Coin vĩnh cửu là gì

Perpetual Futures Contracts  Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu, là một sản phẩm phái sinh của tài sản kỹ thuật số có đòn bẩy cao, có đặc tính giao dịch đặc biệt, yêu cầu người dùng có kinh nghiệm giao dịch và kiến thức nhất định. Nếu thao tác không cần thận sẽ có thể gây tổn thất toàn bộ tiền vốn của bạn. Trong bài viết này, Bitcoin Vietnam News sẽ giải thích cho bạn hiểu về Hợp đồng Tương lai Vĩnh cửu là gì và sự khác biệt so với Hợp đồng Tương lai thông thường nhé.

Hợp đồng tương lai nói chung là gì?

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc một công cụ khác ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Khác với thị trường giao ngay truyền thống, các giao dịch trong thị trường tương lai không được quyết toán ngay lập tức. Thay vào đó, hai bên đối tác sẽ giao dịch một hợp đồng, hợp đồng này xác định ngày quyết toán trong tương lai. Ngoài ra, thị trường tương laikhôngcho phép người giao dịch mua hoặc bán trực tiếp tài sản kỹ thuật số hoặc hàng hóa. Thay vào đó, họ chỉ có thể giao dịch đại diện dưới dạng hợp đồng của các hoạt động mua và bán đó, và việc giao dịch tài sản (hoặc tiền mặt) thực tế sẽ xảy ra trong tương lai  vào ngày hợp đồng được thực hiện.

Tại sao lại cần hợp đồng tương lai?

  • Bảo hiểm và quản lý rủi ro:đây là lý do chính các hợp đồng tương lai được tạo ra.
  • Giảm tổn thất:các nhà giao dịch có thể đặt cược vào lợi nhuận mà một tài sản có thể mang lại kể cả nếu họ không nắm giữ tài sản đó.
  • Đòn bẩy: các nhà giao dịch có thể tham gia vào các vị thế lớn hơn số dư tài khoản của họ.

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là gì?

Hợp đồng vĩnh cửu là một loại hợp đồng tương lai đặc biệt, nhưng khác với hợp đồng tương lai truyền thống, nó không có ngày đáo hạn. Vì vậy, người ta có thể giữ một vị thế bao lâu tùy thích. Ngoài ra, việc giao dịch hợp đồng vĩnh cửu được dựa trên một Giá Chỉ mục cơ bản. Giá Chỉ mục bao gồm giá trung bình của một tài sản được tính dựa trên các thị trường giao ngay chính và khối lượng giao dịch tương đối của chúng.

Do đó, khác với các hợp đồng tương lai thông thường, hợp đồng vĩnh cửu thường được giao dịch ở mức giá tương đương hoặc gần giống với thị trường giao ngay. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng tương lai truyền thống và hợp đồng vĩnh cửu là ở chỗ hợp đồng tương lai truyền thống có một ngày quyết toán cụ thể.

Ký quỹ ban đầu là gì?

Ký quỹ ban đầu là giá trị tối thiểu bạn phải trả để mở vị thế có đòn bẩy. Ví dụ, bạn có thể mua 1000 BNB với ký quỹ ban đầu là 100 BNB (với mức đòn bẩy gấp 10 lần). Vì vậy, mức ký quỹ ban đầu của bạn sẽ là 10% trên tổng giá trị đơn hàng. Ký quỹ ban đầu là khoản tiền để hỗ trợ cho vị trí đòn bẩy của bạn, đóng vai trò làtài sản thế chấp.

Ký quỹ duy trì là gì?

Ký quỹ duy trì là số lượng tài sản thế chấp tối thiểu bạn phải giữ để duy trì trạng thái mở của các vị thế giao dịch. Nếu số dư ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức này, bạn sẽ nhận được một cuộc gọi ký quỹ (yêu cầu bạn thêm tiền vào tài khoản của mình) hoặc tài khoản của bạn sẽ được thanh lý. Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ chọn phương án thứ hai.

Nói cách khác, ký quỹ ban đầu là giá trị mà bạn cam kết khi mở một vị thế và ký quỹ duy trì là số dư tối thiểu bạn cần duy trì để giữ các vị thế ở trạng thái mở. Ký quỹ duy trì là một giá trị biến động, nó thay đổi theo giá thị trường và số dư tài khoản của bạn (tài sản thế chấp).

Thanh lý là gì?

Nếu giá trị của tài sản thế chấp của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, tài khoản tương lai của bạn có thể bị thanh lý. Việc thanh lý xảy ra theo những cách khác nhau theo mức độ rủi ro và mức đòn bẩy của mỗi người dùng (dựa trên tài sản thế chấp và tổn thất ròng của họ). Tổng vị thế càng lớn yêu cầu mức ký quỹ càng cao.

Lưu ý rằng khi tài khoản của bạn được thanh lý, bạn sẽ phải trả thêm phí. Để tránh điều đó, bạn có thể đóng các vị thế của mình trước khi đạt được giá thanh lý hoặc thêm tiền vào số dư tài sản thế chấp của bạn  để giá thanh lý cách biệt so với giá thị trường hiện tại.

Tỉ lệ tài trợ là gì?

Tài trợ bao gồm các khoản thanh toán thường xuyên giữa người mua và người bán tính theo tỷ lệ tài trợ hiện tại. Tỷ lệ tài trợ dựa trên hai yếu tố: lãi suất và phí bảo hiểm. Khi tỷ lệ tài trợ cao hơn 0 (dương), các nhà giao dịch trường vị (người mua hợp đồng) phải trả tiền cho nhà giao dịch đoản vị (người bán hợp đồng). Ngược lại, tỷ lệ tài trợ âm cực có nghĩa là các vị thế đoản vị (người bán) phải trả tiền cho vị thế trường vị (người mua).

Giá tham chiếu (Mark Price) là gì?

Giá tham chiếu là ước tính giá trị thực của hợp đồng (giá hợp lý) so với giá giao dịch thực tế của nó (giá cuối cùng). Việc tính toán giá tham chiếu ngăn không cho xảy ra những giao dịch thanh lý không công bằng khi thị trường biến động nhiều.

Vì vậy, trong khi Giá Chỉ mục liên quan đến giá của thị trường giao ngay, giá tham chiếu thể hiện giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai vĩnh cửu.

PnL là gì?

PnL là viết tắt của lãi và lỗ, và nó có thể đã thực hiện hoặc chưa thực hiện. Khi bạn có các vị thế mở trên thị trường tương lai vĩnh cửu, PnL của bạn chưa thực hiện, nghĩa là nó vẫn thay đổi để đáp ứng với các động thái của thị trường. Khi bạn đóng các vị thế của mình, PnL chưa thực hiện sẽ trở thành PnL đã thực hiện (một phần hoặc toàn bộ).

Bởi vì PnL đã thực hiện chính là mức lợi nhuận hoặc thua lỗ do các vị thế đã đóng đem lại, nó không liên quan trực tiếp đến giá tham chiếu, mà chỉ liên quan đến giá thực hiện của các đơn đặt hàng. Mặc khác, PnL chưa thực hiện liên tục thay đổi và là động lực chính cho thanh lý. Do đó, giá tham chiếu được sử dụng để đảm bảo rằng các tính toán PnL chưa thực hiện là chính xác và hợp lý.

Quỹ Bảo hiểm là gì?

Quỹ bảo hiểm là một cơ chế được thiết kế để sử dụng tài sản thế chấp lấy từ các tài khoản được thanh lý để bù lỗ cho các tài khoản bị phá sản. Trong điều kiện thị trường bình thường, Quỹ bảo hiểm dự kiến sẽ tăng trưởng liên tục khi các tài khoản được thanh lý.

Nói một cách đơn giản, Quỹ Bảo hiểm giúp bảo đảm rằng số dư của các nhà giao dịch bị thua lỗ không xuống dưới 0, đồng thời đảm bảo rằng các nhà giao dịch thành công thu được lợi nhuận của họ.

Quỹ Bảo hiểm sẽ lớn hơn khi người dùng được thanh lý trước khi vị thế của họ đạt đến giá trị hòa vốn hoặc âm. Nhưng trong những trường hợp cực đoan hơn, hệ thống không thể đóng được tất cả các vị trí và Quỹ Bảo hiểm sẽ được sử dụng để trang trải các khoản lỗ tiềm năng. Mặc dù điều này hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra trong thời kỳ biến động cao hoặc thanh khoản thị trường thấp.

Tự động hủy đòn bẩy là gì?

Tự động hủy đòn bẩy là một phương thức thanh lý đối tác chỉ diễn ra nếu Quỹ bảo hiểm ngừng hoạt động (trong các tình huống cụ thể). Mặc dù điều này khó có thể xảy ra, nhưng một sự kiện như vậy sẽ yêu cầu các nhà giao dịch thành công đóng góp một phần lợi nhuận của họ để bù đắp tổn thất của các nhà giao dịch thua lỗ

Sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai thông thường và hợp đồng tương lai vĩnh cửu

Một Hợp đồng tương lai vĩnh cửu khá là tương đồng với Hợp đồng tương lai truyền thống, nhưng khác biệt chính là: Hợp đồng tương lai vĩnh cửu không có ngày đáo hạn hoặc thanh toán.

Giả dụ có một Hợp đồng tương lai dành cho một tài sản vật lý, như lúa mì (hoặc vàng). Trong thị trường hợp đồng tương lai truyền thống, những hợp đồng này được lập nên để chuyển giao lúa mì trong tương lai  nói cách khác, lúa mì sẽ được chuyển giao vào thời điểm hợp đồng tương lai này đáo hạn. Do vậy, có một bên sẽ phải trực tiếp nắm giữ lúa mì, tạo nên chi phí nắm giữ cho hợp đồng. Bên cạnh đó, giá lúa mì có thể dao động dựa trên cách biệt về thời gian giữa thời điểm hiện tại với lúc đáo hạn hợp đồng. Khi khoảng cách này gia tăng, chi phí nắm giữ sẽ càng tăng theo, giá tương lai sẽ càng ít chắc chắn, và khoảng cách giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai truyền thống sẽ càng lớn.

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu được lập ra để tận dụng triệt để các lợi thế của Hợp đồng tương lai  nhất là đặc tính không thực tế chuyển giao tài sản  đồng thời sao chép lại những chuyển động trên thị trường giao ngay để rút ngắn khoảng cách giữa giá tương lai và giá đánh dấu. Đây là một cải tiến đáng chú ý so với các Hợp đồng tương lai truyền thống, vốn có thể có khác biệt dài hạn hoặc vĩnh viễn so với giá giao ngay.

Để bảo đảm sự hội tụ về dài hạn giữa Hợp đồng vĩnh cửu và giá đánh dấu, chúng ta sử dụng Funding. Có một số khái niệm chính nhà đầu tư cần nắm vững về Hợp đồng vĩnh cửu:

  • Giá đánh dấu: Để tránh những âm mưu thao túng thị trường và bảo đảm Hợp đồng vĩnh cửu theo sát giá giao ngay, chúng ta tích hợp giá đánh dấu để tính lời và lỗ chưa ghi nhận cho tất cả nhà đầu tư.
  • Biên khởi đầu và Biên duy trì: Nhà đầu tư cần phải nắm vững các mức Biên khởi đầu và Biên duy trì, nhất là Biên duy trì, giới hạn mà vị thế sẽ tự động bị thanh lý. Lời khuyên là nhà đầu tư nên thanh lý vị thế của mình ở trên mức biên duy trì để tránh bị áp phí cao hơn khi thanh lý tự động xảy ra.
  • Funding: Là các khoản thanh toán giữa vị thế long và short trên thị trường Hợp đồng tương lai vĩnh cửu. Mức Funding sẽ xác định đâu sẽ là bên chi tiền và bên nhận tiền. Nếu dương thì long trả tiền cho short, còn âm thì short trả tiền cho long.
  • Rủi ro: Khác với thị trường giao ngay, thị trường tương lai cho phép nhà đầu tư đặt những lệnh lớn vượt xa mức thế chấp ban đầu của họ. Đây còn được gọi là giao dịch margin. Khi các thị trường đều đã hiện đại hơn về mặt công nghệ, mức margin khả dụng cũng thăng lên theo. Binance Futures hiện hỗ trợ mức margin lên đến 20x, đồng nghĩa với việc mỗi 5 USDT thế chấp sẽ cho phép nhà đầu tư mở vị thế có giá trị đến 100 USDT. Lưu ý rằng điều này cũng sẽ tương đương với mức lời hoặc lỗ tương xứng lên đến gấp 20 lần.


CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này.