Chất dùng để đẳng trương hóa thuốc tiêm năm 2024

Khi trộn tế bào máu với dung dịch natri clorid 0,9% sau một thời gian quan sát các thế bào máu dưới kính hiển vi thấy các tế bào máu vẫn giữ nguyên kích thước và hình dạng ban đầu của nó. Người ta nói dung dịch natri clorid 0,9% đẳng trương với máu

Khi trộn tế bào máu với dung dịch natri clorid 2% sau một thời gian quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi thấy các tế bào máu bị co đét lại đủ nước trong lòng tế bào đã khuếch tán qua màng thế bào để pha loãng dung dịch muối bao quanh tế bào, nhằm lập lại cân bằng về áp suất thẩm thấu 2 bên màng. Dung dịch natri clorid 2% la dung dịch ưu trương với máu

Nếu tế bào máu được phân tán trong dung dịch natri clorid 0,2 % hay trong nước cất người ta thấy tế bào máu bị phồng lên thậm chí bị vỡ ra do sự chênh lêch áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào máu nên nước đã khuếch tán từ dung dịch vào trong lòng tế bào máu. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phá máu và những dung dịch như vậy được gọi là các dung dịch nhược trương với máu. Như vậy một dung dịch đẳng trương với máu là dung dịch không làm biến đổi hình dạng thể tích của tế bào máu và có áp suất thẩm thấu và độ hạ băng điểm giống như của máu. Các dung dịch đẳng trương khi tiếp xúc với tế bào máu của các mô trong cơ thể không làm thay đổi hình dạng tế bào và không gây đau đớn hay khó chịu.

2, Đẳng trương và đẳng thẩm áp

Màng tế bào máu không phải là một màng bán thấm tuyệt đối. Vì vậy không chỉ có các phân tử nước mà cả các phân tử của một số chất tan như ure, amoni clorid… cũng có thể khuếch tán qua màng. Xét trường hợp dung dịch acid boric 2% là một dung dịch đẳng thẩm áp có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu của huyết tương và có độ hạ băng điểm của huyết tương nhưng khi trộn với máu thì thấy tế bào máu bị vỡ rất nhiều. Sở dĩ tế bào máu bị vỡ là do các phân tử acid boric đã khuếch tán qua màng vào trong lòng tế bào máu giống như khi trộn tế bào máu với nước nên đã gây phá máu rất mạnh. Như vậy một dung dịch đẳng thẩm áp xác định bằng phương pháo vật lý chưa đủ để kết luận dung dịch đó có đẳng trương với máu hay không mà phải tiến hành nghiệm pháp hematocrit. Tóm lại một dung dịch thực sự đẳng trương với máu khi dung dịch đó có áp suất thẩm thấu là 7,4 và độ hạ băng điểm là -0.52 và không làm thay đổi thể tích của hồng cầu trong nghiệm pháp hematocrit.

3, ý nghĩa

khi tiêm một thuốc không đẳng trương do hiện tượng thẩm thấu tế bào mô tại nơi tiêm sẽ bị tổn thương gây đau thậm chí gây hoại tử tổ chức tại nơi tiêm gây phá máu và có thể gây rối loạn điện giải. vì vậy khi xây dựng công thức phải tính được lượng chất tan sẽ thêm vào để đẳng trương hóa dung dịch thuốc tiêm. tuy nhiên vẫn có một số thuốc tiêm không đẳng trương khi đó cần phải lưu ý đường tiêm thuốc.

Sự chuyển dịch nước do thẩm thấu làm giảm thể tích nội bào, dẫn đến mất nước các cơ quan nội tạng, đặc biệt là não, có thể dẫn đến huyết khối và xuất huyết.

Các tác dụng phụ chung của việc dư thừa natri clorua trong cơ thể bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, khát nước, giảm tiết nước bọt và da, đổ mồ hôi, sốt, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, suy thận, phù ngoại vi và phổi, ngừng hô hấp, nhức đầu, chóng mặt, bồn chồn, khó chịu, suy nhược, co giật và cứng cơ, co giật, hôn mê và tử vong.

Cách xử lý khi quá liều

Ngưng sử dụng sodium chloride.

Trong trường hợp mới dùng sodium chloride, gây nôn hoặc rửa dạ dày kèm theo điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 - 12 mmol/lít hàng ngày: Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch sodium chloride nhược trương và đẳng trương (nhược trương đối với người bệnh ưu trương); khi thận bị thương tổn nặng, nếu cần thiết, có thể thẩm phân.

``` CHƯƠNG 6. THUỐC TIÊM TRUYỀN
              MỤC TIÊU HỌC TẬP:
  1. Trình bày được định nghĩa, phân loại và các đặc tính của thuốc tiêm truyền.
  2. Phân tích được một số công thức thuốc tiêm truyền.
                  NỘI DUNG
  3. Định nghĩa Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước vô khuẩn, không có chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn, không chứa chất sát khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.
  4. Đặc tính của thuốc tiêm truyền Thuốc tiêm truyền là 1 dạng thuốc tiêm nên trước hết chế phẩm phải đạt các chỉ tiêu chất lượng chung của thuốc tiêm. Nhưng thuốc tiêm truyền được dùng với liều lượng lớn (hàng trăm ml cho một lần truyền) nên thuốc tiêm truyền có 1 số đặc tính khác với thuốc tiêm nói chung.
    • Thuốc tiêm truyền không chứa dược chất có hoạt lực mạnh.
    • Thuốc tiêm truyền là thuốc nước với dung môi là nước cất để pha thuốc tiêm,
                    trong đó dược chất được hoà tan hoàn toàn thành dung dịch thật, dung dịch keo hoặc
                    phân tán trong nước tạo nhũ tương D/N.
    • Thuốc tiêm truyền thường là các dịch đẳng trương với máu và dịch cơ thể. Nếu là dung dịch ưu trương phải tiêm truyền với tốc độ cực chậm.
    • Thuốc tiêm truyền không được có nội độc tố vi khuẩn và không được có chất gây sốt. Để đảm bảo yêu cầu chất lượng này thuốc phải được tiệt khuẩn bằng nhiệt trong nồi hấp ngay sau khi pha chế.
    • Các dung dịch thuốc tiêm truyền không được chứa các tiểu phân phát hiện được bằng mắt thường và chỉ cho phép có 1 số lượng nhất định các tiểu phân không nhìn thấy (Dược điển từng nước có qui định riêng), được xác định bằng máy đếm tiểu phân tự động hoặc lọc và đếm bằng kính hiển vi.
  5. Áp dụng lâm sàng Thuốc tiêm truyền được dùng trong điều trị với nhiều mục đích khác nhau:
    • Cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể bị mất nước và mất chất điện
                    giải.
    • Cung cấp các nhu cầu về dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được. Trong những trường hợp này có thể truyền các dung dịch đường glucose, fructose, các dung dịch acid amin, nhũ tương dầu béo kiểu D/N kết hợp với các vitamin, các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng
    • Trung hoà và thiết lập lại cân bằng acid - kiềm của khi bị nhiễm acid hay nhiễm kiềm lo rối loạn chuyển hoá hay rối loạn chức năng.
    • Lợi niệu khi cơ thể ở trạng thái giữ nước.
    • Chống đông và bảo quản máu dùng trong lưu giữ máu tươi. 92 `