Công nghiệp hóa hồng kông thuận lợi khó khăn

15 nền kinh tế thành viên của RCEP đều là các đối tác thương mại lớn của Hong Kong, với thương mại hàng hoá năm 2021 chiếm trên 70% tổng kim ngạch thương mại của Hong Kong.

Quầy hàng hoa quả ở chợ Wan Chai, ngày 9/2/2022. [Ảnh: Mạc Luyện/TTXVN]

Tại cuộc họp của Hội đồng Lập pháp Hong Kong [Trung Quốc] ngày 1/6, nhiều thành viên đã bày tỏ mối quan tâm về việc Hong Kong xin gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực [RCEP], hy vọng Hong Kong có thể tận dụng cơ hội do tham gia RCEP mang lại để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đổi mới khoa học công nghệ và tái công nghiệp hóa.

Cục trưởng Phát triển thương mại và kinh tế Khâu Đằng Hoa cho biết RCEP có địa vị quan trọng về quy mô thương mại, dân số và các nền kinh tế thành viên, đồng thời chứa đựng những cơ hội và kinh doanh to lớn.

15 nền kinh tế thành viên của RCEP đều là các đối tác thương mại lớn của Hong Kong, với thương mại hàng hoá năm 2021 chiếm trên 70% tổng kim ngạch thương mại của Hong Kong.

Ông cho biết chính quyền Hong Kong luôn tích cực tranh thủ tham gia RCEP.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dươn [APEC] ở Thái Lan mới đây, ông đã tìm kiếm sự ủng hộ của nhiều nước và nhận được những phản hồi tích cực.

Theo ông Khâu Đằng Hoa, RCEP cung cấp nền tảng quan trọng để hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực, vì thế Hong Kong phải nắm bắt cơ hội, nếu không kinh tế Khu Hành chính đặc biệt này sẽ khó bước lên một nấc cao hơn.

Ông cho rằng Hong Kong, với tư cách là trung tâm tài chính và vận tải biển quan trọng nhất trong khu vực, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho cộng đồng quốc tế, có điều kiện có lợi để tham gia RCEP.

Vùng đô thị phía Bắc tiếp giáp với thành phố Thâm Quyến, sẽ giúp chính quyền Khu Hành chính đặc biệt này tận dụng tốt lợi thế địa lý khi xây dựng trung tâm công nghệ và đổi mới quốc tế.

Trong quy hoạch, cần tăng cường kết nối với Thâm Quyến, tăng cường hợp tác giữa hai bên để thâm nhập vào thị trường Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau [Trung Quốc] và Đại lục, đạt được sức mạnh tổng hợp; về mặt chiến lược phát triển có thể tăng cường kết nối giữa các thành viên RCEP và củng cố Hong Kong như một nền tảng kết nối Đại lục và thế giới.

[Indonesia đặt mục tiêu phê chuẩn RCEP trong 6 tháng đầu năm 2022]

Ngoài làm việc ở cấp bộ trưởng, chính quyền Hong Kong đã thành lập một số văn phòng kinh tế và thương mại ở các thành phố quan trọng của các nước thành viên RCEP, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Australia.., để chuẩn bị cho việc sắp xếp trong tương lai.

Thành viên Hội đồng Lập pháp Nghiêm Cương quan tâm đến tình hình quy hoạch phát triển các ngành đồng bộ sau khi Hong Kong gia nhập RCEP.

Trả lời chất vấn tại hội nghị, ông Nghiêm Cương cho biết sau khi gia nhập RCEP, Hong Kong có thể sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp như miễn giảm thuế và mở cửa thị trường trong thời gian tới, kiến nghị khi quy hoạch khu Đô thị phía Bắc, trọng điểm phát triển các ngành liên quan có thể được hưởng lợi từ RCEP và tận dụng các cơ hội do RCEP mang lại .

Theo ông Nghiêm Cương, sau khi Hong Kong gia nhập RCEP, cần cập nhật và sửa đổi chính sách thương mại giữa Trung Quốc Đại lục và Hong Kong, trong đó có Thỏa thuận thiết lập mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Đại lục và Hong Kong [CEPA], kiến nghị Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt này và Bộ Thương mại Trung Quốc bàn bạc để đưa ra sự sắp xếp mới nhất.

Do các biện pháp thương mại tự do được thực hiện theo RCEP sẽ thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại giữa Đại lục và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], chính quyền Hong Kong cũng nên đánh giá và chuẩn bị đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời trước những thách thức có thể xảy ra đối với địa vị là một trung tâm thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang Hong Kong bởi đây là thị trường mở, phi thuế quan với hàng nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu thuận tiện, quãng đường vận chuyển ngắn.

Người dân mua trái cây trên đường phố Hong Kong. [Ảnh minh họa: Mạc Luyện/TTXVN]

Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong [kiêm nhiệm Macao] cho biết, xuất khẩu hàng hóa vào Hong Kong [Trung Quốc] không khó nếu doanh nghiệp đáp ứng các quy định, tuy nhiên giữ được thị trường lại không dễ.

Điều này buộc doanh nghiệp phải nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất, chế biến và áp dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm.

Mặc dù dân số chỉ với 7,39 triệu người nhưng nền kinh tế Hong Kong phát triển rất mạnh, GDP bình quân đầu người đạt tới 49.613 USD/người/năm.

Hơn nữa, sản xuất nông sản, thực phẩm tại đây rất hạn chế và phải nhập khẩu. Do vậy, Hong Kong là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Hong Kong từ năm 2015-2021 cơ bản trong xu hướng tăng, từ 8,281 tỷ USD lên 13,628 tỷ USD.

Riêng mặt hàng nông thủy sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 309,98 triệu USD, tăng 3,08% so với năm trước; trong đó, gạo tăng 0,53%, hoa quả tăng 32,94%, thủy hải sản giảm 7,71% và hạt điều tăng 7,32%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong [kiêm nhiệm Macao], doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang Hong Kong bởi đây là thị trường mở, phi thuế quan với hàng nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu thuận tiện, quãng đường vận chuyển ngắn.

Hơn nữa, Hong Kong cũng là thị trường nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm- mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Đặc biệt, thói quen tiêu dùng của người dân Hong Kong có nhiều nét tương đồng với người dân Việt Nam nên khá thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất; khả năng tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt cao.

Đáng lưu ý, đây cũng là thị trường có tính kết nối, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường Hong Kong có thể đi khắp thế giới.

Thế nhưng, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hong Kong rất cao, hệ thống cảnh báo nhanh nhạy, hậu kiểm và quy định về nhãn mác nghiêm ngặt. Một khó khăn nữa là thị trường quy mô dân số nhỏ, không thể có được đơn hàng lớn, cộng hưởng với đó là sự cạnh tranh cao.

[Hàng hóa Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tại Hong Kong]

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu vào thị trường này, bà Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Công ty Phát triển kinh doanh Viet Kwong nhấn mạnh, hóa đơn xuất khẩu vào thị trường Hong Kong được coi như thẻ xanh đưa hàng hóa thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu khác, kể cả với thị trường khó tính.

Thị trường Hong Kong tuy rất mở với hàng nhập khẩu, thậm chí không đánh thuế quan, tuy nhiên khâu hậu kiểm cực kỳ gắt gao và đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng.

Bởi vậy, nếu hàng hóa bị người tiêu dùng phản ánh tới cơ quan chức năng có thể bị phong toả, mất uy tín, thậm chí mất luôn thị trường. Tuy nhiên, nếu chiến lược sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp vẫn có thể khai thác tốt hơn thị trường này.

Theo bà Nguyễn Ngọc Hà, tháng 8/2022, Hong Kong sẽ mở cửa thị trường sau một thời gian dài thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nên nhu cầu tiêu dùng tăng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng tương ứng.

Từ kinh nghiệm thực tế, bà Nguyễn Ngọc Hà cũng đưa ra một số lưu ý với doanh nghiệp. Trong đó, thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến cần giảm tối đa lượng đường có trong sản phẩm.

“Người tiêu dùng Hong Kong ưa dùng sản phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng phải dễ chế biến. Ngoài ra, sản phẩm không nên đóng gói với trọng lượng lớn, chỉ nên đóng gói nhỏ, khoảng 200-300 gram tuỳ với từng mặt hàng. Bao bì bắt mắt, ghi rõ thành phần dinh dưỡng, có điểm quan sát trực tiếp sản phẩm và nên sử dụng tiếng Hong Kong trên bao bì,” bà Nguyễn Ngọc Hà cho hay.

Theo các chuyên gia thương mại, có nhiều cách tiếp cận thị trường, phổ biến nhất là liên kết với các tập đoàn phân phối hàng hóa Việt Nam vào Hong Kong và tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại thị trường này, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn.

Về phương thức thanh toán, đối tác Hong Kong khá uy tín trong thanh toán, để an toàn, doanh nghiệp nên đề xuất đặt cọc 30% giá trị hàng hóa, 70% giá trị còn lại sẽ thanh toán sau khi đối tác nhận được vận đơn./.

Chủ Đề