Có bao nhiêu quân chủng

Lục quân là lực lượng quân sự chiến đấu chủ yếu là chiến đấu trên bộ. Vậy Quân chủng lục quân là gì? Nó có khác gì với lục quân hay không? Hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Nội dung bài viết:

  1. 1. Quân chủng là gì?
  2. 2. Quân chủng lục quân là gì?
  3. 3. Cơ cấu tổ chức của quân chủng lục quân
  4. 4. Câu hỏi thường gặp

1. Quân chủng là gì?

Quân chủng là một thành phần cao cấp trong tổ chức quân đội, hoạt động tác chiến có ý nghĩa chiến lược, trong một môi trường nhất định, được tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến. Mỗi quân chủng có các binh chủng.

2. Quân chủng lục quân là gì?

Quân chủng lục quân là quân chủng chính cấu thành nên quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Cơ cấu tổ chức của quân chủng lục quân

Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:

– Lục quân trực thuộc bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh hợp thành được đánh số thứ tự 1,2,3,4, các lữ đoàn thuộc các binh chủng của Lục quân.

– Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 – 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung – lữ đoàn binh chủng lục quân.

– Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng rất yếu. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

– Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 – 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

– Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 – 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội – 1 đại đội bộ binh thường trực.

4. Câu hỏi thường gặp

Quân đội nhân dân Việt Nam có các quân chủng nào?

  • Quân chủng Lục quân: không tổ chức thành Bộ tư lệnh riêng như Hải quân, Phòng không- Không quân. Các đơn vị quân đoàn chủ lực và binh chủng thuộc quân chủng lục quân do Bộ Tổng tham mưu trực tiếp quản lý chỉ đạo.
  • Quân chủng Hải quân thành lập năm 1955 tiền thân là cục Phòng thủ bờ biển Bộ tổng tham mưu.
  • Quân chủng Phòng không-Không quân hợp nhất 2 quân chủng Không quân và Phòng không năm 2000.
  • Bộ đội Biên phòng thành lập năm 1959 tiền thân là lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang.
  • Cảnh sát biển Việt Nam thành lập năm 1998 tiền thân là Cục Cảnh sát biển thuộc Quân chủng Hải quân.
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng thành lập năm 2017 trực thuộc Bộ Quốc Phòng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về “Quân chủng lục quân là gì” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

Chương trình radio

Your browser does not support the audio element.

Đọc báo in

Bài hát hay về bộ đội PK-KQ

Your browser does not support the audio element.

Thời tiết

Thống kê truy cập

  • Đang online:92708
  • Tổng lượt truy cập:88,651,832

[Bqp.vn] - Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân [Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam] thành lập ngày 22/12/1944.

Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.

Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn [đơn vị tương đương sư đoàn] chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

 

Xe tăng Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Cămpuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cămpuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Cămpuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.

Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xây dựng cuộc sống mới [ảnh: Tư liệu]

Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão. Quân đội cũng tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo cho 100.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Quân đội tham gia mở đường Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước.

Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật... để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc - Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu... Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.

Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.

Có bao nhiêu binh chủng?

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 07 lực lượng [gồm 03 quân chủng, 02 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng và 02 Bộ tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn], cụ thể: – Lục quân: + Không biên chế Quân chủng mà trực tiếp trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Có bao nhiêu binh chủng của lục quân?

Lục quân có 07 quân khu [1, 2, 3, 4, 5, 7, 9] và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 06 binh chủng [gồm Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hoá học, Đặc công]; 04 quân đoàn [1, 2, 3, 4].

Hiện nay có bao nhiêu quân đoàn?

Việt Nam hiện nay 04 quân đoàn: Quân đoàn là đơn vị quy mô lớn thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm các quân chủng, binh chủng hợp thành, gồm Bộ binh, Pháo binh, Tăng- Thiết giáp, Pháo binh, Hoá học, Thông tin Liên lạc và Đặc công cùng các ngành đặc biệt như Quân khí…

Việt Nam có bao nhiêu vùng hải quân?

Theo thông tin Bộ Quốc phòng công bố, hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân [1, 2, 3, 4, 5] và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo – tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo.

Chủ Đề