Chi phí lưu trữ tế bào gốc ở Viện Huyết học

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc máu cuống rốn khác nhóm máu: Cơ hội cho bệnh nhân thiếu máu

Sáng 8-11, BV Truyền máu và Huyết học TPHCM đã tiến hành ghép tế bào gốc máu cuống rốn mà người cho và người nhận có nhóm máu khác nhau. Ca ghép cho bệnh nhân T.T.K. [nam, 7 tuổi, ngụ quận 9, TPHCM] bị bệnh thiếu hồng cầu [thiếu máu - Thalassemia] và tế bào gốc máu cuống rốn lấy từ người em mới 1 tuổi… Kỹ thuật này đang mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân bị thiếu máu hiện nay, nhất là trẻ em.

Từ 9 giờ sáng, không khí tại Khoa Ghép tế bào gốc BV Truyền máu và Huyết học chộn rộn hơn mọi ngày. Bên ngoài phòng ghép, một vài người nhà bệnh nhân T.T.K. nóng lòng quan sát qua cửa kính. Ngay cả ban lãnh đạo của Ngân hàng tế bào gốc MekoStem của Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar cũng có mặt để theo dõi diễn tiến ca ghép.

Dược sĩ Huỳnh Thị Lan, Tổng Giám đốc Mekophar không khỏi hồi hộp: “Tế bào gốc ghép cho cháu K. là sản phẩm đầu tiên của công ty đem ra sử dụng. Quy trình xử lý, lưu trữ tế bào máu cuống rốn từ một năm nay hoàn toàn đảm bảo để tiến hành cấy ghép”.

Mẹ cháu K. cho biết đã phát hiện bệnh con mình từ lúc cháu lên 2 tuổi. “Lúc cháu mới sinh ra khỏe mạnh bình thường, nhưng càng lớn nước da càng xanh xao, bụng trướng và thường xuyên ngất xỉu. Đem cháu đi khám tại bệnh viện mới phát hiện bị bệnh thiếu máu”.

Vậy là từ lúc lên 2, cứ mỗi 6 tuần K. lại vào bệnh viện một lần để truyền máu, rồi số lần tăng dần lên mỗi năm, còn 4 tuần 1 lần, rồi 2 tuần 1 lần và từ đầu năm đến nay em phải vô máu mỗi tuần/lần. “Thấy sức khỏe cháu ngày càng kiệt dần, gia đình tôi buồn khôn xiết. Liên hệ để chữa bệnh cho cháu thì bác sĩ bảo không chữa được, phải có tế bào gốc”, mẹ cháu K. kể. 

– Điều kiện gửi máu cuống rốn: Sản phụ không bị viêm gan siêu vi, HIV, mắc các bệnh lây lan qua đường máu. Mẫu máu cuống rốn được lấy trên dây rốn liền với bánh nhau ngay sau khi bé sinh ra với đòi hỏi phải đủ thể tích từ 80ml trở lên. Sau khi xử lý mẫu máu cô đặc lại khoảng 24ml chứa tế bào gốc tạo máu và đông lạnh trong nitơ lỏng âm 196°C.

– Các đơn vị tư vấn, thu thập máu cuống rốn: BV phụ sản Từ Dũ, BV phụ sản Hùng Vương, BV An Sinh, BV Truyền máu và Huyết học TPHCM…

– Các cơ sở ứng dụng tế bào gốc điều trị: BV Truyền máu và Huyết học TPHCM, BV An Sinh, BV Tai Mũi Họng TPHCM, BV Y học cổ truyền Trung ương, Viện Bỏng quốc gia.

Tìm đến Khoa Huyết học Trường Đại học Y Dược TPHCM, mẹ K. được hướng dẫn đẻ thêm một đứa con, rồi lấy máu cuống rốn của đứa em để ghép vào cho người anh. Để cứu con, người mẹ ngoài 35 tuổi đã cố sinh thêm đứa nữa và gửi máu cuống rốn cho Ngân hàng tế bào gốc MekoStem xử lý, lưu trữ.

Ca ghép bắt đầu lúc 10 giờ sau khi tế bào gốc được chuyển từ Ngân hàng MekoStem đến. Ê kíp bác sĩ thuần thục trong từng thao tác kỹ thuật đưa tế bào máu đi qua tĩnh mạch chủ. Ngay khi truyền tế bào gốc vào một lúc, bệnh nhân có phản ứng thải ghép nhưng được kịp thời xử trí. Sau 30 phút, ca ghép kết thúc, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và xem tivi, trò chuyện...

Trực tiếp thực hiện ca ghép tế bào gốc này, TS Huỳnh Nghĩa, Trưởng khoa Nhi BV Truyền máu và Huyết học, nói đây là một ca bệnh lý phức tạp lần đầu tiên được thực hiện trên bệnh nhân thuộc nhóm máu O, còn tế bào gốc người cho có máu nhóm B. Tuy nhiên, các chỉ số sinh học qua xét nghiệm cho thấy giữa 2 anh em có sự tương thích nên phù hợp cho việc cấy ghép. “Trước đây cũng từng ghép tế bào gốc khác nhóm máu nhưng sản phẩm không phải máu cuống rốn mà từ tế bào gốc máu ngoại vi”, TS Nghĩa nói.

Theo TS Nghĩa, bệnh lý thiếu máu được ghép tế bào gốc máu cuống rốn rất khó do phản ứng thải ghép, nhiễm trùng. Thống kê của BV Truyền máu và Huyết học TPHCM cho thấy từ năm 2005 đến nay mới ghép được cho 5 trường hợp bị bệnh lý thiếu máu và 1/4 trong số hàng ngàn người đến khám mỗi năm tại đây mắc bệnh lý thiếu máu, chủ yếu là trẻ em. Trong đó, 80% có nhu cầu ghép tế bào gốc, nếu không, tuổi thọ của bệnh nhân không kéo dài quá 25 tuổi.

Lấy máu cuống rốn để biệt hóa thành tế bào gốc. Ảnh: Q.Chi

  • “Thần dược” chữa bệnh ác tính

Nếu như lâu nay, cuống rốn trẻ sơ sinh thường bị bỏ đi sau sinh thì nay, các chuyên gia y tế khuyến khích lưu giữ lại.

TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc BV Truyền máu và Huyết học TPHCM, cho rằng tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào máu, tế bào mỡ, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào tụy, tế bào gan... có khả năng chữa trị cho nhiều bệnh tật. Trong tương lai gần, loại tế bào gốc này có thể được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về não, thần kinh, tim mạch, tiểu đường, gan...

Điều đáng nói, theo TS Bỉnh, không chỉ lưu trữ máu cuống rốn cho đứa trẻ là chủ nhân của dây rốn nhằm bảo đảm trong tương lai nếu bé không may bị bệnh cần dùng đến để chữa trị, mà còn cho cả người thân của trẻ. Hiện nay ngân hàng máu cuống rốn của BV Truyền máu và Huyết học TPHCM đã triển khai dịch vụ tiếp nhận xử lý, biệt hóa và lưu trữ máu cuống rốn. Những trường hợp sản phụ sinh em bé bị bệnh di truyền bẩm sinh về máu hoặc bệnh ác tính huyết học, bệnh viện sẽ tiếp nhận máu cuống rốn của bé kế tiếp để lưu giữ và biệt hóa tế bào gốc nhằm chữa trị cho bé sinh trước.

Được chính thức triển khai vào năm 2004, đến nay ngân hàng máu cuống rốn BV Truyền máu và Huyết học TPHCM đã chọn lọc, xử lý và lưu trữ được trên 2.000 mẫu máu cuống rốn từ nguồn gửi có danh tính và hiến tặng vô danh, đã tiến hành cấy ghép lâm sàng thành công cho 9 trường hợp bị bệnh thiếu máu, ung thư máu, bạch cầu cấp...

Tương tự, từ năm 2008, Ngân hàng tế bào gốc dây cuống rốn MekoStem của Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar cũng đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Ngân hàng này tiếp nhận màng lót, máu dây cuống rốn của trẻ sơ sinh nhằm bảo quản, phục vụ chữa trị bệnh về sau.

Ngân hàng này được xây dựng đạt tiêu chuẩn GMP, lưu trữ khoảng từ 3.000 - 5.000 tế bào mẫu và thời gian lưu trữ khoảng 20 năm cho mẫu sản phẩm. Nguồn tế bào gốc được lấy chủ yếu từ dây cuống rốn trẻ sơ sinh, sau đó biệt hóa thành tế bào gốc. Theo dược sĩ Đặng Thị Kim Lan, Giám đốc MekoStem, đến nay ngân hàng đã tiếp nhận biệt hóa và lưu trữ được 300 mẫu gửi, 200 mẫu hiến tặng.

Theo các chuyên gia y tế, nguồn tế bào gốc thực ra là những bộ phận trên cơ thể như cuống rốn, da, giác mạc... nay được sử dụng lại một phần để đưa vào điều trị bệnh. Tuy nhiên, được dùng thành công nhất trên thế giới là tế bào gốc tạo máu được lấy từ máu cuống rốn để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu.

Với các thiết bị hiện đại, tế bào gốc máu cuống rốn được lưu giữ kéo dài trong 20 năm, không chỉ có khả năng chữa trị cho chính bản thân người có tế bào gốc ấy mà còn có thể sử dụng chữa trị cho những người có cùng chỉ số phù hợp. 

TƯỜNG LÂM

nguồn : SGGP Online

Bài viết khác

Phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có đắt không là câu hỏi của nhiều người đang có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc. Có thể thấy, tế bào gốc có khả năng điều trị bệnh “thần kỳ” cho cả bé, gia đình và cả cộng đồng. Quy trình lấy mẫu và thiết bị lưu trữ tế bào gốc cũng đòi hỏi chuyên môn và sự hiện đại cao. Do đó ước chừng chi phí lưu trữ sẽ là khá cao. Vậy cụ thể phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là bao nhiêu? Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có cao không? Hãy cùng Medplus tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới ngay nhé.

1. Tìm hiểu về tế bào gốc

Tìm hiểu về tế bào gốc cuống rốn

1.1. Khái niệm tế bào gốc cuống rốn

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn. Chính những đặc điểm này mà tế bào gốc đang được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh di truyền, bệnh do cơ quan tạo máu, bệnh miễn dịch.

Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Ngay sau khi sinh bé, các bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và thu thập máu cuống rốn dựa vào áp lực dòng chảy. Trong túi thu thập đã có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông.

Máu cuống rốn sau khi thu thập sẽ được chuyển đến ngân hàng tế bào gốc. Trải qua quy trình kiểm tra, phân tích, tách lọc tế bào gốc rồi mới đến bước cuối cùng là lưu trữ.

1.2. Quá trình lấy và lưu trữ máu cuống rốn có nguy hiểm không

Quá trình lấy và lưu trữ máu cuống rốn hoàn toàn không nguy hiểm. Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh. Do đó quá trình lấy máu cuống rốn không gây bất cứ đau đớn hay tổn hại nào đến mẹ và bé.

Sau khi lấy mẫu, máu cuống rốn sẽ được xử lý 48h tại bệnh viện rồi chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn. Nhân viên phụ trách tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.

2. Chi phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc bao nhiêu

2.1. Mức phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc

Chi phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc

Hiện nay có rất nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào góc với những mức phí và quyền lợi khác nhau. Giá lưu trữ tế bào gốc máu rốn sẽ tùy thuộc vào ngân hàng hay bệnh viện lưu trữ, gói lưu trữ, số năm lưu trữ, các phần lưu trữ kèm theo… Thông thường, chi phí lưu trữ sẽ theo từng năm. Nếu bạn đăng ký theo gói 5 năm, 7 năm, 10 năm [tùy cơ sở] thì sẽ nhận được một phần chiết khấu hỗ trợ tài chính cho bạn.

Chi phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn có thể thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào diễn biến của các chỉ số giá cả sinh hoạt cũng như giá của các loại vật tư thiết bị tiêu hao.

Nhìn chung, chi phí lưu trữ tế bào gốc sẽ dao động từ 20.000.000 – 50.000.0000 cho năm đầu tiên. Những năm tiếp theo chi phí lưu trữ sẽ từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng mỗi năm cho đến khi kết thúc hợp đồng.

2.2. Tham khảo chi phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc hiện nay

Bảng giá lưu trữ tế bào gốc của một số ngân hàng/bệnh viện uy tín hiện nay:

2.2.1. Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV Nhi trung ương

  • Sàng lọc, thu thập, xử lý và lưu trữ mẫu MCR cho năm đầu tiên tại ngân hàng TBG-MCR, Bệnh viện Nhi TW chỉ từ 21,400,000 đồng.
  • Các năm tiếp theo bạn chỉ phải đóng phí lưu trữ là 2,550,000 đồng/năm cho đến khi kết thúc hợp đồng lưu trữ. [chú ý: chi phí trên có thể điều chỉnh thay đổi theo từng thời điểm khác nhau].

2.2.2. Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng

  • Phí thu thập, xử lý và lưu trữ trong 1 năm đầu: 25.700.000 đồng.
  • Phí lưu trữ từ năm thứ 2 đến năm 18 tuổi: 5 năm liên tục [11.500.000 đồng], 10 năm liên tục [22.000.000 đồng], 17 năm liên tục [33.500.000 đồng].

2.2.3. Phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu huyết học

  • Chi phí dành cho việc tư vấn + thu thập + vận chuyển mẫu sau thu thập: khoảng 3,3 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc xử lý và lưu trữ trong năm đầu tiên: khoảng 21 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc bảo quản từ năm thứ 2 trở đi: 2,6 triệu VNĐ/năm.
  • Chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng tình huống cụ thể [loại kit xử lý gia đình lựa chọn, sinh đôi, nơi thu thập tại địa bàn xa trung tâm Hà Nội, hay quy định về chi phí dịch vụ y tế của Nhà nước qua các năm…].

2.2.4. Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV Phụ sản Trung ương

Năm đầu tiên:

  • 1 thai: 25.000.000 VND
  • Song thai: Thai 1: 25.000.000 VND, thai 2: 17.500.000 VND

Phí lưu trữ sau năm đầu tiên [ÁP DỤNG CHO 1 MẪU]

  • 1 năm: 2.500.000 VND
  • 5 năm: 12.500.000 VND giảm còn 11.750.000 VND
  • 10 năm: 25.000.000 VND giảm còn 23.175.000 VND
  • 17 năm: 42.500.000 VND giảm còn 37.485.000 VND

2.2.5. Phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại Medeze

  • Gói 4,700 USD: Tế bào gốc máu cuống rốn [HSCs]
  • Gói 8,100 USD: Tế bào gốc máu cuống rốn [HSCs] + Tế bào gốc trung mô cuống rốn [MSCs]
  • Gói 11,500 USD: Tế bào gốc máu cuống rốn [HSCs] + Tế bào gốc trung mô cuống rốn [MSCs] + Tế bào gốc biểu mô cuống rốn [EPSCs]

3. Lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là một điều rất cần thiết. Những lý do bạn nên đầu tư lưu trữ tế bào gốc máu rốn có thể kể đến là:

1. Điều trị bệnh cho bé, gia đình và cộng đồng

Tế bào gốc cuống rốn được chứng minh khả năng “thần kỳ” trong điều trị bệnh. Điểm đặc biệt ở đây, tế bào gốc cuống rốn ngoài chữa trị bệnh cho chủ nhân tế bào đó, còn có thể chữa cho cả người thân cả những người không cùng huyết thống. Điều kiện duy nhất là có chỉ số sinh học phù hợp. 

2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa

Tế bào gốc có thể chữa lành các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như:

  • Bệnh rối loạn chuyển hóa acid béo do gen;
  • Bệnh Gaucher’s [thiếu hụt men glucocerebrosidase do di truyền];
  • Hội chứng Hurler [rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid];
  • Bệnh Krabbe [loạn dưỡng chất trắng];
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lysosom di truyền;
  • Bệnh “xương giòn”;
  • Bệnh Wolman [rối loạn di truyền gây thiếu hụt men LIPA];
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich.

3. Điều trị các bệnh máu không ác tính

  • Thiếu máu bất sản;
  • Hội chứng Chediak-Higashi;
  • Hội chứng Diamond-Blackfan;
  • Thiếu máu Fanconi’s;
  • Hội chứng suy tủy di truyền;
  • Bệnh suy giảm kết dính bạch cầu;
  • Thiếu máu hồng cầu liềm;
  • Bệnh huyết tán di truyền bẩm sinh thể nặng.

4. Điều trị các bệnh ung thư máu

Tế bào gốc cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh liên quan tới máu như:

  • Bệnh bạch cầu tủy cấp tính;
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính;
  • Bệnh bạch cầu tủy mãn tính;
  • U mô bào;
  • Các loại ung thư bạch cầu khác;
  • Hội chứng loạn sản tủy;
  • Đa u tủy;
  • Ung thư tương bào.

5. Tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh

Lưu trữ tế bào gốc máu rốn giúp tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis,…

6. Các bệnh suy giảm miễn dịch

  • Bệnh u hạt mãn tính;
  • Những bệnh suy giảm miễn dịch thông thường;
  • Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch [SCID].

7. Tế bào gốc cuống rốn điều trị khối u

  • U lympho Hodgkin;
  • U lympho Non-Hodgkin;
  • Bệnh mô bào Langerhans;
  • U nguyên bào thần kinh;
  • U nguyên bào võng mạc.

8. Điều trị bệnh lý khác ngoài huyết học

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ [cơ vân, cơ tim], tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là:

  • Tổn thương não;
  • Tiểu đường típ 1;
  • Tim mạch;
  • Tổn thương tủy sống.

9. Mang oxy đến toàn bộ các tế bào

Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.

10. Nghiên cứu điều trị bệnh ung thư khác

Ngoài những kết quả trên thì tế bào gốc cuống rốn đang được nghiên cứu để điều trị những bệnh ung thư khác như:

  • Ung thư buồng trứng ở phụ nữ;
  • Ung thư tinh hoàn;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư nguyên bào thần kinh;
  • Carcinoma ở thận;
  • Ung thư tế bào nhỏ ở phổi…

4. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt?

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt, uy tín và an toàn

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là điều hết sức cần thiết. Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có dịch vụ lưu trữ tế bào gốc uy tín cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, nếu có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc bạn có thể tham khảo những cơ sở sau:

1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.

4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.

5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.

6. Bệnh viện truyền máu huyết học.

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

9. Bệnh viện Từ Dũ.

10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.

Xem thêm:  Địa điểm cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc TỐT NHẤT năm

5. Tổng kết

Bài viết đã giải đáp cho bạn chi phí dịch vụ lưu trữ tế bào gốc là bao nhiêu rồi. Nhìn chung, chi phí này khá cao, nhưng nếu xét về mức độ cần thiết và những lợi ích mang lại thì rất hợp lý. Nếu có điều kiện thì bạn vẫn nên đầu tư lưu trữ tế bào gốc để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân hiệu quả.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Nguồn thông tin tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề