Công nông là gốc cách mệnh trong tác phẩm nào

Đường Kách mệnh (hay Đường cách mệnh, tên cuốn sách trên bản gốc được viết là "Dường Kách mệnh"[a]) là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do Bộ tuyên truyền của "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông" phát hành vào đầu năm 1927. Cuốn sách này đánh dấu cho sự truyền bá Chủ nghĩa Marx Lenin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.[1]

Đường kách mệnh
Công nông là gốc cách mệnh trong tác phẩm nào
Bản gốc Đường Kách mệnh in năm 1927
Chất liệuGiấy nến
Kích thướcTrang bìa: 15cm x 20cm
Trang sách: 15cm x 22cm
Hệ chữ viếtChữ Quốc ngữ
Niên đại1927
Thời kỳ/Văn hóaPháp thuộc
Địa điểm phát hiệnTòa án nhân dân tối cao
Thời điểm phát hiện1958
Phát hiện bởiNguyễn Văn Hoan
Hiện lưu trữ tạiBảo tàng Lịch sử Quốc gia

Sách được in tại Quảng Châu. Sau đó một số đươc Nguyễn Công Thu mang về Hà Nội qua đường Cống Chạp Lạng Sơn, một số khác theo hành trang của Nguyễn Lương Bằng, làm việc trên tàu "Sông Pô" chạy tuyến đường thủy Quảng Châu Hải Phòng, để mang sách về Hải Phòng, Hải Dương. Những tài liệu cách mạng từ nước ngoài gửi về, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam xếp vào hàng quốc cấm. Ai tàng trữ, sử dụng và truyền bá những tài liệu này, nếu bị bắt có tang chứng, đều bị đưa ra toà và bị phạt tù. Vì thế "Đường Kách mệnh" khi đưa về Việt Nam đều được vận chuyển bí mật, phải che giấu và nguy trang dưới nhiều hình thức.[5]

Sách do Nguyễn Lương Bằng mang về đến Hải Phòng được đưa lên cất dấu tại ngôi nhà số 157 C (trên gác 2), phố Lê Lợi (tên thời Pháp là Avenue de Belgique) là một trạm giao thông liên lạc mà Nguyễn Ái Quốc đã cử Lý Hồng Nhật về xây dựng, rồi giao lại cho Lê Văn Hiền phụ trách, từ đó mà phân phối đi các ngả. Trong hồi ký của lão thành cách mạng Nguyễn Văn Hoan, ông viết rằng chính ông Nguyễn Lương Bằng đã giao Đường Kách Mệnh cho ông tại ngôi nhà số 191 phố Hàng Cấp, thành phố Nam Định, để từ đó tỏa đi khắp vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam).[5]

Tại Hà Nội, các tài liệu sách báo như "Thanh Niên", "Công Nông", "Lính Kách Mệnh", Đường Kách Mệnh từ Quảng Châu gửi về rất ít về số lượng, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vì thế, các hội viên tại Hà Nội có sáng kiến cho tổ chức in lại những tài liệu quý hiếm đó, một hiện tượng mới trong xuất bản lúc đó gọi là "nối dài tira". Khi đó, Nguyễn Danh Đới, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phân công cho Nguyễn Đức Cảnh và một số người khác tổ chức cơ quan ấn loát tại nhà số 92, phố Chợ Đuổi (nay là phố Tuệ Tĩnh) in lại tài liệu của Nguyễn Ái Quốc gửi về.[5]

Năm 1927, Đường Kách Mệnh theo đường biển về Sài Gòn, rồi từ đó phân phối khắp các tỉnh Nam kỳ. Từ thời kỳ này, Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở các lớp huấn luyện và một vài tỉnh cũng mở được lớp ngắn ngày để bồi dưỡng chính trị cho hội viên mới. Chương trình và tài liệu huấn luyện theo như mô hình lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, chủ yếu là dựa vào quyển Đường Kách Mệnh. Ở An Giang, Đường Kách Mệnh được ngụy trang dưới hình thức kinh Phật (có tựa là "Đạo Nam kinh") bên trong là nội dung tác phẩm.[5][6]

Bảo vật quốc giaSửa đổi

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn lưu giữ một trong số ít những bản in đầu tiên năm 1927 của cuốn sách Đường Kách Mệnh. Bản in này được công nhận là Bảo vật quốc gia đợt 1, năm 2012.[7]

Sách hình chữ nhật, gồm 100 trang in litô. Trang bìa được trình bày với dòng chữ trên cùng phía góc trái: Không fải sách bán, dưới đó là tên cuốn sách viết chữ to: Dường Kách mệnh. Dưới tiêu đề là một đoạn trích trong cuốn "Làm gì" của Lê-nin: Không kó lý-luận kách mệnh, thì không kó kách mệnh vận động... Chỉ kó theo lý-luận kách-mệnh tiền-fong, đảng kách-mệnh mới làm nổi trách-nhiệm kách mệnh tiền-fong. Dưới nữa là hình vẽ một người hai tay bị xiềng trong một hình tròn. Có đóng dấu hình êlíp màu tím của Liên hiệp Hội Việt Nam Hữu bộ và Bộ... (bị mất chữ), một phần của con dấu đóng đè lên hình vẽ, giữa hình con dấu là hai dòng chữ Hán. Dưới cùng là dòng chữ Bị Áp Bức Zân Tộc Liên Hợp Hội Tuyên Truyền Bộ Ấn-Hành.[8][9]

Bản in cuốn sách này được lưu trữ kèm một Tờ trình viết chữ Nôm bằng mực son kể việc bắt được cuốn sách với nội dung như sau:

Tên con là Phó lý Nguyễn Văn Tôn, xã Hạ Trường, xin nộp quan huyện Thanh Hà quyển sách này. Con xin làm đơn trình sau. Bảo Đại năm thứ 5, ngày 29 tháng Hai.[7]

Trên tờ giấy đó còn có chữ ký của Phó lý Nguyễn Văn Tôn, chữ "Nhất" và chữ "Phụng đệ" cùng với dấu của Tri huyện Thanh Hà. Tờ trình của Phó lý xã Hạ Trường (nay là xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã xác nhận một điều quan trọng là ngày 29 tháng Hai, Bảo Đại năm thứ 5, tức là ngày 28/3/1930, cuốn sách "cấm" đã bị tịch thu đồng thời nộp "tang vật" kèm theo tờ trình lên Tri huyện Thanh Hà và đã được viên quan cấp trên xác nhận (có dấu của huyện Thanh Hà). Huyện Thanh Hà, Hải Dương là quê hương của Nguyễn Lương Bằng, người được Nguyễn Ái Quốc giao đảm nhận đường dây giao thông liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ở Quảng Châu) với trong nước qua tuyến đường biển Quảng Châu Hải Phòng.[7]

Như vậy hành trình cuốn sách này về Việt Nam có thể được hình dung lại là: cuốn sách được Nguyễn Lương Bằng giấu trên những con tàu chạy tuyến đường Quảng Châu Hải Phòng, đưa về quê ông ở Hải Dương, sau đó bị một ông lý trưởng bắt được và làm tờ trình gửi lên tri huyện Thanh Hà. Sau đó từ Hải Dương, cuốn sách được đưa vào hồ sơ sách cấm và được đưa về Tòa án tối cao của chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội lưu giữ. Sau ngày Việt Minh tiếp quản thủ đô Hà Nội (1954), ông Nguyễn Văn Hoan khi đó làm việc ở Tòa án nhân dân tối cao, trong quá trình sắp xếp lại tư liệu đã phát hiện ra cuốn "Đường Kách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc. Ông đã chuyển bản in gốc này cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia).[5][7]

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Chính tả tiếng Việt trong văn viết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng là "d" thay "đ", "f" thay "ph", "k" thay "c", "z" thay "d".

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c Hướng dẫn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (21 tháng 1 năm 2018). Giới thiệu tác phẩm Đường Kách Mệnh (Chuyên đề 1). Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Văn Khoan (19 tháng 07 năm 2009). Về hai chữ "Cách Mệnh" trong "Đường Kách Mệnh". Tuổi Trẻ Online. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b Phạm Xanh (6 tháng 12 năm 2017). Cuốn Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc: Sự xuất hiện và hành trình (Phần 2). Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ a b c d e Phạm Xanh (7 tháng 12 năm 2017). Cuốn Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc: Sự xuất hiện và hành trình (Phần 3 và hết). Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Thị Mai Trương Khánh Ngọc. Đồng chí Châu Văn Liêm với phong trào cách mạng ở Long Xuyên. Tạp chí điện tử Nhịp cầu tri thức. Truy cập 14 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b c d Phạm Thị Mai Thủy (ngày 12 tháng 5 năm 2020). Ba Bảo vật Quốc gia Di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Hồ sơ di sản. Cuốn "Đường Kách mệnh". Cục Di sản văn hóa. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ Phạm Xanh (2009). Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin ở Việt Nam (1921-1930) (PDF). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. tr.83.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Nội dung chính và ý nghĩa của tác phẩm Đường cách mệnh
  • Tác phẩm "Đường cách mệnh" vẫn còn nguyên giá trị thời sự