Cổ tử cung khi mang thai như thế nào

Cổ tử cung ngắn là một trong những dị dạng cấu trúc có thể gặp ở chị em phụ nữ, hầu hết không ảnh hưởng gì tới sức khỏe tình dục hay khả năng sinh sản. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì cổ tử cung ngắn có thể gây ra một số vấn đề. Vậy cụ thể cổ tử cung ngắn khi mang thai có sao không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?

1. Thắc mắc của chị em: cổ tử cung ngắn khi mang thai có sao không?

Trong những lần thăm khám thai định kỳ, ngoài việc kiểm tra kích thước, hình dáng, sự phát triển của các cơ quan thai nhi thì còn cần kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác của mẹ. Trong đó có chiều dài cổ tử cung, thường đo khi siêu âm qua ngã âm đạo, kết quả chính xác và có độ tin cậy cao. Đặc biệt phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, chuyển dạ sớm hoặc sảy thai sẽ cần lưu ý kiểm tra chiều dài cổ tử cung sớm hơn.

Cổ tử cung khi mang thai như thế nào

Cổ tử cung được đóng kín trong thời gian mang thai

Cổ tử cung ngắn khi mang thai có sao không cần phải thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ có những kết luận cho từng trường hợp thai phụ. Tốt nhất nếu bị tử cung ngắn thì cần đi khám và điều trị sớm trước 20 tuần thai mới đem lại hiệu quả tốt, ngăn ngừa sảy thai và sinh non.

Suy cổ tử cung (trước đây gọi là thiểu năng cổ tử cung) là tình trạng giãn nở cổ tử cung không gây đau dẫn đến sẩy thai ở quý thứ hai. Siêu âm cổ tử cung qua âm đạo trong ba tháng thứ hai của thai kỳ có thể giúp đánh giá nguy cơ và theo dõi. Điều trị là củng cố cổ tử cung bằng cách khâu (khâu vòng cổ tử cung).

Suy cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung giãn ra không đau dẫn đến sẩy thai ở ba tháng thứ hai của thai kỳ trong trường hợp không có các cơn co thắt lâm sàng, chuyển dạ hoặc cả hai. Tỷ lệ mắc ước tính dao động lớn (1/100 đến 1/2000).

Nguyên nhân gây ra suy cổ tử cung không được hiểu rõ nhưng dường như liên quan đến sự kết hợp của các bất thường cấu trúc và các yếu tố hóa sinh (ví dụ, viêm, nhiễm trùng); những yếu tố này có thể mắc phải hoặc di truyền.

Hầu hết phụ nữ bị suy cổ tử cung không có các yếu tố nguy cơ đã biết; tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ sau đây đã được xác định:

  • mang thai nhiều lần
  • Sinh thiết khoét chóp cổ tử cung trước đó (đặc biệt là khi cổ tử cung đã bị lấy bỏ ≥ 1,7 đến 2,0 cm) hoặc cắt bỏ cổ tử cung
  • Các vết rách sâu cổ tử cung trước đó (thường là thứ phát sau sinh đường âm đạo hoặc mổ lấy thai)
  • Trước đó có sự giãn mở quá mức hoặc nhanh với dụng cụ (nay không phổ biến)
  • Khiếm khuyết ống Müllerian (ví dụ, bicornuate tử cung hai sừng hoặc tử cung có vách)
  • ≥ 2 lần mất thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 trước đây.

Nguy cơ tái phát của mất thai nhi do suy cổ tử cung có thể là ≤ 30%, dẫn đến câu hỏi là các sự bất thường về cấu trúc cố định đóng vai trò lớn như thế nào. Nguy cơ lớn nhất ở phụ nữ có ≥ 2 lần mất thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2 trước đây.

Các triệu chứng và dấu hiệu của suy cổ tử cung

Suy cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi hiện tượng sinh non xảy ra. Một số phụ nữ có các triệu chứng sớm như căng tức âm đạo, chảy máu âm đạo hoặc ra máu ít một, đau bụng không điển hình hoặc đau thắt lưng, hoặc tiết dịch âm đạo.

Cổ tử cung có thể mềm, xoá, hoặc giãn mở.

  • Siêu âm qua âm đạo ở tuần thứ 15 đến 16 đối với phụ nữ có triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ

Chẩn đoán nghi ngờ suy cổ tử cung ở phụ nữ có các yếu tố nguy cơ hoặc có các triệu chứng hoặc dấu hiệu đặc trưng.

Nếu không chắc chắn về nghi ngờ lâm sàng của suy cổ tử cung, bệnh nhân có thể được theo dõi bắt đầu từ 15 đến 16 tuần đến 23 đến 24 tuần bằng siêu âm qua âm đạo tuần tự để đo chiều dài cổ tử cung.

Các phát hiện siêu âm gợi ý bao gồm

  • Cổ tử cung ngắn ≤ 2,5 cm
  • Giãn mở cổ tử cung
  • Tụt màng ối vào ống cổ tử cung
  • Khâu vòng cổ tử cung

Khâu vòng cổ tử cung theo chỉ định bệnh sử thường được thực hiện ở những bệnh nhân có tiền sử gợi ý rõ ràng về tình trạng suy cổ tử cung, điển hình là tiền sử ≥ 2 lần sinh ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 24. Ở những bệnh nhân này, khâu vòng cổ tử cung được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc có thể được thực hiện trước khi mang thai.

  • 1. American College of Obstetricians and Gynecologists: ACOG Practice Bulletin No.142: Cerclage for the management of cervical insufficiency. Obstet Gynecol 123 (2 Pt 1):372–379, 2014. doi: 10.1097/01.AOG.0000443276.68274.cc
  • 3. Raju TN, Mercer BM, Burchfield DJ, Joseph GF Jr: Periviable birth: Executive summary of a joint workshop by the Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development, Society for Maternal-Fetal Medicine, American Academy of Pediatrics, and American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 123 (5):1083-1096, 2014. doi: 10.1097/AOG.0000000000000243
  • Suy cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung giãn nở không đau dẫn đến sẩy thai ở ba tháng thứ hai của thai kỳ.
  • Thông thường, nguy cơ suy cổ tử cung có thể không được dự đoán trước khi việc đẻ non xảy ra lần đầu tiên.
  • Làm siêu âm qua đầu dò âm đạo sau 15 đến 16 tuần nếu phụ nữ có các yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng.
  • Các dấu hiệu gợi ý chẩn đoán là cổ tử cung rút ngắn xuống còn ≤ 2,5 cm, cổ tử cung giãn ra hoặc màng thai lồi vào ống cổ tử cung.
  • Điều trị khâu vòng cổ tử cung đối với các sản phụ có nguy cơ.

Cổ tử cung khi mang thai như thế nào

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.