Con ngoài giá thú có được chia tài sản không

Quyền thừa kế là một trong những nhóm quyền cơ bản của công dân Việt Nam được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Đối với con chung của vợ chồng thì quyền thừa kế là rõ ràng, nhưng đối với con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An xin tư vấn về vấn đề con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không ?

Câu hỏi của khách hàng:

Chào Luật Thái An. Tôi Nguyễn Khánh Linh, 22 tuổi, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Xin chào luật sư, gia đình tôi gồm 4 người: bố tôi, mẹ tôi, tôi và em trai. Các đây 1 năm, bố tôi gặp tai nạn và qua đời, không để lại di chúc. Hiện tại gia đinh tôi đã hoàn tất phân chia di sản thừa kế gồm một ngôi nhà trị giá 3 tỷ đồng và tài khoản tiết kiệm với số tiền 500 triệu đồng.

Tuy nhiên tuần trước một người phụ nữ dắt một đứa trẻ đến nhà tôi, nói rằng đó là con của bố tôi và đòi chia thừa kế. Xin hỏi luật sư liệu đứa trẻ này là con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của bố tôi không? Liệu gia đình tôi có phải thực hiện phân chia di sản lại?

Luật Thái An trả lời:

Chào bạn Linh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không là Bộ Luật dân sự 2015.

Chào bạn Linh. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi: “con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?” đến luật Thái An. Luật sư trong lĩnh vực thừa kế, di chúc xin xác định câu hỏi của bạn gồm hai vấn đề như sau:

  • Vấn đề về con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
  • Vấn đề về việc phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới là con ngoài giá thú

===>>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc 

Hiện nay pháp luật không có quy định nào phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của bố, mẹ để lại. Vì vậy, dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế.

Tuy nhiên, bạn cần yêu cầu chứng cứ để chứng minh người con kia là con của bố bạn (xét nghiệm ADN).

===>>> Xem thêm: Quyền thừa kế của con riêng

Con ngoài giá thú có được chia tài sản không
Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không ? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì người con ngoài giá thú thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất, phần di sản thừa kế của người con này sẽ ngang bằng với phần di sản thừa kế của mẹ bạn, bạn và em bạn, tức là phần di sản của bố bạn để lại sẽ được chia đều thành bốn phần.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế

 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Gia đình bạn đã thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, do đó người con ngoài giá thú thuộc trường hợp người thừa kế mới xuất hiện sau khi đã phân chia di sản. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 662 Bộ Luật dân sự 2015, việc phân chia di sản sẽ được thực hiện như sau:

===>>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật

Đối với ngôi nhà trị giá ba tỷ: Ngôi nhà này được coi là hiện vật. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản (mẹ bạn, bạn, em bạn) phải thanh toán cho người thừa kế mới (người con ngoài giá thú) một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế

Đối với khoản tiết kiệm năm trăm triệu đồng: Đối với phần di sản bằng tiền này, di sản sẽ được phân chia lại do có người thừa kế mới xuất hiện, những người thừa kế đã nhận di sản (mẹ bạn, bạn, em bạn) sẽ phải hoàn trả phần di sản của người con đó.

Một điều cần lưu ý đó là phần di sản cần phải chia với người con ngoài giá thú chỉ thuộc vào phần di sản mà bố bạn đã để lại. Nếu ngôi nhà và tài khoản tiết kiệm thuộc sở hữu chung của bố mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân thì phần di sản bố bạn để lại chỉ chiếm một nửa trong tổng số tài sản đó.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi: “con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không ?”. Con ngoài giá thú vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế như những đứa con khác. Khi xuất hiện người thừa kế mới sau khi đã phân chia tài sản, di sản là hiện vật sẽ không thực hiện phân chia lại mà những người thừa kế đã nhận di sản sẽ thanh toán khoản tiền tương ứng với phần di sản người thừa kế mới được nhận, di sản là tiền thì sẽ thực hiện phân chia lại.

Ngoài ra khách hàng cần lưu ý đến việc xác định rõ tài sản chung của bố mẹ để tránh những tranh chấp sau này.

===>>> Xem thêm: Khai nhận di sản thừa kế

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này. Ngoài ra, nếu bạn đang cần sự trợ giúp ly hôn nhanh chóng vì chồng bí mật có con ngoài giá thú thì bạn hãy liên hệ với bộ phận tư vấn ly hôn nhanh của chúng tôi để được giúp đỡ.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về thừa kế và di chúc là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ với những đồng người thừa kế khác, hoặc với những người thừa kế của bạn trong tương lai.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật thừa kế

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới thừa kế, di chúc thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Con ngoài giá thú có được chia tài sản không

Giám đốc at Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Con ngoài giá thú có được chia tài sản không

1.      Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).

Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.

2. Thủ tục hưởng thừa kế trong trường hợp một người chưa đủ căn cứ chứng minh là con của người để lại di sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, người đề nghị  phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của cháu bé; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có).

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, các bên phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (gia đình người cha không đồng ý) thì cần  phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con.

Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định AND (nếu người cha đã chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị - em,…). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha bằng với các đồng thừa kế khác (thừa kế theo pháp luật).