Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

Cùng điểm lại những câu nói thấm thía của nhà khoa học vĩ đại Galileo Galilei, người nổi tiếng với câu nói "Dù sao Trái Đất vẫn quay".

Galileo Galilei (1564-1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học.

Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus.

Galileo đã được gọi là: "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại".

Thiên tài vật lý Stephen Hawking từng nói: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại".

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

"Dù sao Trái đất vẫn quay" là một trong những câu nói nói nổi tiếng nhất của Galileo Galilei.

Dưới đây là 10 câu nói nổi tiếng của nhà khoa học vĩ đại Galileo Galilei.

1. "And yet it moves"

"Dù sao Trái đất vẫn quay".

2. "All truths are easy to understand once they are discovered; the point is to discover them".

"Mọi sự thật đều dễ hiểu một khi ta đã phát hiện ra; điều quan trọng là phải phát hiện ra nó đã".

3. "We cannot teach people anything; we can only help them discover it within themselves".

"Chúng ta không thể dạy người khác bất cứ thứ gì; chúng ta chỉ có thể hỗ trợ họ tự phát hiện ra điều đó".

4. "The Bible shows the way to go to heaven, not the way the heavens go".

“Kinh thánh hướng dẫn con người đi đến thiên đàng, chứ không phải để mô tả thiên đàng vận hành ra sao".

5. "I have never met a man so ignorant that I couldn't learn something from him".

"Tôi chưa từng gặp một người nào ngu dốt đến mức tôi không thể học được gì từ anh ta".

6. "Where the senses fail us, reason must step in".

"Khi không thể dùng trực giác thì phải dựa vào suy luận".

7. "The Milky Way is nothing else but a mass of innumerable stars planted together in clusters".

"Dải Ngân Hà chỉ là một khối vô số các vì sao đứng thành chùm với nhau".

8. "It is surely harmful to souls to make it a heresy to believe what is proved".

"Thuyết phục một người dị giáo tin vào điều đã được chứng minh quả thực là chuyện tổn hại với tâm hồn".

9. "I think that in the discussion of natural problems we ought to begin not with the Scriptures, but with experiments, and demonstrations".

"Tôi nghĩ rằng khi thảo luận về những vấn đề tự nhiên, chúng ta không thể bắt đầu bằng kinh thánh mà phải bằng thí nghiệm, và chứng cứ".

10. "Who would set a limit to the mind of man? Who would dare assert that we know all there is to be known?"

"Ai có thể đặt giới hạn cho trí tuệ của con người? Ai dám quả quyết rằng chúng ta đã biết mọi thứ trên đời?"

Cập nhật: 12/04/2018 Theo giadinhmoi

Giải SBT Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 11, 12 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.6 trang 12 SBT Lịch sử 7: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).

B.G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).

C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).

D. Pơ-tô-lô-mê (Hy Lạp).

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

G. Ga-li-lê (I-ta-li-a) là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1.1 trang 11 SBT Lịch sử 7: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản...

Câu 1.2 trang 11 SBT Lịch sử 7: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do...

Câu 1.3 trang 11 SBT Lịch sử 7: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là...

Câu 1.4 trang 11 SBT Lịch sử 7: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là...

Câu 1.5 trang 11 SBT Lịch sử 7: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng...

Câu 1.6 trang 12 SBT Lịch sử 7: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào...

Câu 1.7 trang 12 SBT Lịch sử 7: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo...

Câu 1.8 trang 12 SBT Lịch sử 7: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ...

Bài tập 3 trang 13 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai...

Bài tập 1 trang 13, 14 SBT Lịch sử 7: Hãy hoàn thành sơ đồ về phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo...

Bài tập 2 trang 14 SBT Lịch sử 7: Từ kết quả bài tập 1, em hãy tìm ra điểm giống nhau giữa phong trào Văn hoá Phục hưng...

Bài tập 3 trang 14 SBT Lịch sử 7: Ph. Ăng-ghen đã nhận xét về thời đại Phục hưng như sau: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ...

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Ấn Độ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 7: Vương quốc Lào

Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

Thiên văn học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại từ nhu cầu của cuộc sống hằng ngày trong các nền văn minh cổ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, con người dần nhận thức đúng đắn hơn về bản chất vũ trụ, về những quy luật của tự nhiên, dần củng cố và hoàn thiện hơn những học thuyết về thiên văn của các thế hệ trước.

Tuy nhiên, từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Quan niệm này được nhắc đến trong thuyết địa tâm, có thể tìm thấy dấu vết về mô hình vũ trụ này trong triết học tiền Sokrates. Học thuyết này được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có Aristotle (384-322 TCN), ông được xem là một trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

Bức tranh nghệ thuật về hệ địa tâm

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

Aristotle (384-322 TCN)

Mãi cho đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. (Trước đó mô hình nhật tâm đã được đề xuất bởi một số nhà thiên văn Hy Lạp, tuy nhiên nó đã bị lãng quên bởi hằng ngày con người chứng kiến chuyển động nhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình này). Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei, sự kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại như ngày nay.

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

Nicolaus Copernicus (1473-1543)

Galileo Galilei (1564-1642) sinh ra ở thành Pisa, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia. Ông là người có những đóng góp rất lớn trong thiên văn học và vật lí học. Ông có những câu nói rất nổi tiếng như: “Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”, “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh, anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”. Albert Einstein đã gọi ông là “Cha đẻ của khoa học hiện đại”. Những thành tựu quan trọng của ông bao gồm cải tiến kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernicus.

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào

Galileo Galilei (1564-1642)

Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”

Hơn 300 năm sau, Giáo hoàng La Mã đã công nhận rằng Galileo Galilei đã đúng. Nhà thờ cũng đã giải tội cho ông.

Galileo Galilei là một nhà thiên văn vĩ đại, ông đã can đảm dám đứng lên nói sự thật, chống lại những quan niệm sai lệch lúc bấy giờ. Câu nói của ông mãi là chân lý, luôn hùng hồn trong trái tim của mỗi chúng ta khi nhắc về nó.

Sự thật luôn chỉ có một, khoa học là khoa học và chân lý vẫn mãi là chân lý!

Nguyễn Văn Thiên Triết – DAC

Câu nói Dù sao trái đất vẫn quay của nhà khoa học nào