhà nước tăng mức dự trữ bắt buộc toàn hệ thống ngân hàng lên 15% thì sản lượng là bao nhiêu?
Cb = 15% => k =

=

= 2,788

Ms = k.H = 2,88x269,54 = 776
Phương trình cân bằng tiền tệ
Ms = Md  776= 0,3Y + 100  10i  Y = 2253 + 33,3i

(6)

Từ (2) và (6) suy ra:
4000  75i = 2253 + 33,3i

=> Ycb = 2790

; icb = 16,13%

f) Nếu ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở OMO (nghĩa là mua bán trái phiếu để tung tiền ra hoặc
thu tiền về) để giảm cơ số tiền còn H = 200 thì sản lượng là bao nhiêu?
Nếu H = 200

Ms = k.H = 3,7x 200 = 740
Phương trình cân bằng tiền tệ
Md = Ms  0,3Y + 100  10i = 740  Y = 2133 + 33,3i (7)
Từ (2) và (7) => 2133 + 33,3i = 4000  75i

icb = 17,23% và Ycb = 2706

g) Nếu thực hiện OMO và cơ số tiền H = 300 thì nền kinh tế có đạt mức toàn dông ko?
Nếu H = 300 => Ms = k.H = 3,7 x 300 = 1110
Phương trình cân bằng tiền tệ Ms = Ms  0,3Y + 100  10i = 1110  Y = 3366 + 33,3i
Từ (2) và (8) =>

3366 + 33,3i

= 4000  75i

(8)

icb = 5,85% và Ycb = 3560
5


câu hỏi thảo luận chương 1
1. Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, nhiệm vụ kinh tế đặt ra cho bạn là gì ? Bạn dùng các công cụ chủ yếu nào để hoàn
thành các nhiệm vụ trên ?
2. Bạn lựa chọn đường tổng cầu đồng biến hay nghịch biến để phân tích kinh tế vĩ mô ? Vì sao ?
3. Quan điểm của Keynes về tổng cung gợi ý cho bạn điều gì về nền kinh tế thị trường hiện đại ?
4.

Tại sao hiện nay các nhà kinh tế thường hay dùng GDP hơn là dùng GNP ?


5. Thông qua dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô mở rộng, bạn có nhận xét gì về trạng thái cân bằng của nền kinh tế ?
6. Vì sao GDP không phản ánh đầy đủ mức sống của một nước ?
7. Nền kinh tế có 5 nhà sản xuất: nông dân, thợ đá, thợ làm cối xay, hàng xáo và hàng bún. Hàng bún bán thành phẩm
của mình cho người tiêu dùng cuối cùng là 4.000 đ. Trong quá trình sản xuất bún, nhà sản xuất này phải mua gạo
(1.500 đ) và cối xay bột (1.500 đ). Hàng xáo mua thóc của nông dân (1.000đ), thợ làm cối xay mua đá của thợ đá
(1.000 đ).
Tính GDP của nền kinh tế trên.
câu hỏi thảo luận chương 2
1. Gia đình bạn chi tiêu tối thiểu bao nhiêu đồng một tháng ? Bao nhiêu thì vừa đủ ? Hãy vẽ đồ thị hàm tiêu dùng của gia
đình bạn. MPC là bao nhiêu nếu đường tiêu dùng là đường thẳng ?
2. Nền kinh tế luôn luôn không có tích luỹ từ nội bộ sẽ có đường hàm tiêu dùng thế nào ?
3. Vẽ đồ thị hàm tiết kiệm trên cơ sở mức tiêu dùng tối thiểu và mức tiêu dùng vừa đủ của gia đình bạn. Nếu đường tiết
kiệm là đường thẳng, MPS là bao nhiêu ?
4. Đầu tư trong kinh tế học vĩ mô có khác gì với đầu tư nói chung ?
5. Trạng thái và xu hướng vận động của nền kinh tế như thế nào khi tiết kiệm lớn hơn hoặc nhỏ hơn đâù tư ?
6. Trạng thái và xu hướng vận động của nền kinh tế như thế nào khi C + I nằm phía trên đường 45 0 hoặc phía dưới
đường 450 ?
7. Nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông A đầu tư vào nền kinh tế một lượng vốn
tương đối lớn ?
8. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là bao nhiêu khi đầu tư là 100 và hàm tiêu dùng là C = 0,7Y. Sản lượng cân bằng
sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn khi hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,6Y và đầu tư vẫn là 100 ?

câu hỏi thảo luận chương 3
1. Khi chính phủ tăng chi tiêu, nền kinh tế sẽ thay đổi như thế nào ? Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, trong trường hợp
nào thì bạn tăng chi tiêu chính phủ ?
6


2. Khi chính phủ đánh thuế, nền kinh tế sẽ thay đổi thế nào ? Trong trường hợp nào thì chính phủ cần phải tăng thuế ?

3. Vì sao khi ngân sách chính phủ cân bằng vẫn làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên ?
4. Chính phủ sẽ thực hiện các công cụ nào trong chính sách tài khoá để làm giảm bớt phản ứng của GDP trước các cú
sốc ?
5. Nếu bạn là nhà lãnh đạo quốc gia, bạn sẽ thực hiện chính sách tài khoá như thế nào khi nền kinh tế bị suy thoái
nghiêm trọng ?
6. Vì sao số nhân trong nền kinh tế mở nhỏ hơn số nhân trong nền kinh tế đóng ?
7. Nền kinh tế có các dữ liệu sau:
I = 120 ; C = 0,7Y ; NT = G = 80
a. Tính sản lượng cân bằng trước và sau khi có NT và G.
b. Vẽ đồ thị.
câu hỏi thảo luận chương 4
1. Người ta giữ tiền vì những động cơ gì ? Giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng gấp đôi nhưng lượng cầu tiền thực tế vẫn như
cũ trong trường hợp nào ?
2. Trong trường hợp nào thì ngân hàng thợ vàng gặp phải Sự hoảng loạn tài chính ? Mức cung tiền khi có ngân hàng
thợ vàng gợi ý cho bạn điều gì về thị trường tiền tệ ?
3. Giả sử số nhân làm hoán chuyển 1 triệu đồng tiền mặt trong lưu thông thành 10 triệu đồng của các khoản gửi ngân
hàng mà dựa vào đó người ta có thể dùng như một phương tiện thanh toán . Nếu tất cả người cho vay đều đòi lại thì
lượng tiền còn bao nhiêu ? Bạn có nhận xét gì về điều này ?
4. Các ngân hàng thương mại trong một nền kinh tế giữ 5% tiền gửi dưới dạng dự trữ tiền mặt. Tiền giữ trong dân bằng
25% tiền gửi ngân hàng của họ. Cơ số tiền trong nền kinh tế là 20 tỷ đồng.
a. Tính số nhân tiền đơn giản.
b. Tính số nhân tiền mở rộng.
c. Quỹ tiền tệ là bao nhiêu ?
d. Các ngân hàng vẫn lựa chọn giữ tiền như cũ nhưng dự trữ trong dân là 30% thì số nhân tiền mở rộng là bao
nhiêu ?

7


câu hỏi thảo luận chương 5

1. Hệ thống ngân hàng tác động tới mức cung tiền như thế nào khi các ngân hàng đều dự trữ 100% tiền gửi ?
Khi ngân hàng dữ 100% tiền gửi thì số nhân tiền k =

=1 vì Cb = 100% => số cung tiền bằng tổng cơ số tiền,

mức cung tiền không được nhân lên, chỉ bằng đúng lượng tiền trong dân
2. Vì sao đường cung tiền luôn luôn được vẽ song song với trục tung ? Điều gì có thể làm thay đổi sự cân bằng
trên thị trường tiền tệ ?
Cung tiền được quyết định chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung
ương sẽ tính toán và quyết định một lượng cung tiền nhất định và sử dụng các công cụ để kiểm soát lượng cung tiền,
nên đường cung được coi như không thay đổi  là đường dốc đứng.

3. Vì sao công cụ nghiệp vụ thị trường mở lại tỏ ra ưu việt hơn các công cụ khác?


Nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chính xác có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Nếu cần có sự thay đổi nhỏ của
dự trữ hoặc cơ số tiền, ngân hàng trung ương mua hoặc bán ít chứng khoán. Ngược lại, nếu sự thay đổi về dự trữ
mong muốn hoặc cơ số dự trữ rất lớn thì nghiệp vụ thị trường mở đủ sức thực hiện điều đó thông qua việc mua
hoặc bán rất nhiều chứng khoán.



Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở,
ngân hàng trung ương lập tức có thể đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu ngân hàng trung ương thấy cung
ứng tiền tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách
bán chứng khoán trên thị trường mở.



Nghiệp vụ thị trường mở có thể được thực hiện nhanh chóng không gây nên những chậm chễ về mặt hành chính.

Khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi mức cung tiền, việc mua bán chứng khoán có thể được thực hiện ngay
lập tức.



ít phụ thuộc vào các tác nhân khác trong quá trình thay đổi mức cung tiền.

4. Giả sử các ngân hàng thương mại quyết định giữ 5% tiền gửi dưới dạng dự trữ tiền mặt. Tiền giữ trong dân
bằng 30% tiền gửi của họ trong ngân hàng. Cơ số tiền trong nền kinh tế là 50 tỷ đồng.
a. Lượng cung tiền là bao nhiêu ?
k = (0,3 + 1)/(0,3 + 0,05) = 3,7.
Ms = k.H = 3,7 x 50 = 185 tỷ
b. Lượng cung tiền là bao nhiêu nếu ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải giữ 10% ?
k = (0,3 + 1)/(0,3 + 0,1) = 3,25
8


Ms = k.H = 3,25 x 50 = 162,5 tỷ
c. Lượng cung tiền là bao nhiêu nếu ngân hàng trung ương nâng lãi suất chiết khấu làm cho các ngân hàng thương
mại quyết định giữ thêm 5% ?
Cb = 15%
k=(0,3 + 1)/(0,3+0,15) = 2,89
Ms = 2,89 x 50 = 144,5
d. Lượng cung tiền giảm bao nhiêu nếu ngân hàng trung ương tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở để giảm 2 tỷ
đồng trong cơ số tiền ?
Ms = 3,7(50-2) = 177,6
e. Nền kinh tế ở trạng thái như thế nào thì ngân hàng trung ương thực hiện các việc b, c, d ? Điều đó có đồng thể
đạt được các mục tiêu của kinh tế vĩ mô hay không ?
Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát cao, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện giảm lượng tiền
trong lưu thông bằng các cách giảm cơ số tiền, thực hiện nghiệp vụ thị trưởng mở và gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

câu hỏi thảo luận chương 6
1. Khi dùng đường tổng chi tiêu và đường 45 0 để phân tích tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
của chính phủ, chúng ta gặp phải những hạn chế như thế nào ?
Hạn chế: chỉ thấy tác động của chính sach tài khóa mà ko nhìn thấy tác động của chính sách tiền tệ và cả tác động
cộng gộp của 2 chính sách này
2. Việc sử dụng mô hình IS - LM có điều gì tương tự như khi phân tích thị trường các nhân tố sản xuất trong
phần kinh tế học vi mô ?
đều nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến mức thu nhập và lãi suất cân bằng
3. Các mô hình nào có thể biểu diễn sự cân bằng trên thị trường hàng hoá ?
Mô hình IS và IS-LM
4. Theo mô hình IS - LM, điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư khi:
a. Ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ ?
tăng cung tiền Ms thì lãi suất giảm, thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, đầu tư tăng
b. Ngân hàng trung ương giảm cung ứng tiền tệ ?
ngược câu a
c. Chính phủ tăng chi tiêu vào hàng hoá và dịch vụ ?
9


Thu nhập tăng
d. Chính phủ giảm chi tiêu vào hàng hoá và dịch vụ ?
thu nhập giảm
e. Chính phủ tăng thuế ?
thu nhập giảm
f. Chính phủ giảm thuế ?
thu nhập giảm
g. Chính phủ tăng mức mua hàng và tăng thuế với quy mô như nhau ?
chưa đánh giá được tác động
h. Chính phủ đồng thời thắt chặt tiền tệ và tài khoá ?
thu nhập giảm lãi suất tăng chi tiêu giảm đầu tư giảm


10



Video liên quan