Chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày năm 2024

Bất kỳ ai sau khi bị chó cắn đều có nỗi lo không biết bản thân có nguy cơ mắc bệnh dại không vì hậu quả để lại vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế biện pháp tốt nhất đó là bạn cần tiêm phòng ngay lập tức và câu hỏi đặt ra nhiều nhất là khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu? Xem ngay bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sau khi bị chó cắn sẽ tùy theo thể trạng mỗi ngày mà thể hiện rõ từ 1 đến 4 ngày, có trường hợp đến 1 tháng nhưng rất hiếm, không nhiều. Thông thường nếu bị chó dại cắn thì sẽ phát dại trung bình từ 7 – 40 ngày, phổ biến nhất chỉ khoảng 10 ngày sau khi bị chó cắn. Vì thế bệnh nhân cần theo dõi trong 15 ngày đầu kể từ ngày bị chó cắn cùng các biểu hiện trên vết thương và cơ thể.

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:

- Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.

- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

- Không theo dõi được con vật.

- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:

- Vết cắn nhẹ, xa não.

- Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

- Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Theo tiến sĩ Xuyến, nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại

- Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn? Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

- Cách xử trí tại chỗ như thế nào? Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.

- Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không? Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.

- Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không? Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Thuốc Nam có chữa được bệnh dại? Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm văcxin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

Hi vọng rằng những thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "khi bị chó cắn phải theo dõi bao lâu?"

Bệnh dại ở mèo, chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Bệnh do virus dại gây ra do tiếp xúc thông qua vết cắn, liếm từ động vật chuyển sang người, gây nên những cái chết với những triệu chứng rất thảm khốc. Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị, cách phòng ngừa tốt là tiêm chủng và nắm rõ thông tin dấu hiệu, thời gian ủ bệnh dại ở mèo, chó...

Virus gây ra bệnh là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có thể tồn tại trong cơ thể vật bệnh từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh. Nếu được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng. Đặc biệt là ở thú nuôi hay đi lang thang ra ngoài và tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại được truyền trực tiếp từ chó mèo dại sang chó mèo khỏe thông qua nước bọt tại vết cắn.

Virus dại sẽ tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não khiến cho con vật trở nên hoảng loạn [điên dại] và chết. Bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh là thể điên cuồng và thể câm.

2. Tiến trình mắc bệnh dại của chó mèo

Sau khi bị nhiễm trùng, virus dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật vẫn khỏe mạnh và không có biểu hiện bệnh nào.

Trong vòng từ 1-3 tháng, virus sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não [Virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa và cả nước tiểu của thú nuôi].

Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ lúc này bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Vật nuôi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh có 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Mèo, chó ủ bệnh dại bao lâu?

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc vào loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh dại ở chó trung bình là 10 ngày.
  • Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm [bại liệt]. Trên thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ. Thời gian đầu chúng có thể biểu hiện điên cuồng, bị kích động, sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Thường mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó mèo? Một con vật bị bệnh dại có thể sống được bao lâu?

Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh - cho đến khi chết sẽ dao động từ 1 đến 7 ngày.

Mèo, chó ủ bệnh dại trong thời gian 7 ngày đến vài tháng

3. Cần làm gì khi chó mèo bị dại?

Đối với chó mèo hoang, đi lạc

Khi phát hiện chó hoặc mèo có dấu hiệu nhiễm bệnh, hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật ngay lập tức. Không nên tự mình cố bắt lấy chúng. Với cách này, chúng sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn.

Đối với chó mèo là vật nuôi trong gia đình

  • Khi vật nuôi nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng, bạn nên liên lạc sớm với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
  • Nếu chó, mèo nhà bạn bị động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại [mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với các động vật có khả năng lây nhiễm] và theo dõi vật nuôi bạn.
  • Ghi nhớ việc tiêm nhắc lại vắc-xin chủng ngừa bệnh dại cho chó mèo nhà bạn. Nếu trước đó chúng đã được tiêm chủng ngừa dại, sẽ cần tiêm nhắc lại mũi vắc-xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn. Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của vật nuôi chống lại virus. Sau đó nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên chó, mèo trong vòng 45 ngày. Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là vật nuôi nhà bạn sẽ được nhốt lại cẩn thận và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.
  • Trong trường hợp xấu nhất, hãy ý thức rằng biện pháp an tử có thể cần dùng đến. Nếu chó mèo không được tiêm phòng vắc-xin chống bệnh dại và đã lỡ bị các con vật nhiễm bệnh dại khác cắn phải, phương pháp an tử được khuyên dùng trong trường hợp này. Bệnh dại là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và khả năng cao là vật nuôi đó cũng sẽ bị dại.

Nếu người chủ từ chối việc sử dụng phương pháp an tử, vật nuôi đó sẽ cần được cách ly và tiếp tục theo dõi trong 6 tháng. Nếu chúng không chết vì bệnh dại trong khoảng thời gian này, chúng có thể được về nhà. Một tháng trước khi được thả, chúng sẽ cần được tiêm chủng ngừa dại.

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh dại

Đối với chó mèo, vật nuôi trong gia đình

  • Chủ nuôi cần đảm bảo vật nuôi luôn được tiêm vắc-xin ngừa dại mới nhất. Ở nhiều quốc gia, việc chủng ngừa bệnh dại được quy định theo luật pháp. Chủ nuôi có trách nhiệm lên lịch tiêm chủng đều đặn với bác sĩ thú y để duy trì hiệu lực của vắc-xin ngừa bệnh dại. Một số loại vắc-xin cần được tiêm hàng năm, hai năm một lần, hay ba năm một lần.
  • Giữ vật nuôi trong tầm kiểm soát. Một cách khác để bảo vệ chó, mèo nhà bạn tránh khỏi bệnh dại là cách ly chúng với động vật hoang dã. Nếu chó mèo nhà bạn có thói quen ra ngoài, bạn chỉ nên cho phép chúng ra ngoài dưới sự giám sát trong cự ly gần của bạn. Đừng để chúng đến gần bất kỳ loài vật lạ nào có khả năng tiềm ẩn nguy cơ.

Đối với con người

Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị động vật cắn. Hãy ý thức được rằng để ngăn ngừa bệnh dại, tiêm vắc-xin phòng dại là phương pháp tốt, hiệu quả nhất.

Để ngăn ngừa bệnh dại, tiêm vắc-xin phòng dại là phương pháp tốt, hiệu quả nhất

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng dại. Ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sau khi bị chó cắn nên theo dõi bao nhiêu ngày?

Theo dõi vật nuôi cắn người là cách giúp xác định nguy cơ bị dại của động vật. Nếu bị chó, mèo cắn, cào hoặc liếm cần theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày.

Tại sao bị chó dại cắn lại chết?

Chó dại khi cắn người có thể truyền virus dại thông qua nước bọt, đi vào vết thương, nhân lên tại chỗ và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh, gây viêm não, tổn thương thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.

Tiêm gì sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần tiêm phòng dại bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện sớm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh dại. Vì vậy, trong tình huống bạn bị chó cắn và đã trôi qua một tháng, tốt nhất là bạn nên đến một cơ sở tiêm chủng có vắc-xin phòng dại.

Tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn bao lâu?

Vết thương có thể rửa xối dưới vòi nước sạch 15 phút, rửa với chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, sữa tắm..., sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn I-ốt, Betadin. Nếu tiêm phòng trong vòng 6 giờ được gọi là tiêm phòng sớm, tiêm sau 6 giờ là tiêm phòng muộn.

Chủ Đề