Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay

      • Nội dung
  • 1. Tầm quan trọng của việc thay răng sữa
  • 2. Giai đoạn thay răng sữa diễn ra vào thời điểm nào?
  • 3. Nhổ răng sữa chưa lung lay có ảnh hưởng gì không?
  • 4. Nên hay không nên tự nhổ răng tại nhà?
  • 5. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn thay răng như thế nào?
    • Đánh răng
    • Ăn uống
    • Hạn chế thói quen xấu
    • Khám nha khoa định kỳ

Nội dung

Thay răng sữa là một quy luật tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đến một giai đoạn nhất định, răng sữa lung lay rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp thay răng sữa chậm hơn so với bình thường. Vậy nhổ răng sữa chưa lung lay có ảnh hưởng gì không? Có nên tự nhổ? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay

Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh

1. Tầm quan trọng của việc thay răng sữa

Thay răng sữa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và quá trình này diễn ra ở từng thời điểm nhất định theo độ tuổi của trẻ. Nếu vì một lý do nào đó, răng sữa bị mất sớm hơn so với thời gian quy định thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Có thể hiểu rằng, răng sữa giống như một vật giữ chỗ tạm thời giúp sắp xếp và định hình cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Trong một số trường hợp, răng sữa chưa lung lay mà răng vĩnh viễn đã mọc chèn lên sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, chen chúc và không đúng vị trí. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm chức năng nhai của răng.

2. Giai đoạn thay răng sữa diễn ra vào thời điểm nào?

Quá trình thay răng sữa đã được quy định theo khoảng thời gian nhất định. Răng sữa sẽ bắt đầu xuất hiện khi trẻ 6 tháng tuổi với thứ tự mọc răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên trước rồi lần lượt đến những chiếc răng bên cạnh sau. Quá trình thay răng sữa diễn ra theo quy luật tự nhiên, lần lượt từng chiếc một.

Khi đến tuổi thay răng, mầm răng vĩnh viễn ở dưới sẽ kích thích răng sữa lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Hầu hết trẻ em thường thay răng đúng thời gian nhưng cũng có trường hợp trẻ thay răng muộn hơn so với bình thường. Phụ huynh nên lưu ý một số thời điểm thay răng sữa ở trẻ như sau:

  • Từ 5 7 tuổi: Răng cửa giữa
  • Từ 7 8 tuổi: Răng cửa bên
  • Từ 9 10 tuổi: Răng hàm sữa thứ 1
  • Từ 10 11 tuổi: Răng nanh sữa
  • Từ 11 12 tuổi: Răng hàm sữa thứ 2

3. Nhổ răng sữa chưa lung lay có ảnh hưởng gì không?

Như đã nói ở trên, thay răng sữa là quy luật tự nhiên, khi đến thời điểm thích hợp răng sữa sẽ tự rụng để răng vĩnh viễn thế chỗ. Đa số trẻ em thay răng sữa đúng thời điểm. Tuy nhiên không ít trường hợp, quá trình thay răng sữa chậm hơn so với dự định khiến răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên. Lúc này, việc nhổ răng sữa chưa lung lay là biện pháp cần thiết để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, không bị sai lệch, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của cấu trúc khuôn hàm sau này.

Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay

Phụ huynh không nên tự nhổ răng sữa chưa bị lung lay cho trẻ tại nhà

4. Nên hay không nên tự nhổ răng tại nhà?

Thông thường nhổ răng sữa có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với trẻ có răng sữa đã lung lay. Đối với trường hợp răng sữa chưa lung lay, nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể gây tổn hại đến trẻ. Trong đó, viêm nha chu là biến chứng thường gặp nhất khiến chân răng bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến áp xe răng. Hơn nữa, động tác nhổ răng thô bạo khiến trẻ hoảng sợ, đau đớn, khó cầm máu, ám ảnh tâm lý nặng nề cho lần nhổ răng tiếp theo.

Ngoài ra, một số trẻ mắc bệnh lý mãn tính như tim bẩm sinh, hệ miễn dịch suy giảm, tiểu đường, tuyệt đối không tự ý nhổ răng tại nhà. Bởi nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra nhiễm trùng máu, suy đa tạng, sốc nhiễm trùng, có thể đe dọa tới tính mạng. Do đó, phụ huynh có con mắc một trong số bệnh lý trên chỉ được nhổ răng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tốt nhất với trường hợp răng sữa chưa lung lay, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để thực hiện thủ thuật. Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ có điều kiện thăm khám tình hình răng miệng tổng quát cho trẻ để quyết định phương pháp xử lý cho phù hợp. Hơn nữa tại phòng khám được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế khử khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, đảm bảo quá trình nhổ răng cho bé diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Chị phí các dịch vụ nha khoa trẻ em hiện nay là bao nhiêu? Tham khảo ngay bảng giá của nha khoa Parkway:

Bảng giá trồng răng

5. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn thay răng như thế nào?

Thay răng là giai đoạn khá nhạy cảm, phụ huynh nên theo dõi sát và chăm sóc trẻ chu đáo hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc bé trong giai đoạn thay răng mà bạn nên biết.

Đánh răng

Đánh răng thường xuyên là thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên nếu chải răng sai cách sẽ khiến làm phản tác dụng, gây tổn thương cho nướu lợi. Ngoài duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cha mẹ nên hướng dẫn con cách chải răng sao cho đúng, không dùng lực quá mạnh. Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp với độ tuổi của bé, kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp phòng tránh mắc bệnh lý nha khoa hiệu quả. Sau khi ăn, phụ huynh nên xây dựng thói quen súc miệng bằng nước ấm để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay

Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách

Ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp răng miệng luôn khoẻ mạnh mà còn phòng ngừa mắc bệnh lý nha khoa hiệu quả. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng sữa, phụ huynh nên đa dạng khẩu phần ăn mỗi ngày cho trẻ. Không nên chỉ làm những đồ ăn băm nhỏ, xay nhuyễn bởi sẽ làm chức năng nhai của răng suy giảm, làm chậm quá trình thay răng. Phụ huynh có thể nấu những món ăn có độ cứng vừa phải, rau xanh, củ quả,.. nhằm kích thích hoạt động của răng sữa.

Hạn chế thói quen xấu

Trẻ nhỏ thường thích mút tay, ngậm ti giả, dùng răng cắn đồ vật Đây là những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc khuôn hàm. Do đó, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những thói quen xấu này hãy kiên nhẫn nhắc nhở và bảo ban bé mỗi ngày.

Khám nha khoa định kỳ

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé đó là khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp phát hiện sớm vấn đề liên quan đến răng miệng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Lưu ý, phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín có dịch vụ nha khoa chuyên dành cho trẻ em nhé.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia nha khoa về nhổ răng sữa chưa lung lay có ảnh hưởng gì không. Nếu trẻ đang gặp phải tình trạng thay răng chậm thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra và thăm khám trong thời gian sớm nhất nhé. Hoặc liên hệ với chuyên gia nha khoa để được giải đáp và hỗ trợ miễn phí online.

Có thể bạn quan tâm

Khi mọc răng, trẻ rất dễ bị đi tướt. Phụ huynh nên làm gì khi tình trạng này diễn ra? Cùng tìm hiểu tại:

Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu?
Thay răng sữa quan trọng với trẻ như thế nào?

Thay răng sữa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và quá trình này diễn ra ở từng thời điểm nhất định theo độ tuổi của trẻ. Nếu vì một lý do nào đó, răng sữa bị mất sớm hơn so với thời gian quy định thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Có thể hiểu rằng, răng sữa giống như một vật giữ chỗ tạm thời giúp sắp xếp và định hình cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Trong một số trường hợp, răng sữa chưa lung lay mà răng vĩnh viễn đã mọc chèn lên sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, chen chúc và không đúng vị trí. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, giảm chức năng nhai của răng.

Nên hay không nên tự nhổ răng tại nhà?

Thông thường nhổ răng sữa có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với trẻ có răng sữa đã lung lay. Đối với trường hợp răng sữa chưa lung lay, nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể gây tổn hại đến trẻ. Trong đó, viêm nha chu là biến chứng thường gặp nhất khiến chân răng bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến áp xe răng. Hơn nữa, động tác nhổ răng thô bạo khiến trẻ hoảng sợ, đau đớn, khó cầm máu, ám ảnh tâm lý nặng nề cho lần nhổ răng tiếp theo.

Ngoài ra, một số trẻ mắc bệnh lý mãn tính như tim bẩm sinh, hệ miễn dịch suy giảm, tiểu đường, tuyệt đối không tự ý nhổ răng tại nhà. Bởi nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra nhiễm trùng máu, suy đa tạng, sốc nhiễm trùng, có thể đe dọa tới tính mạng. Do đó, phụ huynh có con mắc một trong số bệnh lý trên chỉ được nhổ răng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tốt nhất với trường hợp răng sữa chưa lung lay, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để thực hiện thủ thuật. Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ có điều kiện thăm khám tình hình răng miệng tổng quát cho trẻ để quyết định phương pháp xử lý cho phù hợp. Hơn nữa tại phòng khám được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế khử khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu, đảm bảo quá trình nhổ răng cho bé diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng.

Hướng dẫn đánh răng cho trẻ đang thay răng sữa

Đánh răng thường xuyên là thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên nếu chải răng sai cách sẽ khiến làm phản tác dụng, gây tổn thương cho nướu lợi. Ngoài duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, cha mẹ nên hướng dẫn con cách chải răng sao cho đúng, không dùng lực quá mạnh. Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp với độ tuổi của bé, kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp phòng tránh mắc bệnh lý nha khoa hiệu quả. Sau khi ăn, phụ huynh nên xây dựng thói quen súc miệng bằng nước ấm để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Đánh giá