Có bao nhiêu loại cảng thủy nội địa

Cảng sông là gì? Quy định về cảng sông và quản lý cảng thủy nội địa? Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa? Thủ tục cấp giấy phép bến thủy nội địa? Quy định về cảng thủy nội địa?

Cảng thủy nội địa đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải thủy trong và ngoài nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Cảng Thủy Nội địa được định nghĩa như thế nào, phân loại và đặc điểm của cảng thủy nội địa.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Cảng sông là gì?

Cảng sông Việt Nam (cảng nội địa Việt Nam) được quản lý bởi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam trong khi các cảng biển Việt Nam được quản lý bởi Cục Hàng Hải Việt Nam. Cảng sông Việt Nam được phân loại theo quy mô (cảng đầu mối, cảng địa phương, cảng chuyên dùng) hoặc chức năng (cảng hàng hóa là cảng tổng hợp và cảng hành khách là cảng du lịch).

Theo thông tư 50/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, cảng thủy nội địa được định nghĩa là là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.

Theo đó, Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác. Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.

Cảng thủy nội địa – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Inland Waterway Port.

Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.

Vùng đất của cảng được giới hạn để xây dựng công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và các công trình phụ trợ khác.

Vùng nước của cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cảng, quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.

Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.

Xem thêm: Điều kiện cấp phép hoạt động bến cảng

Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.

Phân loại cảng thủy nội địa

Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.

Cảng tổng hợp là cảng vừa xếp dỡ hàng hóa, vừa đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

Cảng chuyên dùng là cảng thủy nội địa của tổ chức, cá nhân dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất cho chính tổ chức, cá nhân đó hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài.

Cảng hành khách là cảng đón trả hành khách.

2. Quy định về cảng thủy nội địa:

Qui hoạch cảng thủy nội địa

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, tổ chức thực hiện qui hoạch cảng thủy nội địa.

Xem thêm: Quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến cảng nội địa

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, tổ chức thực hiện qui hoạch cảng thủy nội địa trong phạm vi địa bàn quản lí của tỉnh, thành phố.

Đối với cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trước khi phê duyệt qui hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lấy ý kiến thỏa thuận của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa

1. Việc đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa phải tuân theo những qui định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các qui định pháp luật.

2. Việc đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa phải phù hợp với qui hoạch hệ thống cảng thủy nội địa đã được phê duyệt.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa chưa có trong qui hoạch hoặc có sự khác nhau so với qui hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch chấp thuận. (Theo Thông tư 50/2014/TT-BGTVT)

3. Thủ tục cấp giấy phép bến thủy nội địa:

Chủ bến thủy nội địa gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 6 và Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem thêm: Quản lý tại cảng nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài

b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;

c) Biên bản nghiệm thu công trình;

d) Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến lập;

đ) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến);

e) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ bến hoàn thiện hồ sơ.

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ bến bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa và hướng dẫn soạn thảo

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa gửi chủ bến theo Mẫu số 8, giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa

Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ bến hoặc theo đề nghị của chủ bến.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến hoạt động tạm thời để bốc xếp vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ xây dựng công trình, nhà máy, khu công nghiệp thì thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động của bến bằng thời gian thực hiện xây dựng công trình, nhà máy, khu công nghiệp.

Đối với bến khách ngang sông, trường hợp bến ở hai bên bờ đều do một chủ khai thác và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của một cơ quan thì chủ khai thác bến khách ngang sông làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, Cơ quan có thẩm quyền cấp một giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho cả hai đầu bến theo Mẫu số 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chủ bến cần có vùng nước neo đậu phương tiện để đón, trả hành khách, bốc xếp hàng hóa ngoài vùng nước của bến thủy nội địa, phải ghi rõ diện tích vùng nước trong đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Vùng nước neo, đậu phương tiện không được bố trí trong luồng và trong phạm vi bảo vệ các công trình.

4. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa:

Trong quá trình khai thác cảng, bến thủy nội địa, chủ cảng, bến phải thực hiện những quy định sau đây:

– Duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến và các thiết bị neo đậu phương tiện theo thiết kế bảo đảm an toàn; duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa.

Xem thêm: Trách nhiệm phối hợp quản lý tại cảng thủy nội địa

– Xây dựng nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; đối với cảng, bến hành khách phải có bảng niêm yết giá vé. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá vé phải rõ ràng, bố trí ở nơi thuận lợi.

– Có đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm, đối với cảng, bến khách phải có nơi chờ cho hành khách.

– Thiết bị phòng cháy, chữa cháy phải bảo đảm về số lượng và chất lượng sử dụng theo quy định của pháp luật và phải được bố trí ở vị trí thuận lợi khi sử dụng.

– Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ điều khiển theo quy định của pháp luật.

– Luồng vào cảng, bến thủy nội địa (nếu có) phải bảo đảm phù hợp với cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa theo quy định và phải được kiểm tra, khảo sát thường xuyên bảo đảm chuẩn tắc phù hợp với cấp kỹ thuật của luồng đường thủy nội địa khu vực.

– Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải có kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và đánh giá an ninh cảng thủy nội địa của cơ quan thẩm quyền.

– Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến bảo đảm trật tự, an toàn.

– Trường hợp cho thuê cảng, bến thủy nội địa phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác cảng, bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị công bố cảng thủy nội địa mới nhất hiện nay

– Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ cảng, bến phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến để ra quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

– Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định; không xếp hàng hóa quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép hoặc nhận hành khách quá số lượng theo quy định; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm.

– Tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có); tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện khi có tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và trong việc phòng chống lụt bão.

– Tạo điều kiện nơi làm việc và phối hợp với Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vùng nước cảng, bến.

Kết luận: Cảng thủy nội địa là một bộ phận quan trọng của việc giao thương hàng hóa quốc tế và nội địa thông qua đường biển. Quy định về cảng thủy nội địa được quy định chủ yếu trong pháp luật các quốc gia ven biên và rải rác một số ít ở các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về biển cả.