Con chết bộ được nghỉ bao nhiêu ngày

Những trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương từ 2021 [Ảnh minh họa].

[1] Bản thân NLĐ kết hôn: Nghỉ 03 ngày.

[2] Cha đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.

[3] Mẹ đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.

[4] Cha nuôi chết [quy định mới]: Nghỉ 03 ngày.

[5] Mẹ nuôi chết  [quy định mới]: Nghỉ 03 ngày.

[6] Cha đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.

[7] Mẹ đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày.

[8] Cha nuôi của vợ/chồng chết [quy định mới]: Nghỉ 03 ngày.

[9] Mẹ nuôi của vợ/chồng chết [quy định mới]: Nghỉ 03 ngày.

[10] Vợ/chồng của NLĐ chết: Nghỉ 03 ngày.

[11] Con đẻ chết: Nghỉ 03 ngày.

[12] Con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.

[13] Con đẻ kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

[14] Con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

Lưu ý: Khi nghỉ việc riêng trong các trường hợp trên đây, NLĐ có nghĩa vụ phải thông báo cho NSDLĐ biết.

Trong thời gian NLĐ đang nghỉ việc riêng theo quy định trên, NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong mọi trường hợp.

Thanh Lợi

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Vấn đề về việc nghỉ phép, nghỉ phép có trả lương luôn là những câu hỏi được người lao động đặt ra nhiều như: con kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày? và những ngày nghỉ đó có được tính lương không? Để đáp ứng những câu hỏi trên, bài viết sẽ đi phân tích dựa theo những căn cứ pháp lý như sau:

Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.

Theo Bộ luật lao động năm 2019 người lao động sẽ được hưởng nguyên lương vào những ngày nghỉ sau:

1. Các ngày nghỉ lễ tết được hưởng nguyên lương:

Tết Dương lịch [ngày 01 tháng 01 dương lịch]: được nghỉ 01 ngày làm việc

Tết âm lịch: được nghỉ 05 ngày làm việc

Ngày Chiến thắng [ngày 30 tháng 4 dương lịch]: được nghỉ 01 ngày làm việc

Ngày Quốc tế lao động [ngày 01 tháng 5 dương lịch]: được nghỉ 01 ngày làm việc

Ngày Quốc khánh [ngày 02 tháng 9 dương lịch]: được nghỉ 01 ngày làm việc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [ngày 10 tháng 3 âm lịch]: được nghỉ 01 ngày làm việc

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường chưa kể tiền lương của ngày đó; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất

Lưu ý: Với nghỉ tết âm lịch

+ Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 112 của Bộ luật lao động năm 2019 do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

+ Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

+ Nếu những ngày nghỉ trên này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

2. Nghỉ hằng năm:

Điều kiện để được nghỉ hàng năm:

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :

Xem thêm: Ông bà mất được nghỉ mấy ngày? Nghỉ phép khi người thân mất?

Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;

Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;

Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.

Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019:

Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sau khi đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương căn cứ vào thời gian như sau:

Xem thêm: Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức mới nhất 2022

12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày.

Doanh nghiệp có quyền quy định về lịch nghỉ hàng năm vào thời gian nào dựa trên ý kiến tham khảo từ người lao động, trước khi quyết định về lịch nghỉ hàng năm này cần thông báo trước cho người lao động. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động của doanh nghiệp mình làm để sắp xếp nghỉ hằng năm hợp lý thành nhiều lần theo lịch trình của mình hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Ngày nghỉ hàng năm có thể được tăng lên dựa theo thời gian làm việc của người lao động, căn cứ theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động năm 2019: Cứ 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động, người lao động được hưởng thêm một ngày nghỉ hàng năm.

Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

3. Các ngày nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương:

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.

Xem thêm: Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất năm 2022

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Chú ý: Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

4. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động:

Tiền lương làm căn cứ để trả lương trong thời gian nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương căn cứ theo Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: 

1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.

2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Xem thêm: Cách tính ngày nghỉ phép năm? Nghỉ phép năm có tính thứ 7, chủ nhật?

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

5. Con kết hôn, lao động là bố mẹ được nghỉ bao nhiêu ngày?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi đang làm việc trong một công ty và con gái tôi tuần tới có tổ chức đám cưới. Vậy khi con gái tôi kết hôn thì tôi có được nghỉ phép 3 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương không? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Từ quy định trên, bạn chỉ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương 3 ngày khi bạn kết hôn. Trường hợp con gái bạn kết hôn thì bạn không được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương mà chỉ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Con gái của bạn là người kết hôn mới được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương theo quy định. Nếu bạn muốn nghỉ thêm không hưởng lương, bạn có thể thỏa thuận với công ty nơi bạn làm việc về vấn đề nghỉ không hưởng lương này và được sự đồng ý của công ty.

Video liên quan

Chủ Đề