Câu hỏi tâm lý là gì

Câu hỏi ôn thi Tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.55 KB, 34 trang )

TÂM LÝ HỌC
Câu 1: Chứng minh bản chất xã hội của tâm lý người. Liên hệ thực tiễn
và cho ví dụ cụ thể.
Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử
Vì:
*Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó
nguồn gốc xã hội là quyết định tâm lí con người, thể hiện qua: các mối quan
hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người-con người,
từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,Các
mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người (như Mark nói: bản
chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con
người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con
người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.
Ví dụ: Rochom Pngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18
năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển
như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ,
những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người. Từ
đó có thể thấy tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự
tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có
hoạt động và giao tiếp.
*Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan
hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chủ thể
của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.
Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lí người bình thường.
*Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn
hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò


chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết
định.


Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng, nhưng
sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều
người thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về
mọi việc xung quanh.
* Tâm lí hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của
lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu
sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là
sự copy một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lí
cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho
xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.
Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới
nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn
đề đó là bình thường.
Tóm lại, tâm lí người là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con
người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người trong
những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử
và tính chủ thể.
Câu 2: Tại sao nói tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Lấy ví
dụ thực tiễn minh họa và rút ra kết luận sư phạm thực tiễn.
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.Trong đó giao tiếp là
hoạt động quan trọng nhất.
-Trong hoạt động, nhờ hoạt động và hành động, con người chuyển
nhượng sản phẩm tâm lý của mình vào sản phẩm tinh thần.Tâm lý con người
được phản ánh vào các sản phẩm của hoạt động đó.


VD: Nhạc sĩ sáng tác bài hát.Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt
động sáng tác mà toàn bộ tâm lý tâm tư tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở
bài hát.Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả.
Như vậy trong quá trình hoạt động con người đã biến năng lực hoạt

động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý , tâm trạng ,tình cảm
của mình vào sản phẩm đó.
-Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người.Không có giao tiếp với
người khác con người cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.Nhu
cầu của con người trước hết là nhu cầu tiếp xúc với người khác.Khi tiếp xúc
với nhau mọi người thường truyền cho nhau thông tin , kinh nghiệm, kiến
thức làm cho tâm lý mỗi người trở nên phong phú đa dạng
VD:Một người khi có tâm lý rụt rè,ngại giao tiếp nhưng khi bị buộc
phải làm việc nhóm.Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc
quan.Sau thời gian làm việc và tiếp xúc, người mà trước kia từng rất ngại
giao tiếp thì giờ đã trở nên bạo dạn và nhanh nhẹn.
-Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý.Trên
thực tế ,nếu con người khi sinh ra nhưng không sống trong xã hội loài
người,không có sự giao tiếp giữa con người với con người thì sẽ không
mang tâm lý người.
VD:Một nhà nhân chủng học người Pháp đã gặp một cô bé lên 10 sống
tại rừng rậm ven sông Amazon (Brazin).Ông đã mang về Pari nuôi
dạy.Mười năm sau hình dáng và tâm lý cô gái đã thay đổi đến mức người ta
không thể phân biệt được cô với các cô gái khác ở Pari.
Kết luận sư phạm:
Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh
lịch sử, điều kiện sống,của con người.


Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá
nhân.
Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình
thành và phát triển tâm lí con người.
Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa

tuổi.
Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.
Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử
dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.
Câu 3: So sánh cảm giác và tri giác. Từ đó rút ra đặc điểm chung của
nhận thức cảm tính.
Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con
người( nhận thức, tình cảm, hành động ) nó là tiền đề của hai mặt kia và
đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con
người. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia nhận thức làm 2 loại: Nhận
thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cảm giác và tri giác là 2 phần khác nhau
của nhận thức cảm tính. Chúng chỉ phản ánh bề ngoài, không bản chất của
sự vật, hiện tượng.
Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác:
- Cảm giác và tri giác đều là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở
đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng đều phản ánh
những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật.
- Đều phản ánh hiện tượng khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác
động vào các giác quan của chúng ta.
Nhưng cảm giác và tri giác khác nhau ở những đặc điểm cơ bản sau:
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở của những cảm giác
nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của những cảm giác mà là
sự phản ánh cao hơn cảm giác.


- Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của
sự vật, hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật, hiện tượng trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan. Tính
trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy
định. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này nên khi có

kinh nghiệm thì chỉ cần tri giác một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng ta
cũng có thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện
tượng.
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định.
Cấu trúc này là sự khái quát từ mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của
đối tượng tri giác ở một khoảng thời gian nào đó.
- Tri giác là quá trình hành động tích cực được gắn liền với hoạt động
của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận
thức cụ thể.
Đặc điểm chung của nhận thức cảm tính là: phản ánh một cách trực
tiếp các đối tượng bên ngoài sự vật, hiện tượng (màu sắc, kích thước, khối
lượng, âm thanh, mùi, vị, bề mặt, nhiệt độ) và thông qua các giác quan vào
bộ óc của con người.
Câu 4: Nêu và phân tích khái niệm tư duy, tưởng tượng, nêu các cách
sáng tạo ra hình ảnh mới của tưởng tượng.
1.

Khái niệm tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chúng ta chưa biết đến.
- Tư duy là một quá trình tâm lý.
- Nội dung phản ánh: phản ánh những thuộc tính bản chất, mối quan hệ
có tính quy luật của sự vật hiện tượng.


- Phương thức phản ánh: gián tiếp.
- Sản phẩm phản ánh: những khái niệm, phán đoán, suy lí.
Ví dụ: Khi một người nhìn thấy lửa. Hình ảnh ngọn lửa được phản ánh

trong đầu anh ta. Nhưng không chỉ có vậy, trong đầu anh ta còn biết được
bản chất của lửa là rất nóng, vì vậy nếu động vào lửa sẽ nguy hiểm, nên anh
ta sẽ tránh xa nó. Người đó đã thực hiện một tư duy.
2. Khái niệm tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ảnh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biếu tượng đã có.
Ví dụ: tôi đưa cây cọ vẽ một đường lên trên giấy theo tôi thì đó là con
đường, cũng có thể là con rắn
- Loại hiện tượng tâm lý: Tưởng tượng là một quá trình tâm lý.
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là
trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu
khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới khi tính bất định của hoàn cảnh
quá lớn (không rõ ràng, minh bạch).
- Về nội dung phản ánh: cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân
hoặc xã
- Về phương thức phản ánh: tạo ra cái mới bằng các phương thức hành
động như chắp ghép, liên hợp(gián tiếp).
- Sản phẩm phản ánh:biểu tượng mới.
- Tưởng tượng có nguồn gốc xã hội.Tưởng tượng được hình thành trong
lao động.
Lao động buộc con người trước khi hoạt động phải hình dung ra trước kết
quả của hoạt động, phương thức để đạt kết quả.


-Sự phát triển của tưởng tượng diễn ra trong mối quan hệ với nhu cầu của
con người. Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tưởng tượng phát triển
một cách từ từ, nó gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của cá nhân và sự
phát triển của nhu cầu. Nhờ vào những nhu cầu có sẵn dẫn đến việc xuất
hiện nhu cầu mới và nó kích thích con người tích cực hơn, sáng tạo hơn

trong hoạt động.
- Tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.Nó sử dụng
những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính mang lại. Tưởng tượng
cũng có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ được sử dụng trong việc
xây dựng biểu tượng cũ và biểu tượng mới, nó làm cho biểu tượng của tưởng
tượng ngày càng phong phú, tạo thành đời sống tưởng tượng của con người.
3. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
a. Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hiện tượng.
- Thay đổi số lượng: Sự vật hiện tượng giữ nguyên đặc điểm, chỉ nhiều
lên hoặc ít đi về số lượng. Ví dụ: cây tre trăm đốt, Phật nghìn tay nghìn mắt,
rắn nhiều đầu
- Thay đổi kích thước: các bộ phận của sự vật hiện tượng được phóng to
lên hoặc thu nhỏ lại. Ví dụ: người khổng lồ, người tí hon, Thánh Gióng
b. Chắp ghép
Là phương pháp tạo hình ảnh mới bằng cách ghép các thành phần, thuộc
tính của nhiều sự vật khác nhau. Trong hình ảnh mới, các bộ phận vẫn giữ
nguyên, không bị thay đổi, chúng chỉ được ghép với nhau một cách giản
đơn, cơ học, máy móc. Ví dụ: Nhân sư ở Kim tự tháp (Ai Cập), con rồng
Châu Á (từ các con vật như rắn, sư tử và cá), nàng tiên
c. Liên hợp
Là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc kết hợp các bộ phận, thuộc tính
của nhiều sự vật với nhau. Phương pháp này giống với chắp ghép, nhưng nó


không phải là sự kết hợp đơn giản, máy móc những yếu tố khởi đầu. Khi
tham gia hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị cải tổ đi và mang một chức
năng mới trong một tương quan mới. Ví dụ: sự liên hợp giữa xích lô và động
cơ xe gắn máy thành xích lô máy; điện thoại di động
d. Nhấn mạnh
Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt, hoặc đưa lên

hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài sự vật
hiện tượng này với những sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: nhanh như cắt,
chậm như rùa Một biến dạng của cách này là sự cường điệu hóa, phóng
đại một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ: Phù thủy (nhấn mạnh nét dữ), cô
tiên (nhấn mạnh nét hiền), tả quan tham (bụng to)
e. Điển hình hóa
Là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất trên cơ sở tổng hợp sáng tạo
các thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình là cái đặc trưng cho hàng loạt
đối tượng.
Phương pháp này dùng nhiều trong văn học, nghệ thuật, điêu khắcVí
dụ, xây dựng nhân vật điển hình trong văn học.
f. Loại suy
Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước
những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật.Ví dụ: mô phỏng con cá
(vây cá: mái chèo, đuôi cá: bánh lái, vảy cá: ngói lợp nhà, bong bóng cá: tàu
ngầm, đôi bàn tay: cái lược, đôi đũa, cái lọ, cái kéo).
Câu 5: So sánh tình cảm và xúc cảm. Nêu vai trò của tình cảm trong đời
sống con người.
I - Tình cảm là gì?
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.


II So sánh tình cảm và xúc cảm:
1. Sự giống nhau:
Đều do hiện thực khách quan tác động vào tác nhân mà có, đều biểu
thị thái độ của con người đối với hiện thực.
VD: Khi ta đứng trước 1 khung cảnh thiên nhiên đẹp, nhờ vào những
giác quan mà ta cảm nhận được khung cảnh đẹp, thoáng mát, trong lành
gây cho ta cảm xúc thích ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành =>

Khung cảnh thiên nhiên là hiện thực khách quan tác động vào cá nhân.
Đều mang tính chất lịch sử xã hội.
VD: Trước đây, học sinh rất kính trọng, lễ phép, khép nép trước thầy cô.
Còn hiện nay, tình cảm dành cho thầy cô không được như trước, không
còn sự kính trọng, lễ phép, mà còn có khi ngang hàng với mình, có thái
độ vô lễ với thầy cô.
Đều mang đậm màu sắc cá nhân.
VD: Mỗi người có mỗi cảm xúc, tình cảm khác nhau, không ai giống ai.
2. Sự khác nhau giữa tình cảm và xúc cảm:
Tình cảm

Xúc cảm

Chỉ có ở con người.

Có ở con người và động vật.

Vd: cha mẹ nuôi con bằng tình yêu Vd: động vật nuôi con bằng bản
thương, lo lắng, che chở cho con năng đến 1 thời gian nhất định sẽ
suốt cuộc đời.
Là thuộc tính tâm lý.

tách con ra.
Là quá trình tâm lý

Vd: tình yêu quê hương, yêu Tổ Vd: sự tức giận, sự ngạc nhiên, sự
quốc, yêu gia đình,...
Xuất hiện sau

xấu hổ,

Xuất hiện trước.


Có tính chất ổn định và xác

Có tính chất tạm thời, đa

định, khó hình thành và khó

dạng, phụ thuộc vào tình

mất đi.

huống.

Vd: tình cảm giữa cha mẹ và con Vd: khi ta thấy 1 cô gái đẹp, ban
cái. Đâu phải mới sinh ra đứa con đầu ta cảm thấy thích nhưng sau 1
đã biết yêu cha mẹ, phải trải qua thời gian thì xúc cảm đó sẽ mất đi
thời gian dài được cha mẹ chăm hoặc chuyển thành xúc cảm khác.
sóc thì đứa con mới hình thành tình
cảm với cha mẹ, tình cảm này khó
mất đi.
Thường ở trạng thái tiềm
tàng.

Thường ở trạng thái hiện
thực.

Vd: cha mẹ yêu thương con cái Vd: buồn, vui,
nhưng không nói ra, mặc dù có lúc

đánh mắng lúc con hư, nhưng đối
với cha mẹ thì luôn tiềm tàng tình
yêu thương dành cho con.
Thực hiện chức năng xã hội:

Thực hiện chức năng sinh

hình thành mối quan hệ tình

học: giúp cho con người và

cảm giữa người vời người

động vật tồn tại được

Vd:, như cha mẹ với con cái, anh Vd: con chuột sợ con mèo, nó
em, bạn bè,

muốn tồn tại thì khi thấy con mèo
phải bỏ chạy.

Gắn liền với phản xạ có điều

Gắn liền với phản xạ không


kiện: có được tình cảm phải

đều kiện.


trải qua quá trình tiếp xúc, Vd: sinh ra thì con chuột đã có tính
hình thành tình cảm.

sợ con mèo, vì bản năng trong khi

Vd: Nếu một người mẹ mà không ở con chuột sinh ra đã như vậy.
bên cạnh, không chăm sóc con
mình thì tình cảm giữa hai mẹ con
sẽ không được sâu nặng hoặc có
thể không được hình thành.

Kết luận:
Qua đây ta có thể thấy được ý nghĩa và vai trò của tình cảm đối với
đời sống:
Với nhận thức: là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân
lý, ngược lại nhận thức là cơ sở, là cái lý cho tình cảm => lý và tình
là hai mặt của vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.
Với hoạt động: tình cảm nảy sinh và biểu tượng cho hoạt động, đồng
thời đó cũng là động lực thúc đẩy con người.
Với đời sống: có vai trò to lớn, vì không có tình cảm thì con người
không thể tồn tại và thiếu đi tình cảm thì hoạt động cuộc sống không
thể bình thường.
Với công tác giáo dục: vừa là điều kiện, vừa là nội dung, đồng thời
cũng là nội dung, mục đích của giáo duc.
Vd: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh,sinh viên phải đi từ xúc cảm
đồng loại: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,
yêu mái nhà, yêu từng con người trong gia đình, yêu làng xóm,...


Như nhà văn Êrenbua (Nga) đã từng nói: "Dòng suối chảy ra dòng

sông, dòng sông chảy ra Đại trường giang Vônga,, Đại trường giang
Vônga chảy ra biển cả. Lòng yêu nhà, yêu quê hương đất nước trở nên
lòng yêu Tổ quốc.
Cần kiên trì trong quá trình hình thành tình cảm.
Câu 6: Nêu và phân tích các quy luật cơ bản của đời sống tình cảm. Nêu
ứng dụng của chúng trong đời sống công việc.
Đời sống tình cảm vô cùng phong phú và đa dạng.
Khái niệm tình cảm: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm
của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và
động cơ của họ.
Có 6 quy luật tình cảm: quy luật thích ứng, quy luật lây lan, quy luật di
chuyển, quy luật tương phản, quy luật pha trộn và quy luật về sự hình thành
tình cảm.
1.Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều
lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó
là hiện tượng chai sạn tình cảm.
Biểu hiện: Gần thường xa thương
Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen.
Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa,gió sẽ dập tắt những tia
lửa nhỏ,nhưng lai đốt cháy,bùng nổ những tia lửa lớn
(Ngạn ngữ Nga)
Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời,làm cho ta và gia
đình đau khổ,vất vả,nhớ nhung nhưng năm tháng và thời gian cũng lui
dần vào dĩ vãng,ta cũng phải nguôi dần để sống.
Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng
Biết trân trọng những gì mình đang có .


Trong đời sống hằng ngày qui luật này được ứng dụng như phương pháp
lấy độc trị độc học sinh.

Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị
giáo viên gọi dậy trả lời câu hỏi,Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt.Nhưng
một thời gian sau,việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần
và nhờ sự khuyến khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả
lời những câu hỏi trước lớp.
2. Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây
sang người khác
Biểu hiện: Vui lây,buồn lây,đồng cảm
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa
Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học.An vô cùng sung sướng,vui
mừng.An thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình.Sự vui vẻ của An đã tạo
nên không khí thoải mái,vui mừng cho mọi người xung quanh.
Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người.Đây là cơ sở tạo ra các
phong trào,hoạt động mang tính tập thể.
Ví dụ: Ba lớp : Kinh tế-Tài chính-Đô thị cùng chung một lớp.Lúc đầu mỗi
thành viên của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một khoảng cách.Nhưng khi 3 lớp
trưởng đều là những người biết quan tâm,giúp đỡ,hòa đồng với tất cả các
thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho lớp không khí vui vẻ đoàn
kết.
3. Quy luật tương phản: Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình
cảm,sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc
giảm của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời.
Biểu hiện: Càng yêu nước càng căm thù giặc
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay


Mai sau anh gặp người đẹp
Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi.
Ví dụ: Khi chấm bài,sau một loạt bài kém,gặp một bài khá,giáo viên thấy hài

lòng .Bình thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này
giáo viên sẽ cho điểm 9.
Ứng dụng: Trong dạy học,giáo dục tư tưởng,tình cảm người ta sử dụng quy
luật này như một biện pháp ôn nghèo nhớ khổ,ôn cố tri ân và nghệ thuật
xây dựng nhân vật phản diện chính diện.
Cần có cái nhìn khách quan hơn
Trong nghệ thuật,quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn,đẩy
cao mâu thuẫn.
Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ
hoàng hậu độc ác .
4. Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ
người này sang người khác.
Biểu hiện: Giận cá chém thớt
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng
Ví dụ: Hương đang tập trung làm một bài tập rất khó,áp lực tâm lí đang đè
lên người cô.Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên
tục một câu hỏi.Hương cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh
không thực sự có lỗi.
Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm.
Tránh thiên vị trong đánh giá yêu tốt ghét xấu
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan,công bằng khi chấm
bài.
5. Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người,nhiều khi hai


tình cảm đối cực nhau,có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ
nhau,chúng pha trộn vào nhau.
Biểu hiện: Giận mà thương,thương mà giận
Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự

hào
Ví dụ: Thanh yêu Lợi,cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô,quan tâm chăm sóc
cô.Nhưng khi cô thấy Lợi có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan
tâm tới một người con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông.
Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết
quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.
Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh.
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan công bằng.Khi chấm
bài,không vì sự yêu mến học trò này mà cho điểm cao và không có cảm tình
với học trò kia nên cho điểm thấp.Phải nhìn vào kết quả học sinh đó làm
được để đánh giá.
6. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm,tình
cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại,chúng được động hình
hóa,tổng hợp hóa và khái quát hóa mà thành
Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được
tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản
xạ đã được hình thành từ trước
Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan
hệ chung nhất định.
Biểu hiện: Năng mưa thì giếng năng đầy.
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương .


Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
Mưa dầm thấm đất .
Đẹp trai không bằng chai mặt .
Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất
hiện do liên tục được bố mẹ yêu thương,thỏa mãn nhu cầu, dần dần được

tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành.
Ứng dụng: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng
loại.
Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,mái
nhà,làng xóm.
Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình
thành nên tình cảm hoặc gây ra hiện tượng đói tình cảm làm cho toàn bộ
hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường.
Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy
chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân.
Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi
người.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.
Câu 7: Nhân cách là gì? Phân tích các yếu tố cơ bản chi phối đến sự
hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn
1. Khái niệm nhân cách:
Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu
hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
2. Các yếu tố chỉ phối sự hình thành nhân cách
2.1 Yếu tố sinh thể
Yếu tố sinh thể bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu
sinh lý, đặc điểm cơ thể, đặc điểm của hệ thần kinh và các tư chất.


Xét về cơ chế hình thành, yếu tố sinh thể gồm:
+ Các yếu tố bẩm sinh: những thuộc tính sinh học ngay từ lúc đứa trẻ míi
sinh ra đó có.
+ Các yếu tố di truyền: những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi
lại trong hệ thống gen, truyền lại cho con cái.
Vai trò:

+ Không quy định chiều hưíng còng như giíi hạn phát triển của nhân cách
con người (dù những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng mạnh đến quá
trình hình thành tài năng, xúc cảm)
+ Chỉ đóng vai trò là tiền đề cho sự phát triển của nhân cách.
2.2. Yếu tố môi trường
Môi trường: là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự
nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho HĐ sống và phát triển của con
người.
Môi trường có thể chia thành 2 loại:
+ MT tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên phục vụ cho các HĐ sinh
sống của con người.
+ MT xã hội: bao gồm hệ thống quan hệ chính trị, xã hội lịch sử, văn
hoá giáo dục
- Vai trò:
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong
một môi trường nhất định.
+ Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều
kiện cho các nhân tiến hành các HĐ và giao lưu, qua đó, cá nhân chiếm
lĩnh được các kinh nghiệm xã hội của loài người, làm phát triển tâm lý,
nhân cách của mình.


+ Tuy nhiên, con người không thụ động trước tác động của môi trường
mà còn tác động trở lại môi trường để cải tạo môi trường. Môi trường
được xem là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển
nhân cách.
2.3. Giáo dục và tự giáo dục
Giáo dục được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Nghĩa rộng: là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao
gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người).

+ Nghĩa hẹp: Là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo
đức, hành vi nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn
trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Vai trò: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển
nhân cách. Thể hiện:
+ GD vạch phương hưíng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.Qua
GD, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội
lịch sử đó được kết tinh trong các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần
của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng
thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên nhân cách của mình.
+ GD có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh di
truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.
+ GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối
sự hình thành nhân cách (yếu tố sinh thể, hoàn cảnh sống).
+ GD có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh di
truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên.
+ GD có thể đón trước sự phát triển, hoạch định nhân cách tương lai để
tác động hình thành và phát triển phự hợp với sự phát triển của xã hội.
* Lưu ý:


+ Không tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục (vì giáo dục chỉ vạch ra
phương hướng và thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách đi theo
hướng đó).
+ Cần tiến hành GD trong MQH hữu cơ với việc tổ chức HĐ, tổ chức
quan hệ GT, HĐ cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, nhóm và tập
thể.
+ Biến quá trình GD thành quá trình tự GD
Giữ vai trò quyết định trực tiếp đối víi sự hình thành và phát triển nhân
cách.

2.4. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân
Mỗi loại HĐ có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những
phẩm chất TL nhất định. Quá trình tham gia HĐ làm con người hình
thành những phẩm chất đó, vì thế, nhân cách của họ được hình thành và
phát triển.
Thông qua hai quá trình đối tượng hoá và chủ thể hóa mà nhân cách được
bộc lộ và phát triển.
HĐ chủ đạo đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành và phát triển nhân
cách so với các loại HĐ khác của cá nhân.
* Lưu ý:
+ Tổ chức và hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân tham gia vào các
dạng HĐ khác nhau. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt HĐ chủ đạo ở mỗi
lứa tuổi.
+ Cần tổ chức phong phú, đa dạng các HĐ, hình thức, cách thức tổ chức
HĐ để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác vào các HĐ đó.
b. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển nhân cách.
Vai trò:
+ GT là điều kiện tồn tại của xã hội loài người còng như của mỗi cá nhân.


+ Qua GT, con người gia nhập vào các mối QHXH, lĩnh hội nền văn hoá
xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và tổng hoà các QHXH thành
bản chất con người.
+ Qua GT, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của
nhân loại, của xã hội.
+ Qua GT, con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận
thức được chính mình (hình thành khả năng tự ý thức một thành phần
quan trọng trong nhân cách).
* Vai trò của GT, HĐ trong nhóm và tập thể:
Nhóm: là một tập hợp người được thống nhất lại theo những mục đích

chung.
- Tập thể: là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất
theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.
Vì vậy, vận dụng nguyờn tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể có
ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Tóm lại, 4 yếu tố: sinh thể, môi trường xã hội, giáo dục, HĐ và GT đều
tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng có vai trò
khụng giống nhau.
Trong đó:
+ Yếu tố sinh thể: tiền đề
+ Môi trường xã hội: quyết định
+ Giáo dục và tự giáo dục: chủ đạo
+ HĐ và GT: quyết định trực tiếp
3. Liên hệ thực tiễn
Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của
riêng mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hìnht hành và phát
triển của nhân cách cũng không giống nhau nhưng thời đại nào, đất nước


nào cũng có những vĩ nhân, những nhân cách lớn. Nhân loại xưa tự hào vì có
nhà bác học Đácuyn với câu nói nổi tiếng: Bác học không có nghĩa là
ngừng học. Nhân dân Việt Nam tự hào vì có lãnh tụ Hồ Chí Minh - một
nhân cách lớn. Thế hệ trẻ nước ta hôm nay ngưỡng mộ Trương Đình Tuyển một con người một vóc dáng nhưng lại có công vô cùng lớn trong việc đưa
đất nước chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO...
Những con người ấy là những nhân cách điển hình, được mọi người biết
đến. Cuộc sống đời thường còn biết bao nhân cách tốt đẹp đang ẩn dấu mà
chúng ta chưa biết đến. Việc nhận thức được vai trò của các yếu tố đối với
sự hinh thành và phát triển nhân cách là vô cùng cần thiết đặc biệt là thế hệ
trẻ, những con người mong muốn vươn tới sự hoàn thiện của nhân cách.
Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự

hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế
đời sống, xã hội, ta có thể liên hệ với bản thân và xác định phương hướng
phát triển cho phù hợp.
Chúng ta hôm nay phải sống trong một môi trường xã hội vô cùng
năng động, trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Hoàn cảnh xã hội hiện nay rất cần những nhân cách có đủ đức và tài để đạt
được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bác Hồ cũng đã từng dạy: Có tài mà không có đức là đồ vô dụng. Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Vì thế một nhân cách hoàn thiện
phải có đủ tài và đức. Để đạt được điều ấy cần có sự tác động vào các
yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.
Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố sinh thể với nhân cách,
ta có thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những
yếu tố không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể.


Đồng thời ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm
hiểu các kiến thức về xã hội để xác định được những yêu cầu chuẩn mực của
thời đại mới, từ đó có sự rèn luyện bản thân theo hướng đáp ứng một cách
tốt nhất những yêu cầu đó.
Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ
rộng lớn, thu thập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát
triển toàn diện.
Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Làm một sinh
viên, kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức, kinh nghiệm đời
sống cũng quan trọng không kém. Vì thế để có được nhiều kinh nghiệm
sống, bạn cần hoạt động nhiều hơn.
Tạo môi trường hoạt động tốt với những phương pháp học sáng tạo
cũng là một giải pháp tốt thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân

cách.
Cuối cùng phải luôn luôn tự nhìn nhận lại bản thân đánh giá đúng sai
những việc đã làm, vạch ra mục đích cần vươn tới, luôn luôn phải nghiêm
khắc với chính mình, nhìn nhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt những
hành vi sai lệch. Quá trình tự giáo dục phải được xác định là thường xuyên
liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.


Câu 8: Phân tích vai trò của môi trường đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. Rút ra kết luận sư phạm
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự
nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của
con người. Có thể phân thành 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội.
Môi trường: là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên
và xã hội xung quanh cần thiết cho HĐ sống và phát triển của con người.
Môi trường có thể chia thành 2 loại:
+ MT tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên phục vụ cho các HĐ sinh
sống của con người.
+ MT xã hội: bao gồm hệ thống quan hệ chính trị, xã hội lịch sử, văn
hoá giáo dục
- Vai trò:
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong
một môi trường nhất định.
+ Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều
kiện cho các nhân tiến hành các HĐ và giao lưu, qua đó, cá nhân chiếm
lĩnh được các kinh nghiệm xã hội của loài người, làm phát triển tâm lý,
nhân cách của mình.
+ Tuy nhiên, con người không thụ động trước tác động của môi trường
mà còn tác động trở lại môi trường để cải tạo môi trường. Môi trường

được xem là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Kết luận sư phạm
Trong quá trình giáo dục con người, cần gắn chặt từng bước việc học
tập và GD với thực tiễn cải tạo và xây dựng XH và đấu tranh CM.


Trong quá trình GD học sinh cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Từng bước gắn việc GD và học tập của HS với việc cải tạo và xây dựng
XH
- Xây dựng cho HS có các giá trị đúng đắn
- Giúp HS chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của MT sống, phê phán
những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến HS.
- Tổ chức cho HS tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường
có tác dụng GD.
- XH kết hợp với nhà trường có kế hoạch sư phạm hóa từng bước MT,
quan tâm đến việc bảo vệ HS trước ảnh hưởng xấu
- Cần đánh giá đúng đắn vai trò của MT sống trong sự phát triển nhân cách.
Tuyệt đối hóa vai trò của MT trong sự phát triển nhân cách là sai lầm về mặt
nhận thức, cho rằng mọi cái đều do hoàn cảnh, rơi vào thuyết Định mệnh
do hoàn cảnh. Thuyết này hạ thấp, thủ tiêu GD.
- Hạ thấp, phủ nhận vai trò của MT trong sự phát triển nhân cách dẫn đến
thuyết GD là vạn năng, GD con người theo xu hướng cải lương.
Câu 9: Phân tích vai trò của Bẩm sinh Di truyền đến sự hình thành và
phát triển nhân cách. Rút ra kết luận cần thiết.
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng
xương thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội
cụ thể.Ngay từ lúc đứa trẻ sinh ra là có những đặc điểm hình thái sinh lý của
con người bao gồm đặc điểm bẩm sinh và di truyền.
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ

thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh
vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của
hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn. Trong khi đó, những đặc điểm giải
phẫu ấy của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên còn có những


yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố
như thế đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của mẹ.
Chính vì vậy, một cá thể vừa mang một số đặc điểm giải phẫu sinh lí của cha
mẹ vừa có những cái gì đó của riêng nó.
Bẩm sinh - di ruyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần
kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã
nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ
trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và
các chức năng của các giác quan và não. Tuy nhiên, không thể kết luận về
vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân
cách.
Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của
nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân
đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Để nhận thức đúng vai trò của
bẩm sinh- di truyền trong sự phát trỉên tâm lý nhân cách ta cần phải thừa
nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời
sống tinh thần của mình.
Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn
phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Chẳng hạn,
khả năng tiềm tang của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được phát triển
và bồi dưỡng từ tuổi thơ ấu. Nó là đặc điểm di truyền, khác với những đặc
điểm phát triển khác của cơ thể. Bên cạnh đó,sự phát triển không bình
thường của cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân
cách. Ví dụ : người có dị tật hay người thấ bé thường náy sinh tâm lý tự

ti,khoomg thích thể hiện mình trước đám đông. Hoặc người điếc bao giờ
cũng nói to vì họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ.