Có bao nhiêu thao tác cần thực hiện trong hệ thông tin học

GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.02 MB, 118 trang ]

Giáo án Tin học 12
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết: 1
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I. Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức:
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2. Về kĩ năng:
- Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng
ngày.
II. Phương pháp phương tiện:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi ý
- Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn KT-KN,
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp
2. Nội dungbài mới:
a] Bài toán quản lý:
+ Giới thiệu bài toán
+ Các công việc thường gặp trong bài toán quản lý
b] Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
+ Tạo lập hồ sơ
+ Cập nhật hồ sơ
+ Khai thác hồ sơ
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Đặt câu hỏi:
Theo em để quản lí thông tin về điểm của
học sinh trong một lớp em nên lập danh sách


chứa các cột nào?
GV: Gợi ý: Để đơn giản vấn đề cột điểm nên
tượng trưng một vài môn VD: Stt, hoten,
ngaysinh, gioitinh, doanvien, toan, ly, hoa,
van, tin
HS: Suy nghĩa và trả lời câu hỏi.
Để quản lí thông tin về điểm của học sinh
trong một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính,
ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán, điểm văn,
§1. Một số khái niệm cơ bản.
1. Bài toán quản lí:
- Bài toán quản lí là bài toán phổ biến
trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Một xã
hội ngày càng văn minh thì trình độ quản lí
các tổ chức hoạt động trong xã hội đó ngày
càng cao. Công tác quản lí chiếm phần lớn
trong các ứng dụng của tin học.
- Để quản lý học sinh trong nhà trường,
người ta thường lập các biểu bảng gồm các
cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý.
- Một trong những biểu bảng được thiết
Trang 1
Giáo án Tin học 12
điểm tin
GV: [dùng bảng phụ minh họa H1 _SGK/4]
lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như
sau: [Hình 1 _SGK/4]
Stt Họ tên Ngày sinh Giới tính Đoàn viên Địa chỉĐiểm Toán Điểm Lí
Điểm Hóa Điểm Văn Điểm Tin
1 Nguyễn An 12/08/1991 Nam C Nghĩa Tân 7.8 8.2 9.2 7.3 8.5

2 Lê Minh Châu 03/05/1991 Nữ C Mai Dịch 9.3 8.5 8.4 6.7 9.1
3 Doãn Thu Cúc 14/02/1990 Nữ R Trung Kinh 7.5 6.5 7.5 7.0 6.5

49 Hồ Minh Hải 30/7/1990 Nam C Nghĩa Tân 7.0 6.8 6.5 6.5 8.7
GV: Tác dụng của việc quản lí điểm của học
sinh trên máy tính là gì?
-HS: Dễ cập nhật thông tin của học sinh, lưu
trữ khai thác và phục vụ thông tin quản lí của
nhà trường,
HS: Quan sát bảng phụ và chú ý nghe giảng.
Chú ý:
- Hồ sơ quản lí học sinh của nhà trường
là tập hợp các hồ sơ lớp.
- Trong quá trình quản lí, hồ sơ có thể có
những bổ sung, thay đổi hay nhầm lẫn đòi hỏi
phải sửa đổi lại.
- Việc tạo lập hồ sơ không chỉ đơn thuần
là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, nhằm
phục vụ các yêu cầu quản lí của nhà trường.
GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp
khi quản lí thông tin của một đối tượng nào
đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý.
2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ

3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp,
thống kê, tổng hợp, in ấn,
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí

thông tin của một tổ chức.
Công việc quản lí tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực
có những đặc điểm riêng về đối tượng quản lí
cũng như về phương thức khai thác thông tin.
Công việc thường gặp khi xử lí thông tin bao
gồm: tạo lập, cập nhật và khai thác hồ sơ.
a] Tạo lập hồ sơ:
Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công
việc sau:
- Tùy thuộc nhu cầu của tổ chức mà xác định
chủ thể cần quản lí VD: Chủ thể cần quản lí là
học sinh,
- Dựa vào yêu cầu quản lí thông tin của chủ
thể để xác định cấu trúc hồ sơ. VD: ở hình 1,
hồ sơ của mỗi học sinh là một hàng có 11
thuộc tính.
- Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ
sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng
theo đúng cấu trúc đã xác định. VD; hồ sơ lớp
dưới, kết quả điểm thi học kì các môn học,
Trang 2
Giáo án Tin học 12
GV: Mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập
nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ hỗ trợ cho quá
trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công
việc của người có trách nhiệm.
VD: Cuối năm học, nhờ các thống kê, báo cáo
vè phân loại học tập mà Hiệu trưởng ra quyết
định thưởng cho những hs giỏi,
b] Cập nhật hồ sơ:

Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập
nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với
thực tế.
Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ:
- Sửa chữa hồ sơ;
- Bổ sung thêm hồ sơ;;
- Xóa hồ sơ.
c] Khai thác hồ sơ:
Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là
để khai thác chúng, phục vụ cho công việc
quản lí.
Khai thác hồ sơ bao gồm các công việc
chính sau:
- Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó
phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức. VD:
sắp xếp theo bảng chữ cái của tên học sinh,
theo điểm của môn học nào đó,
- Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin
thỏa mãn một số yêu cầu nào đó. VD: tìm họ
tên hs có điểm môn Tin cao nhất,
- Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên
tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng
VD: Xác định điểm cao nhất, thấp nhất môn
Tin,
- Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả
tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để
tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu
trúc khuôn dạng theo một yêu cầu nào đó.
VD: danh sách HSG của lớp,
III. Củng cố :

Qua bài học yêu cầu học sinh cần nắm được:
Các vấn đề cần giải quyết trong một bài toán quản;
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
IV. Dặn dò:
Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
Câu 2: Trong các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức, công việc nào
quan trong nhất.
V. Rút kinh nghiệm:
Trang 3
Giáo án Tin học 12
Tiết: 2
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN [tt]
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
- Biết các mức thể hiện của CSDL.
2. Về kĩ năng:
- Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. Phương pháp phương tiện:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi ý
- Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn KT-KN, Sổ quản lí thư viện của Thủ thư
II. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?
- Trong CSDL đó có những thông tin gì?
- CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, về vấn đề gì?

VD học sinh có thể trả lời như sau:
Trường ta có ứng dụng CSDl, CSDL của trường chứa thông tin về học sinh và
phục vụ quản lí học sinh như điểm, thông tin về học sinh,
3. Nội dung:
a] Khái niệm hệ CSDL & hệ QT CSDL
+ Trình bày khái niệm
+ Nêu một số ví dụ minh hoạ
b] Các mức thể hiện của CSDL
+ Mức vật lý
+ Mức khái niệm
+ Mức khung nhìn
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Treo bảng phụ hình 1 SGK trang 4.
Qua thông tin có trong hồ sơ lớp: Tổ trưởng
cần quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng và bí
thư muốn biết điều gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Tổng hợp: Có nhiều người cùng khai thác
CSDL và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ
riêng.
GV: Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với
3. Hệ cơ sở liệu
a] Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL
Để đáp ứng các yêu cầu khai thác thông tin,
Trang 4
Giáo án Tin học 12
một dữ liệu lưu trên giấy?
HS: Dữ liệu lưu trên máy tính được lưu trữ ở
bộ nhớ ngoài có khả năng lưu trữ dữ liệu
khổng lồ, tốc độ truy xuất và xử lí dữ liệu

nhanh chóng và chính xác.
GV: Nhằm đáp ứng được nhu cầu trên, cần
thiết phải tạo lập được các phương thức mô tả,
các cấu trúc dữ liệu để có thể sử dụng máy tính
trợ giúp đắc lực cho con người trong việc lưu
trữ và khai thác thông tin.
GV: Thế nào là cơ sở dữ liệu?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSDL,
nhưng các định nghĩa đều phải chứa 3 yếu tố
cơ bản:
- Dữ liệu về hoạt động của một tổ chức;
- Được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài;
- Nhiều người khai thác.
GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo
CSDL trên máy tính gọi là gì?
HS: hệ quản trị,
GV: Để tạo lập, lưu trữ và cho phép nhiều
người có thể khai thác được CSDL, cần có hệ
thống các chương trình cho phép người dùng
giao tiếp với CSDL.
GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị CSDL?
HS: Các hệ quản trị CSDL phổ biến được
nhiều người biết đến là MySQL, SQL,
Microsoft Access, Oracle,
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 SGK.
GV: Hình 3 trong SGK đơn thuần chỉ để minh
họa hệ CSDL bao gồm CSDL và hệ QTCSDL,
ngoài ra phải có các chương trình ứng dụng để
phải tổ chức thông tin thành một hệ thống với

sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Khái niệm CSDL:
Một CSDl [Database] là một tập hợp các dữ
liệu có liên quan với nhau,chứa thông tin của
một tổ chức nào đó [như một trường học, một
ngân hàng, một công ti, một nhà máy, ], được
lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng
với nhiều mục đích khác nhau.
VD: Hồ sơ lớp trong hình 1 khi được lưu trữ
ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một
CSDL, hầu hết các thư viện ngày nay đều có
CSDL, hãng hàng không quốc gia Việt Nam có
CSDL chứa thông tin về các chuyến bay,
Khái niệm hệ QTCSDL:
Là phần mềm cung cấp mi trường thuận lợi
và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác
thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị
CSDL [Database Management System].
Chú ý: - Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ
sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ
QTCSDL và khai thác CSDL đó.
- Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy
tính cần phải có:
b] Cơ sở dữ liệu;
c] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
d] Các thiết bị vật lí [máy tính, đĩa cứng,
mạng, ].
Trang 5
Giáo án Tin học 12

việc khai thác CSDL thuận lợi hơn.
GV: Sử dụng máy tính, con người tạo lập cơ
sở dữ liệu và khai thác thông tin trong CSDL
một cách hiệu quả. Do vậy, khi nói đến các hệ
CSDl một cách dầy đủ nhất sẽ phải nói đến
nhiều yếu tố kĩ thuật phức tạp của máy tính.
Tuy nhiên, tùy theo mức chuyên sâu của mỗi
người trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay
người dùng mà có những yêu cầu hiểu biết về
CSDL khác nhau. Ba mức hiểu và làm việc
với một CSDL là mức vật lí, mức khái niệm,
mức khung nhìn.
GV: Chú ý:
Một CSDL chỉ có một CSDL vật lí, một
CSDL khái niệm nhưng có thể có nhiều khung
nhìn khác nhau.
b] Các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu
Mức vật lí
Một cách đơn giản, ta có thể nói CSDL vật lí
của một hệ CSDL là tập hợp các tệp dữ liệu tồn
tại trên các thiết bị nhớ.
Mức khái niệm
Nhóm người quản trị hệ CSDL hoặc phát
triển các ứng dụng thường không cần hiểu chi
tiết ở mức vật lí, nhưng họ cần phải biết: Những
dữ liệu nào được lưu trữ trong hệ CSDl? Giữa
các dữ liệu có các mối quan hệ nào?
Hồ sơ lớp
Họ tên
Ngày sinh

Giới tính
Mức khung nhìn
Mức hiểu CSDL của người dùng thông qua
khung nhìn được gọi là mức khung nhìn [còn
được gọi là mức ngoài] của CSDL.
III. Củng cố :
Câu 1 : Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL
Cần thể hiện rõ 2 điểm sau:
1. CSDL là tập hợp các DL có liên quan với nhau đc lưu trữ ở thíêt bị nhớ của máy tính;
2. Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.
Câu 2 : Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em
cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu
cầu quản lí của người thủ thư.
Gợi ý: - Để QL sách cần thông tin gì?
- Để quản lí người mượn cần thông tin gì?
- Để biết về những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn, cần những
thông tin gì?
- Để phục vụ bạn đọc: người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là
bạn đọc của thư viện hay không? Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay
không? Có phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không?
IV. Dặn dò:
Các em về nhà học bài cũ và nghiên cứu trước mục c, d trong SGK trang 12, 15.
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 3
Trang 6
Giáo án Tin học 12
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN [tt]
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức:
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.

- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
- Biết các mức thể hiện của CSDL;
- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu.
2. Về kĩ năng:
- Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. Phương pháp phương tiện:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi ý
- Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn KT-KN, Sổ quản lí thư viện của Thủ thư
II. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL
Cần thể hiện rõ 2 điểm sau:
1. CSDL là tập hợp các DL có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiếtt bị nhớ của máy
tính;
2. Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.
3. Nội dung bài mới:
a] Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
+ Tính cấu trúc
+ Tình toàn vẹn
+ Tính nhất quán
+ Tính an toàn & bảo mật thông tin
+ Tính độc lập
+ Tính không dư thừa
b] Nêu các ví dụ cho mội yêu cầu
c] Một số ứng dụng
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Thế nào là tính cấu trúc của một CSDL?

HS: Đọc SGK trang 12 và nghiên cứu tìm câu
trả lời.
GV: nêu ví dụ?
HS: CSDL lớp có cấu trúc là bảng gồm nhiều
hàng và 11 cột. Mỗi cột là một thuộc tính và
3. Hệ cơ sở liệu
c] Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Tính cấu trúc:Thông tin trong CSDL
được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
Tính cấu trúc được thể hiện ở các điểm sau:
Dữ liệu ghi vào CSDL được lưu giữ
dưới dạng các bản ghi.
Hệ QTCSDL cần có các công cụ khai
Trang 7
Giáo án Tin học 12
mỗi hàng là một hồ sơ học sinh.
GV: Thế nào là tính toàn vẹn của một CSDL?
HS: Đọc SGK trang 12 và nghiên cứu tìm câu
trả lời.
GV: Hãy nêu ví dụ?
HS: Ví dụ
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột
điểm, sao cho điểm nhập vào theo thang điểm
10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc
giá trị nhập vào: >=0 và Tìm hiểu thực tế -> xác định dữ liệu -> tổ chức dữ liệu -> nhập dữ liệu

ban đầu;
B. Tìm hiểu thực tế -> tìm hiểu bài toán -> xác định dữ liệu -> tổ chức dữ liệu -> nhập dữ liệu ban
đầu;
C. Tìm hiểu bài toán -> tìm hiểu thực tế -> xác định dữ liệu -> nhập dữ liệu ban đầu -> tổ chức dữ
liệu;
D. Các thứ tự trên đều sai.
Trong đó:
- Xác định bài toán là xác định có chủ thể nào thông tin nào cần quản lí, các nhiệm vụ của bài
toán;
- Tìm hiểu thực tế là tìm hiểu các tài liệu hồ sơ, chứng từ, sổ sách lien quan;
- Xác định dữ liệu: xác định các đặc điểm cảu dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu;
- Tổ chức dữ liệu theo cấu trúc đảm bảo các ràng buộc [tạo cấu trúc dữ liệu].
Câu 3. Vì sao các bước xây dựng CSDL phải lặp lại nhiều lần?
GV: Yêu cầu từng nhóm trình bày nội dung đã
thảo luận:
HS: Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội
dung đã thảo luận.
GV: Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp
và đưa ra kết luận.
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: Yêu cầu từng nhóm trình bày nội dung đã
Câu 1. ĐA: B và C
Vì:
- Có hai loại xóa tệp: Xóa logic và xóa vật lí.
Khi xóa logic, hệ thống chỉ đánh dấu xóa và
làm cho nó "trong suốt" đối với người dùng, tệp
vẫn tồn tại và công việc này do hệ QTCSDL
đảm nhiệm. Nếu cần tệp bị xóa logic vẫn có thể
khôi phục lại để sử dụng. Xóa vật lí là xóa hẳn
tệp ở bộ nhớ ngoài, nơi lưu trữ tệp.

- Tương tự như vậy, việc xác lập quan hệ với
dữ liệu ở bộ nhớ ngoài do hệ thống quản lí tệp
của hệ điều hành đảm nhiệm, hệ QTCSDL chỉ
tạo ra các yêu cầu thích hợp và chuyển giao cho
hệ điều hành thực hiện.
Câu 2. ĐA: A và C
A. Một trong các chức năng của hệ
Trang 23
Giáo án Tin học 12
thảo luận:
HS: Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội
dung đã thảo luận.
GV: Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp
và đưa ra kết luận.
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: Yêu cầu từng nhóm trình bày nội dung đã
thảo luận:
HS: Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội
dung đã thảo luận.
GV: Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp
và đưa ra kết luận.
HS: Quan sát và ghi chép.
QTCSDL là làm "mờ" đi cách lưu trữ vật lí của
dữ liệu và các quá trình vật lí diễn ra trong quá
trình tạo lập và khai thác CSDL Người lập trình
ứng dụng không cần hiểu biết sâu về mức thể
hiện vật lí của CSDL, nhưng nếu càng hiểu sâu
càng tốt cho công việc.
B. Sẽ là lí tưởng nếu người lập trình ứng
dụng đồng thời là người xây dựng hệ QTCSDL

và người quản trị hệ thống. Người lập trình ứng
dụng cung cấp các phương tiện để tạo lập khai
thác CSDL được dễ dàng, hiệu quả hơn. Đảm
bảo an toàn và bảo mật là trách nhiệm của mọi
người trong đó có cả người quản trị hệ thống.
Câu 3. Có thể. Khi thay đổi người quản trị
CSDL, cần cung cấp cho người mới tiếp quản
quyền truy cập và hệ CSDL với tư cách là
người quản trị, các thông tin liên quan đến hệ
thống bảo vệ, đảm bảo an toàn hệ thống, cấu
trúc dữ liệu và hệ thống, các phần mềm ứng
dụng đã được gắn vào, Nói cách khác là toàn
bộ thông tin về thực trạng hệ thống.
Câu 1. ĐA: E
Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL không
trực tiếp quản lí các tệp CSDL mà tương tác với
bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản lí, điều
khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác
dữ liệu trên các tệp CSDL.
Câu 2. ĐA: B
Cần đảm bảo đi từ mức khung nhìn sang
mức khái niệm sau đó mới tới mức vật lí.
Câu 3. Quá trình xây dựng mô hình CSDL
phản ánh một hoạt động quản lí thực tế là một
quá trình tiệm cận. Ban đầu người thiết kế có
thể chưa hiểu biết hết mọi yêu cầu đòi hỏi của
công tác quản lí. Chỉ sau khi có CSDL thực tế
người ta mới đánh giá được sự phù hợp của mô
hình toán học với yêu cầu thực tế và có những
chỉnh sửa phù hợp. Ngoài ra, có thể xuất hiện

thêm các yêu cầu mới do có sự thay đổi về tiêu
chí đánh giá, về nhu cầu thông tin,
IV. Củng cố:
Trang 24
Giáo án Tin học 12
- Qua bài học này học sinh củng cố được các kiến thức về chức năng của hệ QTCSDL:
Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin; Biết được hoạt động tương tác
của các thành phần trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Biết vai trò của con người khi làm việc
với hệ CSDL; Biết các bước xây dựng CSDL.khi làm việc với CSDL.
- Kiểm tra 15 phút:
+ Nội dung kiến thức: Bài 1, 2
+ Hình thức: tự luận
+ Đề kiểm tra: Kèm theo
V. Dặn dò:
Yêu cầu các em về nhà đọc bài tập và thực hành 1 và nghiên cứu, tìm hiểu về quản lí thư viện.
VI. Rút kinh nghiệm:
Trang 25

Video liên quan

Chủ Đề