Cách xử lý thân cây bị mục

Có nhiều bạn chia sẽ trong chuyên mục hỏi đáp Hoa mai Bình Định (hoamaixunau) rằng cây mai bị nứt thân, nứt vỏ trong quá trình chăm sóc mà không biết nguyên nhân tại sao. Trong bài viết hôm này, Hoa Mai Bình Định sẽ cùng chia sẽ đến các bạn chủ đề về cây mai Bị nứt thân, nứt vỏ và cách xử lý cây mai bị nứt thân, mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Có 2 nguyên nhân bị nứt thân của cây mai:

Thứ nhất: Do thời tiết nắng nóng, vỏ cây đã già, nguyên nhân này không làm ảnh hưởng đên sức sống của cây.

Thứ hai: do nấm bệnh gây ra, nguyên nhân này rất nguy hiểm cho cây mai, nếu các bạn không có các phản ứng kịp thời để điều trị cho cây, cây mai sẽ có nguy suy kiệt và dẫn đến chết cây mai.

Cách xử lý thân cây bị mục
Cây mai vàng bị nứt thân, nứt vỏ

Nguyên nhân do nấm:

Triệu chứng cây mai bị nứt thân, nứt vỏ:

Ban đầu vỏ cây mai bị nứt theo chiều dọc thân, sau từ kẽ nứt có nhựa đọng lại , màu nâu. Vết nứt của vỏ càng ngày càng to và lớp vỏ bị cong và chết khô. Vết bệnh có thể lan rộng tới 15-20cm.

Nhiều trường hợp vết bệnh phát triển bao quanh chu vi thân, cành lớn và gây chết cây hoặc cành, bới sâu xuống dưới đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Ở các cành nhỏ 1-2 tuổi thì vết bệnh ban đầu là đốm nâu vỏ, có nhựa đặc chảy ra và đọng lại. Bệnh làm khô cành héo lá mai.

Triệu chứng ở bộ phận dưới mặt đất: hệ thống rễ phát triển chậm, nếu đất bị ngập úng hoặc tiêu thoát kém, rễ bị thối, nguồn bệnh có sẵn trong đất và dễ dàng xâm nhập vào cây phát triển nhanh gây thối toàn bộ rễ, vỏ rễ bị thối mủn ra hoặc tuột ra khỏi rễ. Bộ rễ hư hại dẫn đến cây còi cọc, cành non bị chết, lá chuyển vàng, cây có thể chết.

Cách xử lý thân cây bị mục
Cây mai vàng bị nứt thân, nứt vỏ

Nguyên nhân gây bệnh nứt thân trên cây mai:

Nấm Phytophthora sp. là nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân trên cây mai. Nấm có sợi và bọc các bào tử với kích cỡ rất nhỏ, bằng mắt thường rất không thể phát hiện. Cây bị nhiễm bệnh khi bào tử nấm trên mặt đất văng lên thân cây. Nếu thân cây bị ẩm ướt trong nhiều giờ, do từ những giọt mưa hoặc tưới, nhiễm trùng sẽ diễn ra. Nấm tấn công và giết chết vỏ cây nhưng sẽ không xâm nhập vào gỗ.

Nếu những tổn thương này được phát hiện sớm, nấm có thể dừng lại và cây mai được cứu. Nhưng một khi nhiễm trùng lây lan và giết chết hơn một phần ba mô vỏ quanh thân cây, cây sẽ chết hoặc phát triển rất kém.

Cây mai sẽ tạo ra một loại nhựa đặc màu hổ phách để bảo vệ chống lại cuộc xâm lược. Nhựa chảy ra khỏi điểm nhiễm trùng, cố gắng loại bỏ nấm. Do nhiệt độ dao động, nấm có thể tự chết. Khi điều này xảy ra, vỏ cây bị nhiễm bệnh sẽ khô và nứt. Vỏ cây mới cuối cùng sẽ bắt đầu mọc xung quanh vết thương.

Cách xử lý thân cây bị mục
Thân cây mai bị nứt vỏ

Phát sinh, phát triển của bệnh nứt thân trên cây mai:

Bệnh lây lan bằng bảo tử nhờ gió mưa, côn trùng và cả dụng cụ sản suất của người làm vườn. Loài nấm này có nguồn gốc thủy sinh cho nên để bảo tử có thể nảy mầm xâm nhiễm và sau đó nấm sinh trưởng phát triển, rất cần độ ẩm cao, độ ẩm ướt trong vườn cây.

Bệnh thường bệnh phát sinh từ mùa hè và phát triển kéo dài tới cuối năm; trong vụ đông xuân do khô lạnh nên bệnh ngừng lại, tuy nhiên nấm vẫn tồn lưu trong vết bệnh trên cây và chính đó là nguồn bệnh để từ đó khi có điều kiện thuận lợi về ôn ẩm thì nấm phát tán lây lan.

Cách phòng bệnh nứt thân trên cây mai vàng.

Các biện pháp phòng bệnh bệnh nứt thân trên cây mai

Do nấm phát sinh bằng động bào tử, bào tử của nấm bệnh có roi bơi, nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nhiệt độ nấm có thể phát triển từ 10-35oC, pH từ 4-7.

Vì vậy rất khó trừ, mà chủ yếu nên áp dụng biện pháp phòng. Có thể áp dụng biện pháp phòng trừ sau:

Cẩn thận không làm thân cây bị thương tích.

Khi sử dụng máy cắt cỏ hoặc các thiết bị làm vườn khác cần tránh gây thương tích cho cây. Các bào tử nấm có thể xâm nhập vào cây thông qua mô bị thương, Đây là cách thức chủ yếu của nhiễm trùng.

Rửa dao, kéo cắt tỉa và các dụng cụ khác và nhúng nó bằng bông ngâm trong cồn 70% hoặc 0,5% Clorox trước và sau khi sử dụng.

Thực hiện các bước sau để ngăn ngừa bệnh.

Giữ cho thân cây khô là điều cần thiết cho sức khỏe của cây vì Phytophthora có thể được di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong dòng chảy trong đất.

Vào đầu mùa mưa, dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây để phòng ngừa bệnh tấn công ở phần gốc thân cây.

Chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách.

Ngăn chặn côn trùng gây hại bằng cách duy trì sức khỏe của cây. Vệ sinh vườn cây.

Sử dụng vi sinh hoặc nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.

Cách trị bệnh nứt thân trên cây mai vàng.

Phải thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời:

+ Trong trường hợp bệnh nhẹ.

Cây còn sức sinh trưởng nên chọn các loại phân hữu cơ sinh học, bón lượng ít, chia theo từng giai đoạn để bón.

* Có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora sp là nấm Trichoderma hazianum để phòng trị bằng cách.

* Dùng chế phẩm vi sinh chuyên dùng có các chủng như Pseudomonas luteola; Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus .để diệt nấm Phytophthora sp. Cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường thì dùng chế phẩm vi sinh pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 20 tưới gốc và phun lên toàn bộ cây hai lần/ tuần. Nên thực hiện vào lúc chiều tối, tưới xong nên giữ ẩm gốc vì vi sinh gặp ánh nắng mạnh sẽ chết -> mất tác dụng.

+ Đối với những cây mai bị bệnh nứt thân nặng:

Khi thấy triệu chứng bệnh ở gốc (chảy nhựa) tức là bệnh đã phát triển tương đối mạnh, lúc này phần vỏ cây và gỗ phía trong đã bị gây hại. Do đó cần tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc riêng cho những cây bị bệnh.

Tại những phần vỏ cây bị bệnh cần tiến hành các bước xử lý sau đây:

Bước 1:

Dùng dụng cụ chuyên dụng chà xát, cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh (làm sạch bề mặt vỏ cây).

Bước 2:

Dùng các chế phẩm diệt trừ nấm khuẩn như Mataxyl 500WP pha đậm đặc với nước để quét vào phần vừa cạo 1 ngày 1 lần.

Sau khi quét thuốc vào vết vừa cạo, các bạn pha loãng thuốc theo chỉ dẫn rồi phun lên cây. Vì thuốc này có tác dụng lưu dẫn 2 chiều sẽ được lá hấp thụ vào cây để tiêu diệt nấm.

Song song với đó ta dùng chế phẩm vi sinh chuyên dùng có các chủng như Pseudomonas luteola; Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus .pha loãng tưới gốc để tiêu diệt vi nấm trong đất và tăng cường vi sinh trong đất để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tại sao lại phải kết hợp giữa hóa học và sinh học để trị bệnh nứt thân, nứt vỏ trên cây mai vàng?

Việc kết hợp giữa thuốc hóa học và sinh học là cần thiết đối với những cây mai bị bệnh nặng vì lúc này nấm bệnh đã xâm nhập vào mạch dẫn của cây, nếu chỉ sử dụng thuốc sinh học ngay thì sẽ lâu khỏi, kết hợp bằng cách dùng thuốc hóa học quét vào vết xì mủ và phun lên lá, tính chất lưu dẫn của thuốc hóa học sẽ thâm nhập và tiêu diệt nấm bệnh trong cây.

Còn nếu chỉ dùng thuốc hóa học tưới gốc thì các hoạt chất hóa học sẽ gây độc cho cả nấm có hại, nấm có lợi và tất cả các loài sinh vật sống trong đất, vì vậy nếu cây mới chớm bị và còn nhẹ thì không nên dùng thuốc hóa học để diệt trừ nấm bệnh. Sử dụng thuốc sinh học sẽ tưới gốc để diệt nấm có hại trong đất và rễ, nhưng không gây hại cho nấm có lợi sống trong đất.

Hy vọng với nhưng chia sẽ trên các bạn sẽ biết được vì sao cây mai bị nứt thân và có cách để điệu trị hiệu quả.

Tags:cây mai bị nứt,cây mai bị nứt vỏ,cây mai vàng bị nứt thân,cách xử lý cây mai bị nứt thân,cây mai bị nứt thân,cây mai vàng bị nứt vỏ,thân cây mai bị nứt vỏ,cây mai bị khô lá,cây mai bị cuốn lá,cây mai bị tróc vỏ,mai bị nứt vỏ