Chia sẻ về việc em đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình

Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ dạy hát và đó sẽ là những câu hát mà tôi mãi ghi nhớ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái đưa tôi về một thời thơ ấu, nơi đó có niềm vui và hạnh phúc mà tôi gọi bằng cái tên thân thương “mái ấm gia đình”.

Tôi chắc rằng không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người sinh ra và lớn lên đều có một tổ ấm nhỏ, được chung sống dưới sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Và gia đình đã trở thành điểm tựa vững chắc, thiêng liêng của mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.

Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống của mọi thành viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách.

Có những người cha, người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng.

Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc. Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí.

Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã.

Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú, tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước. Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc.

Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn, li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha. Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bạn mình được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không.

Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng. Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mạng thiêng liêng đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cũng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng để cho chúng phải sống cuộc sống khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm.

Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc… hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.

Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng, xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đồng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….

Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách và trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm trẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện để trẻ được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng.

Mái ấm gia đình là sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận của những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi mà cha mẹ dành cho thì người con phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người bằng cả trái tim nhân ái để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc của tâm hồn.

Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

Gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ

Đề bài: Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình

Mục lục bài viết:
1. Hướng dẫn viết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5

Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình


I. Hướng dẫn viết

* Hình thức:- Viết đoạn văn 4-5 câu.

- Mỗi câu diễn đạt một ý trọn vẹn và được ngăn cách bởi dấu chấm

* Nội dung:- Giới thiệu về người thân mà em muốn bày tỏ tình cảm. Người em yêu quý là ai? [Bố, mẹ, ông, bà...]- Người thân ấy đã làm những gì cho em? [Quan tâm, chăm sóc, yêu thương,,,]- Em có suy nghĩ, cảm nhận gì khi đón nhận sự quan tâm, yêu thương của những người thân.

- Tình cảm của em với người thân ấy như thế nào? [Yêu quý, kính trọng,...]

 
II. Bài văn mẫu Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình


1. Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, mẫu 1 [Chuẩn]

Trong gia đình, mẹ là người em yêu quý nhất. Mẹ không chỉ ân cần chăm sóc cho chị em em từng bữa cơm, giấc ngủ mà mẹ còn luôn yêu thương, che chở cho chúng em. Vì bố thường xuyên công tác xa nhà nên mẹ vừa là mẹ, vừa là bố. Mẹ cũng là người bạn mà em có thể chia sẻ mọi chuyện buồn vui trong học tập và cuộc sống.


2. Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, mẫu 2 [Chuẩn]

Bố mẹ em đều là bác sĩ nên thường xuyên vắng nhà. Mỗi khi bố mẹ phải trực ở bệnh viện, người chăm sóc em chính là bà nội. Năm nay bà đã bảy mươi lăm tuổi nhưng bà vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹn. Hàng ngày bà sẽ nấu cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu, chuối ốc nấu đậu,...Bà không chỉ thay bố mẹ yêu thương, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của em mà bà còn dạy em học. Bà là giáo viên về hưu nên mỗi bài dạy của bà đều rất dễ hiểu. Vào những lúc rảnh rỗi bà sẽ kể cho em những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, thú vị. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Bà như người mẹ thứ hai của em.


3. Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, mẫu 3 [Chuẩn]

Bố em là một người công nhân, nơi làm việc của bố là công trường xây dựng. Tuy công việc vất vả lại thường xuyên phải làm tăng ca nhưng bố luôn dành thời gian mỗi sáng để đưa em đi học. Mỗi khi tan ca, bố lại tranh thủ đến trường đón em về nhà. Vào những ngày cuối tuần, bố sẽ đưa hai anh em em đến những khu vui chơi, vườn bách thú. Em cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc vì được làm con của bố.


4. Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, mẫu 4 [Chuẩn]

Anh trai em tên là Minh Khang, anh không chỉ là một học sinh xuất sắc được thầy cô, bạn bè quý mến mà anh còn là một người anh tốt bụng nhất trên đời này. Anh Minh Khang chỉ hơn em 2 tuổi nhưng lúc nào anh cũng nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc cho em. Mỗi khi có đồ chơi mới hay những món ăn ngon, anh đều nhường nó cho em. Anh Minh Khang không chỉ nhường nhịn mà còn hay dạy em học bài. Em rất yêu quý anh trai của mình.


5. Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, mẫu 5 [Chuẩn]

Dì Ngọc Hà làm y tá tại bệnh viện nhi của tỉnh. Mỗi khi em ốm, dì Ngọc Hà đều cùng mẹ chăm sóc ân cần cho em. Dì cũng thường xuyên mua tặng cho em những món quà xinh xắn và đón em qua nhà chơi. Khi mẹ có việc bận thì dì là người trông coi, chăm sóc cho em. Dì Ngọc Hà còn là một người y tá tận tâm, mỗi khi em đến nơi làm việc của dì đều thấy dì chăm sóc ân cần cho bệnh nhân. Các bạn nhỏ trong bệnh viện cũng rất yêu quý dì. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ dì Ngọc Hà, sau này lớn lên em cũng muốn làm một người y tá giống dì.

------------------HẾT------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em những bài văn Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình hay nhất. Để rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm: Viết 4-5 câu về một chuyến tham quan của em, Viết 4-5 câu thuật lại việc trồng cây, Viết 4-5 câu về một bạn ở trường em, Viết 4 - 5 câu về một ngày đi học của em.

Những bài văn mẫu Viết 4-5 câu về tình cảm của em với một người thân trong gia đình dưới đây không chỉ giúp các em có thêm những gợi ý hay cho bài viết của mình mà qua đó còn giúp các em trau dồi vốn ngôn từ của bản thân.

Kể lại một câu chuyện sâu sắc về gia đình Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình cảm gia đình Viết một đoạn văn ngắn tả về anh, chị hay em của em Những câu nói hay về gia đình bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất Soạn bài Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình Cảm nhận về tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Video liên quan

Chủ Đề