Cộng sản nguyên thủy là nhà nước đâu tiên trong lịch sử xã hội loài người

10:02, 03/02/2020

Từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, lịch sử xã hội loài người phát triển theo các hình thái kinh tế - xã hội: chế độ nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản.

Tuy có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng bản chất cốt lõi của các hình thái kinh tế - xã hội này giống nhau: đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, là xã hội của các ông chủ: chủ nô, lãnh chúa, các nhà tư sản. Mặt trái tiêu cực của chế độ tư hữu cũng hết sức nghiêm trọng, nổi bật hơn cả là chế độ người bóc lột người dã man, là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc.

Chế độ tư hữu xuất hiện và hệ quả cùng thời với nó là một xã hội phân chia giai cấp ra đời, với giai cấp thống trị của tầng lớp giàu có và giai cấp bị thống trị bao gồm tất cả những người lao động. Từ đó, lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt, triền miên.

Hơn 5.000 năm, con người phải sống dưới ách thống trị của chế độ tư hữu. Mãi tới nửa cuối thế kỷ 19, tư duy loài người tỏa sáng bởi hai nhà bác học khoa học xã hội thiên tài người Đức là Các Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăng Ghen (1820 – 1895), khi hai ông công bố “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào ngày 21-2-1848. Trong đó, hai ông đã khảo sát, phân tích một cách khoa học bản chất xã hội các hình thái kinh tế - xã hội của chế độ tư hữu, đặc biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa, để từ đó rút ra nguyên lý: Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đồng thời, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng chỉ rõ cuộc đấu tranh giai cấp giải quyết mâu thuẫn trong xã hội tư bản nhất định sẽ đưa chế độ tư bản đến chỗ diệt vong và một hình thái kinh tế - xã hội mới sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, người lao động sẽ là chủ nhân của xã hội, tự quyết định vận mệnh của mình và ở đó, con người sẽ có điều kiện để phát triển toàn diện, hài hòa.

Cộng sản nguyên thủy là nhà nước đâu tiên trong lịch sử xã hội loài người
TP. Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: H.Gia

Tiếp thu một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga căn cứ vào thực tiễn đời sống xã hội, đã lãnh đạo, tổ chức thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại (7-11-1917) và những tiên đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành hiện thực trên một phần sáu địa cầu, mở ra một thời đại mới cho toàn nhân loại, như V.I. Lênin từng khẳng định.

Việt Nam có mối quan hệ thắm thiết từ rất sớm với Cách mạng Tháng Mười Nga, với đất nước Xô viết. Vào năm 1920, khi ở Pháp, Hồ Chí Minh đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin, Người đã khóc và nói to: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Suốt 90 năm qua (1930 – 2020), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường cách mạng theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã dẫn dắt dân tộc ta, một dân tộc nghèo đói và lạc hậu đã anh dũng, ngoan cường đấu tranh để có tiền đồ đất nước hôm nay. Việt Nam hôm nay tự hào có một nền chính trị xã hội ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh, vị thế chính trị trên thế giới ngày một nâng cao. Chính con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các lực lượng thù địch và phản động từ rất lâu đã luôn âm mưu và tìm mọi cách chống phá chủ nghĩa xã hội, nhất là sau khi Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ năm 1991. Điều đó hoàn toàn không có gì là lạ trong quá trình diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Việc Liên Xô (cũ) sụp đổ là do những sai lầm có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ), là do sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động phương Tây, là do sự chuyển hóa và tự diễn biến của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ). Đó là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể, chứ không phải là sự “cáo chung” của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và các giá trị tốt đẹp bất biến của nó vẫn luôn là ước mơ của các dân tộc.

90 năm qua, từ ngày có Đảng, dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã ngoan cường đấu tranh theo lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, để có tiền đồ giang sơn rạng rỡ như ngày hôm nay. Càng suy ngẫm về lịch sử tiến hóa của xã hội loài người, càng kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Trúc

Nhận định sau đây đúng hay sai:

“Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý thực hiện quyền lực.”

>> Xem thêm:

Trả lời:

Nhận định trên: SAI.

Bởi vì Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì đặc trưng xã hội lúc bấy giờ không có tư hữu, không giai cấp cho nên không có nhà nước.

Chế độ cộng sản nguyên thủy là gì?

Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đó là một xã hội không có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật.

Tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là gia đình mà là thị tộc. Thị tộc là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.Thị tộc là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài. Nó xuất hiện ở một giai đoạn khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định.

Sự xuất hiện của tổ chức thị tộc là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, nó đã đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử – hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy. Tổ chức thị tộc đã thực sự là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế – xã hội.

Cơ sở kinh tế đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức thị tộc. Mọi người đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi đối với người khác trong cùng một thị tộc. Trong thị tộc đã tồn tại sự phân công lao động, nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính xã hội.

Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân, do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần, sự phát triển của kinh tế xã hội đã tác động làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân; mặt khác địa vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi. Người đàn ông đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển thành chế độ phụ hệ.

Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người. Bắt đầu từ thời kì xuất hiện Người khôn ngoan và kết thúc với sự hình thành xã hội có giai cấp và xuất hiện nhà nước. Đặc điểm: sở hữu chung về tư liệu sản xuất, lao động tập thể và hưởng chung thành quả lao động; công cụ sản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hạt nhân của CĐCXNT là thị tộc mẫu quyền và mẫu hệ, về sau được thị tộc phụ quyền và phụ hệ thay thế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư hữu và sự tan rã của thị tộc. Ở thời kì tan rã, xuất hiện công xã láng giềng nguyên thuỷ. Khi giai cấp xuất hiện và nhà nước ra đời thì CĐCXNT cũng chấm dứt

Còn nhà nước: nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

Tại sao giai đoạn công xã nguyên thủy lại ko có chế độ tư hữu,ko có phân biệt giai cấp?

Chế độ công xã thị tộc, chế độ thị tộc, chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người. Bắt đầu từ thời kỳ xuất hiện Người khôn ngoan (Homo sapiens) và kết thúc với sự hình thành xã hội có giai cấp và xuất hiện nhà nước. Đặc điểm: sở hữu chung về tư liệu sản xuất, lao động tập thể và hưởng chung thành quả lao động; công cụ sản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hạt nhân của giai đoạn cộng sản nguyên thủy là thị tộc mẫu quyền và mẫu hệ, về sau được thị tộc phụ quyền và phụ hệ thay thế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư hữu và sự tan rã của thị tộc. Ở thời kì tan rã, xuất hiện công xã láng giềng nguyên thủy. Khi giai cấp xuất hiện và nhà nước ra đời thì chế độ cộng sản nguyên thủy cũng chấm dứt

READ:  Soạn bài: Sau Phút chia ly - Trích Chinh phụ ngâm

Theo Ăngghen, sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội phân chia thành giai cấp. Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phân chia giai cấp, là kết quả của những mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được, là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa cần có một quyền lực công cộng tách khỏi nhân dân và đứng đối lập với nhân dân, thích ứng với tình trạng kinh tế thấp kém là tình trạng chưa phân hoá giai cấp, là những thị tộc, bộ lạc và đứng đầu các tổ chức này là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra. Quyền lực của những tộc trưởng này dựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín, quyền hành và chức năng của cơ quan quản lý xã hội chưa mang tính chính trị. Các thủ lĩnh, trong đó có thủ lĩnh quân sự, do nhân dân bầu ra không phải là người cai trị, họ chỉ thực hiện ý chí của nhân dân và không có đặc quyền, đặc lợi.

READ:  Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã đưa lại năng suất lao động ngày một cao và xuất hiện của cải dư thừa. Đây là điều kiện khách quan làm xuất hiện sự chiếm đoạt của cải ở một số người có quyền lực và sự phân hoá xã hội thành những giai cấp đối kháng. Sau lần phân công lao động xã hội thứ ba, đã có sự tích tụ của cải về một số ít người và sự bần cùng hoá một số đông người. Sự ra đời của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp như vậy đã làm cho chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.