Con gái theo đạo lấy chồng không theo đạo

Hỏi : Thưa Cha, chúng con đã yêu nhau được 2 năm rồi. Con là người Công giáo, còn anh ấy theo đạo Phật. Chúng con sắp tính tới chuyện kết hôn vào cuối năm nay. Gia dình con muốn anh theo đạo Công giáo, học giáo lý chịu phép rửa tội, và cử hành Bí tích Hôn phối. Anh ấy hỏi con : Tại sao người Công giáo cứ bắt người khác theo đạo của mình, còn các tôn giáo khác thì không như vậy ? Thí dụ như Phật giáo hay Cao đài, kết hôn với người ngoại đạo họ không bắt người bạn đời của mình phải theo đạo.Có phải người đạo Công giáo lúc nào cũng muốn “ chiêu mộ” tin đồ cho đông đúc.Con không biết phải trả lời anh ấy thế nào ? Xin Cha giải thích giùm con.Con xin cám ơn Cha.

                                                      Têrêsa Nguyễn Ngọc Bích

Đáp :

Cô Bích thân mến. Đọc thư của cô, tôi rất buồn nhưng cũng hết sức thông cảm với cô. Buồn là vì cô cùng quan niệm với bạn của cô : xem Đạo Chúa “giống” như các đạo khác.Người ngoài người ta xem như vậy : đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng khuyên dạy người ta ăn ngayở lành cả. Nếu đúng như vậy thì công trinh cứu nhân loại bằng việc nhập thể làm người của Chúa Giêsu Kytô, chịu chết vì thương nhân loại, lên trời để đưa nhân loại lên trời là chuyện vô ích ! Bên Âu châu, một nhóm người thông minh đã la lên Thiên Chúa ban ơn cho mọi người,Chúa Thánh Thần cũng hoạt động nơi mọi người, cũng hoạt động trong các tôn giáo nên các tôn giáo đều có ơn Chúa thành ra các tôn giáo đều giống nhau, chẳng phải theo đạo Công giáo lảm gì ? Công đồng Vatican II trong Tuyên ngôn Tự do Tôn giáo (Dignitatis humanae) đã  nói :” Thánh Công đông nầy tuyên bố con người có quyển tự do tôn giáo “( số  2) tức là có quyền chọn tôn giáo để theo hay không theo dựa vào chân lý và tiếng nói lương tâm của mình để bảo vệ nhân phẩm của mình. Tự do đây không phải muốn làm gì thì làm, trái lại phài làm đúng với nhân phẩm con người tức là đúng với chân lý, đúng với  lương  tâm của mình. Thí dụ tôi tìm hiểu nhận thấy tôn giáo A nầy là tốt, và “tiếng lòng” của tôi chấp nhận một cách tự do,Thiên Chúa tôn trọng tiếng nói lương tâm đó. Dựa vào chân lý (sự thật) , bản tuyên ngôn Dominus Jesus của Hội Thánh nói thật : Niềm tin hoặc đức tin của các tôn giáo khác, của “các truyền thống tâm linh khác” là sản phẩm cùa con người”.Thí dụ : từ Đức Khổng tử có Khổng giáo, từ Đức Phật có Phật giáo, từ vị Hộ pháp Cao đài có đạo Cao đài v.v. đạo Hồi là do Mahomet. Còn đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo ) là Đạo Trời trong Cựu ước, là Đạo Con Trời trong Tân ước do mạc khải : Trời (Thiên Chua) dựng nên trời đất, muôn loài muôn vật, dựng nên con người giống hình ảnh  Thiên Chúa, trao cho con người làm chủ vũ trụ,và Con Trời là Ngôi Hai xuống làm người, cứu vớt con người khỏi cảnh xấu xa tội lỗi, đưa con người về trời. Người nam và người nữ lập gia đinh với nhau phải sống theo quy luật Con Trời dạy :”Sự gì Thiên Chúa đã lập ra loài người không được ly dị “(Mt  5.31-32 ; Mc 10, 11-12 ; Lc 16,18). Người Công giáo ý thức rõ giới luật nghiêm nhặt nầy để bảo vệ tinh yêu gia đình. Ở xã hội, người ta xin tòa án xét xử cho ly dị như cơm bữa.Ly dị bên nào chịu thiệt nhất ?  Cô có thấy đạo nào cũng như đạo nào được không ? Thiên Chúa tôn trong tự do của con người, Giáo hội Công giáo là thân mình của Con Trời gìn giữ,bảo vệ tự do cho con người.Không bao giờ có chuyện ép người ta vào đạo Công giáo. Một người không muốn đi đạo bắt người ta phải đi đạo là việc vô ích và có lỗi trước mặt Thiên Chúa giống như một cô bị bắt lấy một cậu thì việc kết hôn không thành sự,vô ích. Để bảo vệ tự do cho cuộc sống,linh mục trách nhiệm không bắt người ta trở lại đạo, trái lại xem xét kỹ người ta trở lại đạo có thật lòng vì mến Chúa hay chỉ vì lấy vợ.Linh  mục sẵn sàng chỉ cho gia đình có đạo và người lương xin phép chuẩn Hôn nhân khác đạo để một người có đạo thành hôn với người lương đúng luật đạo mà không phải đi đạo.Giáo hội Công giáo qua linh muc, qua giáo xứ lo lắng cho người có đạo lấy người lương để họ sống đạo trong môi trường người lương.

Chúng tôi thấy nguy cơ mất đạo khi người có đạo lấy người lương rất lớn. Một thanh niên Công giáo xin phép chuẩn lấy người lương, nguy cơ mất đạo bốn phần, một cô Công giáo lấy người lương, nguy cơ mất đạo nơi cô nầy sáu phần mười.Sống tại một nơi người Công giáo ít, người lương nhiều, người Công giáo lấy người lương dễ xảy ra.Cha mẹ, linh mục giáo xứ phải giúp con cái mình lấy người lương đúng luật đạo nhất là phải giúp con cái mình có lòng đạo đức, hiểu biết giáo lý Công giáo cao và cũng phải giúp phía bên lương hiểu đạo Công giáo để biết phải tôn trọng bạn Công giáo của mình mới tạo ra một sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân khác đạo.

Con gái theo đạo lấy chồng không theo đạo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có những văn hoá khác nhau. Nếu bạn muốn lấy vợ chồng theo đạo Thiên chúa, bạn cần biết những quy tắc của tôn giáo họ đang theo để không gặp phải những vấn đề khi về chung một nhà.

Con gái theo đạo lấy chồng không theo đạo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những điều cần biết khi kết hôn với người theo đạo thiên chúa

Người xưa có câu “nhập gia tuỳ tục”. Khi bạn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, bạn cũng nên tìm hiểu về tôn giáo của người bạn đời.Thông thường họ sẽ trải qua 4 phép bí tích: rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm sức.

Khi mới sinh họ được cha mẹ đưa đến nhà thờ để rửa tội.Người theo đạo thường vừa học văn hóa ở trường và cũng học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau đó họ sẽ học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này thường rơi vào khoảng 6-7 năm. Nếu muốn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa bạn sẽ phải học các lớp giáo huấn để theo kịp họ. Thông thường mất ít nhất cũng 6 năm.

(i) Học giáo lý tân tòng và hôn nhân 

Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài 6-8 tháng.

Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn. Đông thời bạn cần phải học thuộc các bài kinh theo yêu cầu của lớp giáo lý.

Các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, bạn cần nhờ một người cùng giới tính và có đạo đỡ đầu cho bạn.

Và quan trọng nhât khi bạn đã chính thức được đón nhận là con Chúa, bạn phải hoàn thành điều răn “ Trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần ”.

(ii) Chuẩn bị bước vào thánh đường

Trước khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, thông tin hai bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp. Mục đích để những ai có ý muốn phản đối sẽ phải trình lên cha xứ.

Con gái theo đạo lấy chồng không theo đạo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tuy nhiên nếu muốn được thông báo, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.

Hiện nay, khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, hôn lễ của bạn sẽ được cử hành nhà thờ. Bạn cần nhờ hai người làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn.

Một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa đó là bí tích hôn phối. Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.

Mời bạn đọc tham khảo thêm tại Luật hôn nhân

Có nên lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa không?

Nếu bạn là người không theo đạo và có đủ kiên nhẫn học những giáo lý, phép tắc (trung bình mất 7 năm) để đón nhận tôn giáo của nửa kia thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc. Lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa là sẽ phải chấp nhận tín ngưỡng và đức tin của nửa kia.

Để tránh trường hợp muốn cưới ngay nhưng lại chưa hoàn thành những khoá học thì bạn nên xác định từ trước đấy một khoảng thời gian để có thể đi đến hôn nhân thuận tiện nhất

Con gái theo đạo lấy chồng không theo đạo
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những đối tượng nào không được lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa?

  • Cán bộ Công an nhân dân: Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời và bản thân cùng gia đình không ai theo đạo Thiên chúa, cơ đốc.
  • Đối tượng có người nhà là sĩ quan, công an theo quy định pháp luật.

Một số câu hỏi thường gặp

Tại sao công an không được lấy vợ đạo thiên chúa?

Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an…) thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thù thẩm tra lý lịch hai đời cũng được (tùy thuộc vào người thẩm tra). Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:

+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, tin lành, cơ đốc…

+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

Tại sao lấy người công giáo phải theo đạo?

Có thể hiểu rằng Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi.

Khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.